Chủ nhân giải Nobel Vật lý: Tôi không hối tiếc bất cứ điều gì

Theo dõi VGT trên

Giáo sư người Mỹ nhận giải Nobel Vật lý danh giá năm 1996 Douglas D. Osheroff cho biết điều lớn nhất giải Nobel mang lại cho ông là cơ hội được đi nhiều nơi và gặp gỡ mọi người ở những nền văn hóa khác nhau.

Lần đầu tiên đến Việt Nam nhân tham gia chuỗi sự kiện trong “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hoá hoà bình” cuối tuần qua, giáo sư người Mỹ từng nhận giải Nobel Vật lý danh giá năm 1996 Douglas D. Osheroff đã chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị, điều lớn nhất giải Nobel mang lại cho ông là cơ hội được đi nhiều nơi và gặp gỡ mọi người ở những nền văn hoá khác nhau.

Thưa ông, chủ đề ông nói chuyện tại Việt Nam lần này là “Khoa học thay đổi cuộc sống chúng ta”, vậy khoa học đã thay đổi cuộc đời ông thế nào?

Rõ ràng là khoa học đã thay đổi cuộc đời tôi, tôi làm rất nhiều nghiên cứu về khoa học và luôn luôn hứng thú với chúng. Mặc dù việc phát hiện ra heli 3 không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của tôi, nhưng khi tôi biết mình được giải thưởng Nobel thì thật là, tôi đã đi lại suốt trong phòng và nói liên hồi. Và sau đó, tôi bay đến 150.000 dặm mỗi năm và có 1,9 triệu chuyến bay đến thời điểm này. Tôi có thể làm những việc này (thuyết giảng, giao lưu) ở Mỹ, nhưng tôi thích được gặp gỡ nhiều người ở các nền văn hoá khác nhau và biết cách họ suy nghĩ thế nào về mọi điều. Rất nhiều niềm vui và nhiều việc để làm.

Chủ nhân giải Nobel Vật lý: Tôi không hối tiếc bất cứ điều gì - Hình 1

Giáo sư Douglas D. Osheroff.

Vậy ông mong chờ gì trong chuyến thăm Việt Nam lần này?

Tôi chưa biết, tôi rất mong chờ những câu hỏi từ phía các bạn.

Ông có cho rằng, sự nghiệp của mình có “bắt rễ” từ khi ông còn nhỏ?

Chắc chắn là như vậy. Cha tôi là người cố gắng khiến cho tôi hứng thú với khoa học. Tôi là một trong hai người con trai (trong số năm anh chị em trong gia đình) được cha khuyến khích nhiều về khoa học. Có lần tôi đã gặp phải một tai nạn khi dòng điện 600V chạy qua người, cơ thể co giật đến năm lần, nhưng khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm ở phía kia trong phòng mà không sao.

Tôi còn nghe nhiều tai nạn khác nữa, ông thật là may mắn.

Đúng là tôi rất may!

Video đang HOT

Ông có bao giờ thấy mệt mỏi hay bị nhụt chí?

Ôi, mọi người đôi lúc đều cảm thấy nản lòng, nhưng nếu không thế thì bạn không phải người bình thường.

Và ông đã vượt qua thế nào?

Trong khoa học mà có cái gì đó sai thì thực sự là thách thức và tôi luôn nghĩ, mình sẽ vượt qua nó. Cũng giống như trong cuộc sống, luôn có nhiều thách thức. Và càng có nhiều thì chúng ta càng phải chinh phục.

Ông có thể chia sẻ về gia đình mình?

Vợ tôi là người Đài Loan. Trước đây, vì quá say mê khoa học trong nhiều năm, nên chúng tôi không nghĩ đến con cái, và sau đó thì quen dần với việc không có con. Khi là giáo sư ở trường đại học, thì bạn có thể cảm thấy không cần có con vì bạn có ảnh hưởng đến rất nhiều bạn trẻ. Nhưng khi về già, thì bạn cũng hơi lo lắng “ai sẽ chăm sóc mình những ngày xế chiều?”, đôi khi cũng hơi lo sợ. Nhưng tôi không hối tiếc bất cứ điều gì đã làm trong cuộc đời mình. Tôi cũng nói với các bạn sinh viên trẻ là tôi sẽ tác động đến các bạn, giúp mọi người có niềm đam mê khoa học. Lần này đến Việt Nam, tôi cũng muốn khuyến khích các em sinh viên có thêm tình yêu với khoa học.

Theo ông, cách tốt nhất để Việt Nam phát triển khoa học là đưa sinh viên đến các nước tiên tiến khác học. Nhưng nếu họ không quay về khi có điều kiện tốt hơn, thì phải làm sao?

Đó là một việc cần phải có sự khôn khéo. Nhưng điều đầu tiên bạn cần nhận ra là, nếu các sinh viên Việt Nam tới Đại học Stanford (Mỹ) để làm các thí nghiệm, thì sau đó, họ sẽ tự hỏi: tôi có thể trở thành một nhà khoa học hữu ích khi trở về không? Nếu câu trả lời là “không” thì họ sẽ phải bắt tay vào tìm kiếm công việc ở Mỹ. Đó là bản năng của con người. Vì thế, tôi nghĩ nếu Việt Nam muốn gửi một số sinh viên đi, thì nên có một số chương trình cụ thể cho phép họ tiếp tục các nghiên cứu của mình khi trở về.

Ý ông là Việt Nam cần có các thiết bị hiện đại?

Đó là một vấn đề rất phức tạp, bạn cần phải nhìn lại xem cái gì bạn có và cái gì thích hợp. Tôi đã chứng kiến đại học ở Brazil gần đây đã nhập thiết bị về mà không phải mua. Tại đại học Stanford có một số nhà nghiên cứu có thiết bị mà không cần nữa, các thiết bị đó có thể được tặng cho các trường đại học ở các nước đang phát triển.

Nói chung, ông sẽ nói gì về tình trạng chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển như Việt Nam?

Bạn có thể đào tạo nên những nhà khoa học sáng giá, nhưng nếu không có các cơ hội cho mình, thì tại sao họ ở lại Việt Nam?

Theo Việt Anh

SGTT

Chủ nhân giải Nobel Vật lý giao lưu với sinh viên Hà Nội

Đang có chuyến thăm và làm việc tại VN theo chương trình của Quỹ Hòa Bình Quốc tế, GS Douglas D.Osheroff, người từng đoạt giải Nobel vật lý có buổi giao lưu cùng hàng trăm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội vào chiều 14/12.

Tại buổi giao lưu, ông chia sẻ những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học với các bạn trẻ.

Chủ nhân giải Nobel Vật lý giao lưu với sinh viên Hà Nội - Hình 1

GS Douglas D.Osheroff.

Sau bài diễn thuyết của GS Douglas "Khoa học làm thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào", một sinh viên đặt câu hỏi: ông có lời khuyên gì cho các nhà nghiên cứu khoa học trẻ ở VN? Vị GS cho hay quan trọng nhất là bạn phải có niềm đam mê và hãy đi theo niềm đam mê của mình. Ông kể, dù bản thân là một nhà khoa học từng đạt giải Nobel nhưng ở Mỹ, các công trình nghiên cứu của ông không nhận được nhiều quỹ hỗ trợ bởi đó là các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản. Tuy vậy, ông vẫn đi theo con đường mà mình đã chọn bởi như thế, ông thấy vui và làm việc hiệu quả.

"Các bạn cũng vậy, nếu bạn yêu thích cái gì thì hãy cứ theo nó, các bạn sẽ nhận được rất nhiều niềm vui từ nó".

Cũng cần cả tính cam kết nữa, GS Douglas nói thêm, khi các bạn thực hiện một công trình khoa học thì các bạn phải đảm bảo cam kết với nhau sẽ quyết tâm đi đến cùng.

Đối với học sinh, sinh viên, theo GS Douglas, nên thành lập các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học ở các trường học. Sau đó mời các nhà khoa học, các giảng viên đại học đến nói chuyện.

Như thế sẽ khơi dậy sự tò mò, sự quan tâm của các bạn đối với khoa học. Ở Mỹ, học sinh, sinh viên cũng làm tương tự. "Cần khuyến khích các em sinh viên lấy nghiên cứu khoa học là đích đến, niềm đam mê của mình chứ không chỉ là công cụ để kiếm tiền sau khi ra trường", GS Douglas nhấn mạnh.

"Làm thế nào để khuyến khích học sinh, sinh viên đi theo con đường nghiên cứu khoa học? một sinh viên khác đặt câu hỏi. GS Douglas kể câu chuyện của chính mình: Khi tôi sáu tuổi, bố tôi, một bác sỹ rất khuyến khích tôi làm các thí nghiệm. Giờ nghĩ lại mới thấy đó là những thí nghiệm khá nguy hiểm nhưng lại giúp tôi có niềm đam mê.

Các bậc cha mẹ nên đóng vai trò khuyến khích con cái của họ tạo dựng niềm đam mê và theo đuổi đam mê ấy. Ông cũng chia sẻ thêm, đôi khi những phát minh được tạo ra từ chính những công cụ do chính mình sáng chế chứ không phải từ những phòng thí nghiệm hiện đại.

Bản thân công trình đạt giải Nobel vật lý của ông được thực hiện bằng chính những công cụ do ông sáng chế ra khi ông còn rất trẻ và đang học thạc sỹ. Quan trọng vẫn là niềm đam mê, vị GS cho hay.

Chủ nhân giải Nobel Vật lý giao lưu với sinh viên Hà Nội - Hình 2

Hàng trăm sinh viên đã đến dự buổi giao lưu với chủ nhân giải Nobel Vật lý 1996. (Ảnh: VTC News)

Mời các bạn đến phòng thí nghiệm của tôi

Nhà khoa học từng đạt giải Nobel vật lý nhiều lần ngỏ ý mời các bạn học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trẻ ở VN sang thăm và thậm chí thực hành ở phòng thí nghiệm của ông.

"Tôi có một phòng thí nghiệm trị giá nửa triệu USD với khá nhiều thiết bị hiện đại".

Theo GS, việc đưa các nhà nghiên cứu khoa học trẻ ở VN đến học tập và nghiên cứu ở các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển sẽ là cách nhanh nhất để VN xây dựng nền khoa học tiên tiến.

"Gửi sinh viên ra nước ngoài học tập tại các phòng thí nghiệm là một ý tưởng hay, các trường đại học ở Việt Nam cần có chương trình liên kết với các trường phương tây để sinh viên liên tục được sử dụng những phòng thí nghiệm ở nước phát triển".

Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ băn khoăn: "Có một nguy cơ mà VN phải đối mặt là các sinh viên này có thể sẽ không quay trở về nước làm việc. Để tránh việc này, Chính phủ Việt Nam cần có những sự phối hợp với các nước nhưng đảm bảo lợi ích hai bên", GS. Douglas nhấn mạnh.

Ông cũng cho rằng, VN nên thúc đẩy các cuộc đối thoại giữa các giáo sư, nhà khoa học ở VN với các chuyên gia nước ngoài nhiều hơn nữa.

Theo Nguyễn Hòa

Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phan Như Thảo lên tiếng về tình trạng hôn nhân với chồng đại gia hơn 26 tuổi giữa nghi vấn trục trặcPhan Như Thảo lên tiếng về tình trạng hôn nhân với chồng đại gia hơn 26 tuổi giữa nghi vấn trục trặc
21:25:36 09/01/2025
Bật dậy lúc 12h đêm trong bệnh viện, cảnh tượng người nhà gây ra khiến bệnh nhân ngượng chín mặtBật dậy lúc 12h đêm trong bệnh viện, cảnh tượng người nhà gây ra khiến bệnh nhân ngượng chín mặt
18:09:34 09/01/2025
Thiên tài máy tính mắc bệnh ung thư, trước khi qua đời để lại 6 chữ cho con, ai hiểu được sẽ có ngay "kho báu"!Thiên tài máy tính mắc bệnh ung thư, trước khi qua đời để lại 6 chữ cho con, ai hiểu được sẽ có ngay "kho báu"!
18:31:47 09/01/2025
Đang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đấtĐang ngồi cáp treo với mẹ, bé gái bất ngờ rơi xuống đất
18:57:00 09/01/2025
Tóm Lưu Diệc Phi "hẹn hò" đến rạng sáng với nam thần thác loạn khét tiếng CbizTóm Lưu Diệc Phi "hẹn hò" đến rạng sáng với nam thần thác loạn khét tiếng Cbiz
21:22:23 09/01/2025
Cậu bé Bình Phước có nửa khuôn mặt bị khối u che kín 19 năm trước: Được bố mẹ Mỹ nhận nuôi, dạy dỗ cực khéoCậu bé Bình Phước có nửa khuôn mặt bị khối u che kín 19 năm trước: Được bố mẹ Mỹ nhận nuôi, dạy dỗ cực khéo
17:40:59 09/01/2025
Hoa hậu Vbiz cùng chồng kém tuổi về Việt Nam sau thời gian định cư ở MỹHoa hậu Vbiz cùng chồng kém tuổi về Việt Nam sau thời gian định cư ở Mỹ
19:52:26 09/01/2025
Ái nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịchÁi nữ duy nhất nhà tỷ phú Madam Pang: Sở hữu 2 bằng cử nhân, 24 tuổi đã giữ chức Phó chủ tịch
18:48:52 09/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhật Kim Anh bức xúc vì vướng tin đồn thất thiệt: Bớt câu view dơ bẩn

Nhật Kim Anh bức xúc vì vướng tin đồn thất thiệt: Bớt câu view dơ bẩn

Sao việt

22:56:26 09/01/2025
Thông qua trang cá nhân, Nhật Kim Anh lên tiếng đính chính tin đồn thất thiệt, đồng thời bày tỏ thái độ bức xúc trước một số kênh đăng tin giả câu view.
Cảnh nóng táo bạo trong phim cổ trang 19+ vướng tranh cãi

Cảnh nóng táo bạo trong phim cổ trang 19+ vướng tranh cãi

Phim châu á

22:54:20 09/01/2025
Vừa lên sóng, phim cổ trang Hàn Quốc The queen who crowns đã vấp phải tranh cãi vì cảnh nóng táo bạo của cặp diễn viên Cha Joo Young - Lee Hyun Wook.
Hồng Vân thẳng thắn với người đàn ông nổi cơn ghen đánh vợ vô cớ

Hồng Vân thẳng thắn với người đàn ông nổi cơn ghen đánh vợ vô cớ

Tv show

22:52:00 09/01/2025
Trước câu chuyện chồng vì tin người ngoài mà nổi cơn ghen đánh vợ vô cớ, NSND Hồng Vân thẳng thắn đưa ra lời khuyên.
Cuộc hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck tưởng 'cổ tích' hóa ra 'ác mộng'

Cuộc hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck tưởng 'cổ tích' hóa ra 'ác mộng'

Sao âu mỹ

22:27:27 09/01/2025
Sau khi Jennifer Lopez đệ đơn ly hôn vào tháng 8.2024, một nguồn tin nói với Page Six rằng nữ ca sĩ 56 tuổi tin mình cuối cùng cũng có được cơ hội trong câu chuyện cổ tích .
Nguyễn Xuân Son được tặng hẳn ô tô nhờ chiến tích tại AFF Cup 2024

Nguyễn Xuân Son được tặng hẳn ô tô nhờ chiến tích tại AFF Cup 2024

Sao thể thao

22:20:41 09/01/2025
Trước đó, mặc dù phải rời sân từ phút thứ 31 trong trận chung kết lượt về và tiến hành phẫu thuật ngay sau đó, Xuân Son vẫn ghi dấu ấn không thể phai mờ trong lòng người hâm mộ.
Song Hye Kyo: "Tôi có rất nhiều kẻ thù"

Song Hye Kyo: "Tôi có rất nhiều kẻ thù"

Sao châu á

21:32:28 09/01/2025
Những kẻ thù ghét này luôn tìm cách tạo ra những tin đồn, bình luận ác ý, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của Song Hye Kyo.
Bình đẳng và đồng sáng tạo

Bình đẳng và đồng sáng tạo

Thế giới

21:18:21 09/01/2025
Theo kế hoạch, trong chặng dừng chân đầu tiên, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẽ hội đàm với Thủ tướng Anwar Ibrahim của Malaysia, quốc gia đã chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/01: Bạch Dương khó khăn, Bọ Cạp chậm trễ

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/01: Bạch Dương khó khăn, Bọ Cạp chậm trễ

Trắc nghiệm

21:06:17 09/01/2025
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 10/01 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Bạch Dương hãy tiếp tục nỗ lực, Bọ Cạp cần nghiêm túc hơn.
Vpop 2024 bùng nổ với những màn trình diễn ấn tượng từ loạt gameshow, Anh Trai - Anh Tài đua nhau chiếm top trending

Vpop 2024 bùng nổ với những màn trình diễn ấn tượng từ loạt gameshow, Anh Trai - Anh Tài đua nhau chiếm top trending

Nhạc việt

21:01:57 09/01/2025
2024 chứng kiến sự chuyển mình đầy ấn tượng trong quy mô trình diễn sân khấu trong phạm vi Vpop, khi làn sóng gameshow và mô hình thần tượng đã và đang phủ sóng toàn thị trường âm nhạc nước nhà.
Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Căn hộ chỉ 6 m2, giường ngủ ngay sát nhà vệ sinh ở Nhật Bản

Sáng tạo

19:37:52 09/01/2025
Với diện tích 6 m2, căn hộ có bồn cầu vệ sinh ngay sát giường ngủ trong không gian chật chội ở Tokyo, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Định gây bất ngờ cho bà nội, chàng trai sốc ngược khi ngó mắt vào camera giám sát thấy 1 cảnh

Định gây bất ngờ cho bà nội, chàng trai sốc ngược khi ngó mắt vào camera giám sát thấy 1 cảnh

Netizen

18:39:48 09/01/2025
Đối với những con cháu chọn đi làm xa để mưu sinh, lúc nào cũng canh cánh trong lòng việc không biết ông bà ở quê sống thế nào, có ăn uống đúng bữa hay ngủ nghỉ đúng giờ hay không.