Chủ nhân của 1.500 bằng sáng chế chưa tốt nghiệp tiểu học
Sau 3 tháng học chính thức ở trường, Thomas Edison được mẹ dạy tại nhà, không tới lớp nữa. Qua con đường tự học, ông tiếp nhận kiến thức, đưa ra những phát minh vĩ đại.
Thomas Alva Edison là nhà phát minh, thương nhân người Mỹ có ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trên thế giới trong thế kỷ 20. Một nhà báo từng gọi ông là “Thầy phù thủy ở Menlo Park”. Edison giữ 1.500 bằng sáng chế cả trong và ngoài nước Mỹ.
Thomas Edison thành công nhờ tự học và làm việc chăm chỉ. Ảnh: Biography.
Phát minh vĩ đại nhất của ông là bóng đèn điện. Nhờ nó, ông được tôn vinh là “người thắp sáng văn minh thế giới”.
Thomas Edison sinh ngày 11/2/1847 ở Milan, Ohio, Mỹ. Ông là con út trong gia đình có 7 anh chị em.
Năm cậu bé Thomas lên 7 tuổi, gia đình ông chuyển đến Port Huron, Michigan. Tại đây, ông theo học trường công lập. Thomas Edison đi học muộn hơn các bạn cùng tuổi vì hồi nhỏ, sức khỏe của ông không ổn định.
Tại trường học, ông là nam sinh giàu lòng hiếu kỳ và dành rất ít sự chú ý đến bài học. Trong khi các bạn học mải mê với các trò chơi trẻ con, Thomas Edison đã luôn băn khoăn về những thứ xung quanh và muốn hiểu rõ chúng.
Ông Reverend G. B. Engle, thầy giáo cũ của nhà phát minh tài ba, từng nhận xét Thomas là “rối trí”. Mẹ ông, bà Nancy Edison, rất tức giận trước sự cứng nhắc của thầy Engle. Ngay ngày hôm sau, bà dẫn con trai về và tự dạy cậu bé học.
Thomas Edison nghỉ học chỉ sau 3 tháng nhập học. Mặc dù sau đó ông có theo học hai trường khác nữa nhưng phần lớn thời thơ ấu, Edison đều tự học.
Trên thực tế, sự dạy dỗ từ mẹ, một nhà giáo xuất sắc, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp khoa học, kinh doanh sau này của Edison. Nhiều người đánh giá ông là “thiên tài của sự làm việc chăm chỉ và tự học”.
Bà dạy con trai biết viết, đọc, làm toán và không ngừng khẳng định con mình người thông minh. Dưới sự hướng dẫn của mẹ, ông bắt đầu hứng thú với sách vở.
Bà làm được điều mà các giáo viên trường học cũ của Edison không làm được. Bằng lòng tận tụy và sự đa dạng trong cách truyền tải nội dung bài học, bà tạo cho con niềm yêu thích học tập.
Matthew Josephson, tác giả cuốn tiểu sử về Edison, viết về bà Nancy: “Bà không ép buộc hay khuyên con trai học hành. Bà chỉ cố gắng kích thích sự hứng thú của con bằng cách đọc cho con nghe những tác phẩm văn học xuất sắc. Bà ấy là một độc giả tuyệt vời”.
Năm Edison 11 tuổi, việc dạy học của mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu kiến thức của ông. Nancy Edison dẫn Edison tới thư viện và khuyến khích ông đọc sách để giải cơn khát kiến thức. Bắt đầu bằng những nội dung đơn giản nhất, cuối cùng, cha đẻ của bóng đèn điện trở nên đam mê các tác phẩm của Shakespeare cũng như tác phẩm lịch sử khác.
Video đang HOT
Lên 12 tuổi, ông bán kẹo, báo, tạp chí ở ga tàu Grand Trunk. Một lần, Edison gây rắc rối vì làm thí nghiệm ở đây, bị nhân viên bảo vệ tát khiến thính lực của ông dần suy giảm. Một thời gian sau, tai trái của ông điếc hoàn toàn, khả năng nghe của tai phải chỉ còn lại 80%. Đây là trở ngại nhưng cũng là một trong những yếu tố mang lại thành tựu xuất sắc của nhà khoa học tài năng.
Bóng đèn điện là một trong những phát minh vĩ đại của Edison. Ảnh: History.
Năm Edison 16 tuổi, để trả ơn việc ông cứu con trai mình, trưởng ga tàu dạy ông về điện tín và tìm hộ công việc điện tín viên lưu động. Trong thời gian này, ông học thêm về động cơ hơi nước, điện năng, pin.
Năm 19 tuổi, Thomas Edison làm việc cho hãng tin tức Associated Press. Đây là cơ hội tuyệt vời để ông có thể tự học và tiến hành các thí nghiệm.
Một lần, ông mắc sai lầm khi thí nghiệm với pin, phá hủy sàn nhà cùng bàn làm việc của ông chủ. Edison bị sa thải và lâm vào cảnh khốn cùng.
Sau đó, ông tìm đến Franklin Leonard Pope, một điện tín viên, nhà phát minh kiêm luật sư, ở thành phố Elizabeth, New Jersey. Nhờ sự hỗ trợ của Pope, Edison có thể chuyên tâm phát minh.
Ngày 1/6/1869, ông nhận bằng sáng chế đầu tiên với phát minh máy kiểm phiếu điện tử cho Nghị viện. Nhờ một số phát minh hợp tác với Pope, Thomas Edison kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống.
Một người bạn của ông kể lại: “Thomas dành phần lớn tiền để mua sách và các thiết bị. Ông thậm chí không mua quần áo. Mùa đông, Thomas còn không có áo khoác để mặc”.
Năm 1871, Edison xây phòng thí nghiệm đầu tiên và bắt đầu kiếm những khoản tiền lớn. Những kiến thức tự học, lòng quyết tâm cùng sự chăm chỉ giúp ông thành công lớn trong sự nghiệp khoa học và kinh doanh.
Đến thời điểm Thomas Edison qua đời vào ngày 18/10/1931, ông sở hữu số lượng bằng sáng chế khổng lồ, 1.500 bằng, trong đó, 1.093 bằng được Mỹ cấp, theo History.
Theo Zing
Cuộc sống trong ngôi trường sang trọng nhất nước Mỹ
Học viện Phillips Exeter là trường nội trú sang trọng nhất ở Mỹ. Đây từng là nơi cựu Tổng thống Franklin Pierce và ông chủ Facebook Mark Zuckerberg học tập.
Học viện Phillips Exeter ở bang New Hampshire được đánh giá là trường danh giá nhất nước Mỹ. Năm 1781, tiến sĩ John Phillips, cựu sinh viên Đại học Harvard, thành lập trường. Đến nay, Học viện đã đào tạo ra nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử, bao gồm 19 thống đốc bang, 5 thượng nghị sĩ, hai chủ nhân giải Nobel, cựu Tổng thống Franklin Pierce, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Quora, Adam D'Angelo , cùng nhiều tỷ phú khác.
Tỷ lệ trúng tuyển của trường là 19%. Để trở thành học sinh tại Phillips Exeter, thí sinh phải nộp điểm thi, làm bài luận và có thư giới thiệu từ hiệu trưởng trường trung học cơ sở. Học viện là cái nôi đào tạo nhiều sinh viên cho các đại học danh tiếng thuộc Liên đoàn Ivy.
Nhiều cựu học sinh trường là triệu phú, tỷ phú hiến tặng khoản tiền lớn cho trường. Vốn tài chính của Phillips Exeter lên đến 1,15 tỷ USD,vượt qua hầu hết trường nội trú ở Mỹ. Quỹ này giảm bớt gánh nặng tài chính đối với học sinh. Chi phí nội trú tại trường là 47.790 USD/năm.
Phần lớn học sinh nội trú có phòng riêng. Lên lớp cao hơn, họ được sử dụng phòng tầm nhìn đẹp hơn. Tất cả học sinh phải tuân thủ giờ giới nghiêm của kí túc xá.
Trường cung cấp căn hộ tư nhân hoặc nhà riêng trong khu kí túc xá cho giáo viên giảng dạy từ 10 năm trở lên. Những người này cũng phụ trách việc cố vấn, giám sát học sinh. Tất cả 1.085 học sinh trong trường phải tập hợp hai lần mỗi tuần vào lúc 9h50 để chia sẻ các trải nghiệm văn hóa.
Trong các lớp học, giáo viên và 12 học sinh cùng ngồi lại quanh bàn tròn để thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học. Từ thập niên 30, Phillips Exeter áp dụng Phương pháp Harkness . Theo đó, giáo viên không cần giảng bài, học sinh phải thực sự suy nghĩ và trao đổi ý kiến với nhau. Một số giáo viên vẽ sơ đồ minh họa buổi học trong ngày để xác định những học sinh tích cực tham gia và ai cần được khuyến khích phát biểu.
Trung tâm Khoa học Phelps là nơi lý tưởng đối với những học sinh yêu thích khoa học. Ngoài những chiếc bàn tròn thuận tiện cho họ thảo luận, các em còn được tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các vật trưng bày kỳ lạ như con mèo nhồi bông, bộ xương cá voi lưng gù.
Bàn tròn cũng xuất hiện trong phòng nghệ thuật, nơi trưng bày những tác phẩm pha trộn giữa phong cách hiện đại và truyền thống.
13h, giáo viên và học sinh đến nhà ăn để thưởng thức những món đặc sắc. Tiền ăn đã bao gồm trong mức phí 47.790 USD/năm. Học viện cũng cung cấp bữa sáng theo hình thức tiệc buffet.
Sau giờ ăn trưa, họ trở lại lớp học. Giáo viên tại Phillips Exeter luôn đổi mới, sáng tạo ra nhiều hình thức học tập, giúp học sinh học bài trong trạng thái vui vẻ, thoải mái.
Trung tâm tự học mở cửa từ 15h30. Học sinh ghép lại thành nhóm để trao đổi ý kiến về chủ đề họ hứng thú. Những người đói bụng có thể mua bữa ăn nhẹ từ siêu thị mini ngay trong trung tâm.
Học viện có phòng khiêu vũ David dành cho những học sinh yêu thích âm nhạc và khiêu vũ. Phillips Exeter có khoảng 90 tổ chức học sinh, từ câu lạc bộ hội chợ thương mại đến tờ báo trường The Exonian hay các nhóm hoạt động xã hội.
Thư viện là một tòa nhà 9 tầng được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Louis I. Kahn vào năm 1965. Nó cung cấp hơn 260.000 sách in và sách điện tử. Nhiều cựu học sinh cho hay, đây cũng là nơi hẹn hò lý tưởng của các cặp đôi.
Vào chiều tối, mọi người tham gia các hoạt động thể thao yêu thích. Phillips Exeter yêu cầu học sinh tham gia chương trình giáo dục thể chất 4 ngày mỗi tuần.Trường có 60 đội tuyển với 20 môn thể thao để họ lựa chọn.
Bóng đá là môn thể thao nổi bật nhất trường. Sự cạnh tranh giữa đội tuyển Học viện Phillips Exeter và Học viện Phillips Andover, một trường nội trú do gia đình Phillips thành lập ở Massachusetts, đã kéo dài trong suốt 137 năm. Ban lãnh đạo Học viện tin rằng, bóng đá không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn mang lại nhiều bài học ý nghĩa cho học sinh.
Theo Zing
Trường quốc tế cấm truyện 'Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn' Thư viện một trường quốc tế ở Qatar cấm truyện "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn" sau khi một phụ huynh chỉ trích sách sử dụng hình ảnh và câu từ khiếm nhã. Trường quốc tế Tây Ban Nha SEK ở thủ đô Doha, Qatar vừa ra quyết định loại bỏ cuốn truyện "Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn" khỏi thư...