Chủ nhân điểm 10 môn Lịch sử chia sẻ bí quyết học giỏi Sử
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, em Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh -học sinh Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) là một trong hai thí sinh của tỉnh An Giang đạt điểm 10 môn Lịch sử. Quỳnh Anh cho biết em rất thích xem phim tài liệu để học tốt môn Sử.
Ngày PV Dân trí đến nhà tìm hiểu về bí quyết học môn Sử giỏi của Quỳnh Anh, đúng lúc em cùng với bố đến Công an huyện Chợ Mới lấy giấy báo dự thi vào Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trước câu hỏi “Em không sợ học ngành Công an vất vả?”, Quỳnh Anh cười tươi cho biết: “Ai cũng hay nghĩ con gái “chân yếu tay mềm”, học ngành Công an sẽ vất vả, không phù hợp. Tuy nhiên với em cảm thấy môi trường đó rất tốt. Được học tập trong môi trường đó, em sẽ trường thành rất nhiều và thỏa được điều em mong ước là trở thành một chiến sĩ công an của ngành điều tra trinh sát, góp phần gìn giữ trật tự xã hội cho địa phương.”
Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Quỳnh Anh được 30,5 điểm trong đó môn Lịch sử được 10 điểm. Quỳnh Anh cho biết, em học tốt môn Lịch sử nhờ những kiến thức thầy cô truyền đạt và xem phim tài liệu nhiều.
Quỳnh Anh cho biết em bắt đầu thích học môn Sử từ khi lên lớp 5 và từ đó em dành nhiều thời gian cho môn học này. Theo Quỳnh Anh, khi ở lớp em đặc biệt chú tâm lời thầy giảng, vì ngoài những kiến thức “lý thuyết” trong sách giáo khoa các thầy cô truyền đạt thì khi thầy cô giảng bài thường kể thêm những mẩu chuyện xung quanh sự kiện hay cuộc chiến đó… Chính những mẩu chuyện này giúp em nhớ bài rất lâu. Khi về nhà, Quỳnh Anh đọc thêm sách vở và đặc biệt là em không hề bỏ qua các chương trình chiếu phim tài liệu.
Quỳnh Anh chia sẻ: “Để thích và học môn Sử tốt, với em thì xem phim tài liệu là rất quan trọng, vì nếu chỉ cặm cụi học trong sách, vở toàn những kiến thức khô khan, còn khi xem phim là những hình ảnh trực quan, sinh động, do đó giúp mình nhớ lâu những sự kiện hơn. Ngoài việc xem phim tài liệu, em còn có thói quen vẽ sơ đồ theo giai đoạn lịch sử để xâu chuỗi các sự kiện lại một cách hệ thống, không bị nhầm lẫn về mốc thời gian giữa các sự kiện.”
Riêng về bí quyết nhớ các con số ngày tháng của các sự kiện, Quỳnh Anh cho biết, ngoài việc thể hiện các “cột mốc” đó vào sơ đồ thì em còn gắn những con số của các sự kiện với ngày tháng năm sinh của bạn bè, người thân hay cả số điện thoại… để ghi nhớ tốt hơn.
Quỳnh Anh cho biết tỷ lệ “chọi” vào ngành Trinh sát điều tra của Học viện Cảnh sát Nhân dân năm nay là 1/36 nên em dốc hết sức ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ tuyển sinh sắp tới.
Ông Nguyễn Ngọc Đảnh – cha em Quỳnh Anh chia sẻ: “Tôi làm nghề buôn bán, vợ là giáo viên dạy cấp 1, do vậy trong việc học hành của hai cháu hầu như vợ tôi đảm đương việc này. Nhưng rất may hai cháu nó đều có ý thức học tập và rất vâng lời cha mẹ. Với Quỳnh Anh và cũng như chị cháu khi còn ở nhà, ngoài giờ học thì hai cháu đều thay mẹ làm các việc cơm nước, giặt giũ, quét dọn nhà cửa…”.
Video đang HOT
Nhìn lại kết quả học tập của Quỳnh Anh, từ cấp 1 đến cấp 3, em luôn là học sinh khá, giỏi. Trong năm 12, Quỳnh Anh đạt học sinh giỏi với điểm trung bình cả năm đạt 8,0. Các môn sở trường của Quỳnh Anh như Văn, Sử, Địa thì điểm trung bình đều trên 8,5, riêng môn Sử đạt 9,7. Đặc biệt trong năm học rồi, Quỳnh Anh được nhà trường chọn thi học sinh giỏi cấp tỉnh và em đạt giải B.
Sau kỳ thi tốt nghiệp, Quỳnh Anh cùng các bạn tham gia ôn luyện tại trường. Cũng theo Quỳnh Anh cho biết, năm nay ngành điều tra trinh sát mà em chọn thi vào Học viện Cảnh Sát Nhân dân có tỷ lệ “chọi” rất cao (1/36), do vậy em đang dốc hết sức để tập trung ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học sắp tới.
Theo Dân Trí
Hành trình thực hiện lời hứa với mẹ của cô sinh viên mồ côi học giỏi
Sinh ra trong một gia đình nghèo, lại mồ côi cả cha lẫn mẹ thế nhưng Thảo luôn nỗ lực, vươn lên đạt nhiều thành tích cao trong học tập.
Nguyễn Thị Dạ Thảo, sinh năm 1994, tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam hiện đang là sinh viên năm 2 ngành Kinh tế xây dựng, trường Đại học Bách Khoa - ĐH Đà Nẵng. Bố bỏ đi khi em còn rất nhỏ, một mình mẹ tần tảo nuôi giấc mơ đại học cho các con. Thế nhưng, khi Dạ Thảo vừa bước chân vào giảng đường Đại học thì cũng chính là lúc căn bệnh hiểm nghèo đã cướp đi người mẹ thân yêu của em.
Chông chênh đường đến trường
Cô sinh viên mồ côi Nguyễn Thị Dạ Thảo
Chúng tôi đến thăm Thảo vào một buổi chiều tháng 2, lúc em đang tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần về quê lo hương khói cho mẹ và phụ giúp dì việc nhà. Tiếp chúng tôi là một cô bé xinh xắn với nước da ngăm đen và đôi mắt u buồn nhưng ẩn đằng sau đôi mắt ấy là cả một nghị lực vượt lên số phận thật phi thường.
Sinh ra trong một gia đình thuộc hộ nghèo "thâm niên" của xã, lại sớm trở thành đứa trẻ không cha, tuổi thơ của Thảo là cả một chuỗi ngày dài chìm trong nước mắt. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên mẹ em đành phải lặn lội vào tận Đắk Lắk làm thuê, chắc chiu từng đồng tiền cắc bạc để nuôi các con ăn học. Hiểu được sự cơ cực, vất vả của mẹ nên từ nhỏ Thảo đã có tính tự lập rất cao.
Dù sống trong cảnh khổ cực, thiếu thốn vật chất và cả tình thương của cha mẹ, Thảo vẫn vươn lên trong học tập và chăm sóc đứa em nhỏ cũng như quán xuyến mọi việc trong nhà. Suốt 12 năm học phổ thông Thảo luôn là học sinh giỏi toàn diện và còn nhiều lần đại diện cho trường đi thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Cô học trò nghèo này đã xuất sắc giành giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán-Tiếng Việt năm lớp 5, giải Nhì cấp huyện môn Toán năm lớp 9, huy chương bạc cờ vua trong Đại Hội Thể Dục Thể Thao học sinh sinh viên và nhiều giải thưởng khác...
Năm 2012, Thảo đậu vào trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng với số điểm khá cao. Và thật khó tin khi biết được cô sinh viên ấy đã lặn lội một mình ra thành phố đi thi với hành trang chỉ là một bộ đồng phục quần tây áo trắng cũ kỹ, một ít thức ăn mẹ chuẩn bị để mang theo và vỏn vẹn 200 nghìn đồng trong túi.
Ngày Thảo nhận giấy báo nhập học là ngày mẹ em hạnh phúc nhất trong đời. Sau bao nhiêu năm vất vả của 3 mẹ con cuối cùng cũng đã hé lên một tia sáng hi vọng. Thế nhưng số phận thật trớ trêu, khi Thảo bước vào giảng đường đại học cũng là lúc ông trời đã nhẫn tâm cướp đi mạng sống người mẹ thân yêu của em.
Quyết tâm thực hiện lời hứa với mẹ
Thảo và em trai cùng người dì bên cạnh ban thờ mẹ
Nỗi đau chồng chất nỗi đau cứ ngỡ sẽ nhấn chìm tất cả niềm tin và ý chí của cô nữ sinh nhỏ bé, nhưng rồi em lại gượng dậy, tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
"Nhiều lúc nghĩ đến hoàn cảnh của gia đình mình, em chỉ muốn nghỉ học đi kiếm việc làm để cho em Khải (em trai Thảo) được tiếp tục đến trường. Nhưng rồi nhớ đến lời mong ước của mẹ muốn hai chị em ăn học thành tài để sau này không phải khổ thì em lại từ bỏ ý định tiêu cực đó", Thảo tâm sự với chúng tôi trong hai hàng nước mắt.
Từ ngày mẹ mất, để có tiền tiếp tục học tập và gửi về quê cho em trai thì hằng ngày ngoài giờ học trên giảng đường Thảo lại tranh thủ đi làm thuê nhiều việc từ dạy kèm, bưng bê trong quán cafe đến bán quần áo, phát tờ rơi... Công việc thì vất vả nhưng mỗi ngày Thảo chỉ kiếm được khoảng 20.000 đồng. Nhiều lúc đi làm về muộn em thường nhịn đói đến lớp cho kịp giờ.
Tết năm nay, trong khi những bạn sinh viên khác háo hức về quê để ăn tết bên gia đình, Thảo lại không có được niềm hạnh phúc ấy. Đối với em những ngày tết là khoảng thời gian em tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho việc học tập của mình...
Dù vất vả là vậy nhưng chưa bao giờ Thảo sao nhãng việc học hành. Càng vất vả bao nhiêu thì em lại càng quyết tâm học giỏi bấy nhiêu. Bởi theo em, chỉ có cố gắng học thật giỏi thì mới mong tương lai sẽ có cuộc sống khấm khá hơn, có thể thực hiện được mong muốn của mẹ và ước mơ mà mình ấp ủ bấy lâu nay.
Chia sẽ về dự định tương lai của mình, Thảo cho hay: "Em sẽ cố gắng đi làm thêm kiếm tiền để tiếp tục học tập. Dù biết phía trước sẽ có nhiều khó khăn, nhưng em sẽ quyết tâm hết sức để hoàn thành lời hứa với mẹ cũng như thực hiện được ước mơ của mình".
Thảo bên rất nhiều giấy khen cho thành tích học tập tốt của mình
Cô bạn còn có năng khiếu với bộ môn Cờ vua
Chia tay cô sinh viên mồ côi giàu nghị lực, chúng tôi hình dung được những khó khăn, thử thách mà em đang và sẽ gặp phải trên con đường thực hiện ước mơ của mình. Nhưng nhìn sự quyết tâm trong ánh mắt của Thảo thì chúng tôi tin rằng em sẽ làm được điều đó.
Theo TTVN
Học giỏi để giúp quê hương Hơn 16.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, theo số liệu vừa được Bộ Ngoại giao nước này công bố. Hành trình thực hiện giấc mơ du học của nhiều bạn cũng giống như Nguyễn Lộc Bảo Châu: học giỏi để mong có ngày giúp ích cho quê hương. Bảo Châu (thứ tư từ phải sang) cùng bạn học...