“Chủ nghĩa Obama”: Hướng nội và “không làm chuyện điên rồ”

Theo dõi VGT trên

Trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình, trọng tâm chiến lược của ông Obama đã biến chuyển theo xu thế “ hướng nội” và giữ nguyên tắc “không làm chuyện điên rồ”.

Trong 6 năm cầm quyền của ông Obama, chiến lược toàn cầu và một loạt các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã được điều chỉnh với nhiều thay đổi lớn, tư tưởng ngoại giao của Washington đã được gọi là “ Chủ nghĩa Obama”.

Điều kiện nào giúp cho sự chuyển biến ngoại giao của Mỹ, mà đại diện là ông Obama được duy trì liên tục trong những năm qua?

Xu thế “hướng nội” của Mỹ rất rõ ràng

Chiến lược ngoại giao của Mỹ được “đồng bộ” với chiến lược củng cố, phát triển trong nước. Tổng thống Obama đặt kế hoạch chấn hưng lại nền kinh tế và cải cách xã hội vào vị trí hàng đầu, cần phải tập trung tinh lực và tài nguyên chủ yếu đầu tư vào quốc nội, vì vậy chi phí quốc phòng cũng phải giảm thiểu tương ứng .

Điều chỉnh quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của ông là chuyển hướng trọng tâm từ vấn đề an ninh quân sự với trọng điểm là chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt sang vấn đề an ninh kinh tế, lấy bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu, thúc đẩy khôi phục kinh tế thế giới làm trung tâm.

Trong 6 năm qua, những chỉ tiêu “có thể đo lường được” như thực lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, trình độ giáo dục đại học v.v… của Hoa Kỳ tiếp tục được nâng cao.

Tuy nhiên, xu thế “phân cực” chính trị trong nước giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ lại hầu như không có chuyển biến tích cực nào, “Đảng con voi” và “Đảng con lừa” công kích, cản trở, phủ quyết lẫn nhau khiến cải cách chính trị và kinh tế bị kìm hãm nghiêm trọng.

Mặc dù nhìn từ góc độ phát triển nội tại và biến động “ quyền lực cứng” của các nước lớn trên thế giới, sức mạnh quốc gia của Hoa Kỳ không có xu hướng suy yếu, song một sự thật không thể chối cãi là sức ảnh hưởng của Mỹ đối với chính trị toàn cầu đã giảm đi rõ rệt.

Chủ nghĩa Obama: Hướng nội và không làm chuyện điên rồ - Hình 1

Sức mạnh quốc gia Hoa Kỳ không suy giảm nhưng sức ảnh hưởng đã giảm đi rõ rệt

Nguyên nhân chủ yếu là:

Thứ nhất, thực lực đồng minh Châu Âu của Mỹ bị tổn thất, kinh tế Nhật Bản suy thoái dài hạn, sức mạnh và sức ảnh hưởng của toàn bộ phương Tây suy giảm.

Hai là: Số lượng các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và ảnh hưởng của các nước này tăng lên nhanh chóng.

Video đang HOT

Ba là, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, quyền lực quốc gia bị phân chia, vấn đề quản lý toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, khả năng kiểm soát quy tắc quốc tế về chống khủng bố, thay đổi khí hậu, an ninh mạng v.v… của Mỹ dần yếu đi.

Bốn là, Washington đang tập trung tinh lực vào sự vụ trong nước, sự tự tin và động lực để can dự bên ngoài giảm sút. Mặc dù gần đây tình hình kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh, nhưng chủ yếu là dựa vào nhu cầu trong nước chứ không phải thị trường quốc tế, càng làm tăng thêm xu thế “hướng nội” của Mỹ.

Nguyên tắc ngoại giao “không làm chuyện điên rồ”

Điểm nổi bật của chủ nghĩa Obama chính là ưu tiên kinh tế, coi trọng chủ nghĩa đa phương và “ quyền lực mềm”, nỗ lực cải thiện hình ảnh Hoa Kỳ trong mắt thế giới, tập trung xây dựng cơ chế quốc tế và vấn đề quản lý toàn cầu. Đây cũng chính là sự kế thừa và phát huy “Chủ nghĩa Clinton” mà Đảng dân chủ đã theo đuổi trước đó.

Nét đặc sắc nhất trong chính sách ngoại giao của ông Obama chính là theo đuổi nguyên tắc đơn giản nhất là “không làm chuyện điên rồ”, mà đầu tiên phải kể đến là cuộc chiến tranh Iraq do Chính phủ Bush (con) phát động. Và ông Obama đã sửa sai bằng cách chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq và cả Afghanistan.

Có thể thấy rằng, bản chất của “Chủ nghĩa Obama” là sự “kiềm chế” và “thu mình”, vận động các nước đồng minh và đối tác áp dụng hành động tập thể, chia sẻ rủi ro và trách nhiệm.

Cho dù trong hoàn cảnh đã hoặc có khả năng xuất hiện xung đột quân sự, ông vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao, trừng phạt kinh tế, áp lực quốc tế v.v… để cố gắng không phải áp dụng hành động quân sự trực tiếp.

“Không làm chuyện điên rồ” cũng có nghĩa là sẽ loại trừ được khả năng phải đối đầu với các cường quốc mới nổi như Trung Quốc trong tương lai.

Chủ nghĩa Obama: Hướng nội và không làm chuyện điên rồ - Hình 2

Những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq ngày 18-12-2011

Vì vậy, mặc dù Washington đã gia tăng triển khai quân sự nhằm chống lại Bắc Kinh, nhưng Chính phủ Obama vẫn cố gắng tăng cường liên lạc và hợp tác với quân đội nước này, hy vọng thông qua việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát khủng hoảng để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hoặc va chạm với Trung Quốc xuống mức thấp nhất có thể.

Tổng thống Obama cho rằng, nước Mỹ đã kiệt sức sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nên cần thời gian để “khôi phục nguyên khí”. Nhưng từ khi ông nhậm chức, những sự kiện quốc tế trọng đại như phong trào “Mùa xuân Ả Rập” hay sự nổi lên của “Nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS” v.v… đã phá hỏng mong muốn ổn định Trung Đông của Nhà Trắng.

Hơn nữa, cục diện hỗn loạn của Iraq và Afghanistan cũng khiến cho chính phủ Obama và rất nhiều nhà chiến lược Hoa Kỳ dần nhận thức được rằng, áp dụng khuôn mẫu chế độ của dân chủ phương Tây đối với các nước bất đồng về lịch sử, văn hóa và tư tưởng tôn giáo là không phù hợp.

Vì vậy, mặc dù vẫn chưa từ bỏ mong muốn dùng giá trị quan của mình để cải tạo thế giới, nhưng trên thực tế Washington đã chú trọng hơn đến sự ổn định của trật tự thế giới. Đây là một ý nghĩa khác của nguyên tắc “không làm chuyện điên rồ”.

Bản “Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ” năm 2015 đã thể hiện rõ hơn đặc điểm ngoại giao của ông Obama.

Báo cáo cho rằng, đường lối tốt nhất để củng cố địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ chính là tăng cường kinh tế trong nước, xây dựng chế độ dân chủ, thiết lập khối liên minh quốc tế bền vững, và vận dụng tổng hợp sức mạnh về mọi mặt của Hoa Kỳ.

Khi giải thích bản báo này, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã tuyên bố, các cuộc khủng hoảng như Ukraine hay “Nhà nước Hồi giáo” không thể gây rối loạn hay làm mất phương hướng của Hoa Kỳ. Nhà Trắng vẫn duy trì trọng tâm chiến lược vào những thách thức lâu dài hơn như biến đổi khí hậu, thương mại, nghèo đói, an ninh mạng, y tế công cộng v.v…

(Đón đọc kỳ 2: Mỹ “giấu mình chờ thời”, “né” Trung Quốc, quyết đấu với Nga)

Theo Bảo Chi

Đất Việt

Ấn-Nhật bắt tay tăng cường "quyền lực mềm" tại Myanmar

Ấn Độ và Nhật Bản đang tăng cường hợp tác về "quyền lực mềm" tại Myanmar, nơi từng được xem là "sân sau" của Trung Quốc.

Ấn-Nhật bắt tay tăng cường quyền lực mềm tại Myanmar - Hình 1

Thủ tướng Nhật Abe (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Modi trong cuộc gặp hồi năm 2001 (Ảnh: deccanchronicle)

Theo Diplomat, sau khi quá trình cải kinh tế diễn ra và chính phủ mới được bầu từ năm 2010, Myanmar giờ đây được xem là "ngôi sao mới nổi của châu Á" trong bối cảnh viễn cảnh đầu tư và thương mại quốc tế tươi sáng. Các quốc gia từng áp đặt các lệnh trừng phạt với Myanmar trong quá khứ giờ đây sẵn sàng đầu tư và hợp tác với quốc gia Đông Nam Á, đất nước sở hữu nhiều tài nguyên và một nền kinh tế có tiềm năng phát triển to lớn.

Nhiều quốc gia đã tìm đường vào Myanmar, trong đó đứng đầu là Trung Quốc. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc xuất hiện ở mọi nơi, dù là thương mại hay phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, Trung Quốc ngày càng bị xem là "ông chủ" và sự thành kiến đối với Bắc Kinh ngày càng gia tăng. Nhiều người Myanmar giờ đây tin rằng Trung Quốc tìm cách khai thác các tài nguyên thiên nhiên của Myanmar. Các cuộc xung đột gần đây tại khu vực Kokang dọc biên giới giữa hai nước đã khiến phức tạp quan hệ song phương ngày càng phức tạp.

Myanmar giờ đây mở cửa cho tất cả các doanh nghiệp, khuyến khích các quốc gia khắp thế giới xem nước này là một địa điểm đầu tư hấp dẫn. Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, cùng các quốc gia khác, giờ đây đang trong quá trình thiết lập quan hệ kinh tế tại quốc gia Đông Nam Á. Hai quốc gia đặc biệt quan trọng với Myanmar là Nhật Bản và Ấn Độ, đều là hai "ông lớn" tại châu Á.

Nhật Bản tiến sâu vào Myanmar

Dù Nhật Bản, do sức ép của Mỹ, từng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với chính quyền quân sự tại Myanmar, cắt giảm viện trợ, nhưng Tokyo không cắt hoàn toàn quan hệ. Thông qua các mối quan hệ riêng tư và ngoại giao cá nhân, Tokyo vẫn duy trì mạng lưới các doanh nghiệp và giới chức tại Yangon và tại Naypyidaw, thủ đô mới của Myanmar. Nhật Bản đã nối lại viện trợ cho Myanmar khi chính quyền quân sự được thay thế bằng chính quyền dân sự.

Trên thực tế, Nhật Bản từ lâu đã là một nhà tài trợ cho Myanmar, nước đầu tiên tại Đông Nám Á nhận bồi thường thiệt hại chiến tranh vào năm 2005. Mối liên hệ viện trợ đó vẫn rất mạnh. Khi chính quyền dân sự lên nắm quyền tại Naypyidaw, Tokyo đã xóa khoản nợ gần 3 tỷ USD cho Myanmar và cam kết các khoản vay mới cho một loạt dự án hạ tầng. Một nguồn viện trợ lớn của Nhật đã được dùng để hỗ trợ việc phát triển hệ thống đường sắt, các cơ sở y tế và các công trình công cộng khác.

Trong khi đó, đầu tư trực tiếp của Nhật vào Myanmar đã tăng đáng kể trong những năm gần đây và thực tế Nhật Bản đang bắt kịp Trung Quốc. Ví dụ vào năm 2013, đầu tư của Nhật Bản tại Myanmar là 55,7 tỷ USD, xấp xỉ con số 56,9 tỷ USD của Trung Quốc. Ba ngân hàng của Nhật gần đây đã nhận được 3 trong số 9 giấy phép được cấp cho các ngân hàng nước ngoài để hoạt động tại Nhật. Ba ngân hàng này, cùng với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), sẽ phát triển Khu công nghiệp Thilawa ở ngoại ô Yangon. JICA cũng có sự hiện diện đáng kể tại Myanmar với 35 nhân viên. Viện trợ của Nhật cho Myanmar sẽ không chỉ tăng lên, mà các tập đoàn của Nhật tham gia vào các dự án phát triển cũng được hưởng lợi.

Sự hiện diện của Ấn Độ

Ấn Độ cũng gia tăng sự hiện diện tại Myanmar trong thập niên qua. Thương mại song phương, ở mức chỉ trên 1 tỷ USD vào năm 2009, đã tăng lên gần 2 tỷ USD trong năm 2013-2014. Ước tính, con số đó có thể tăng lên 3 tỷ USD trong năm 2015 và hai bên đang đạt mục tiêu đầy tham vọng là 10 tỷ USD vào năm 2020.

Một loạt các công ty của Ấn Độ đã thiết lập hoạt động tại Myanmar trong đó có các tập đoàn dầu mỏ và khí đốt lớn như ONGC Videsh và GAIL. Các ngân hàng như Ngân hàng quốc gia Ấn Độ, Ngân hàng Ấn Độ, Ngân hàng Exim Ấn Độ đều mở văn phòng tại quốc gia Đông Nam Á.

Giống Nhật Bản, Ấn Độ không giới hạn quan hệ với Mynamar. Ngoài lĩnh vực thương mại, New Delhi giờ đây đang trợ giúp Myanmar trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng. Gần đây, Ấn Độ đã giúp đỡ Myanmar đẩy mạnh các viện đào tạo thương mại và đào tạo các quan chức thương mại Myanmar về các vấn đề liên quan tới WTO.

Mặc dù cả Ấn Độ và Nhật Bản có lợi ích kinh tế tại Myanmar nhưng quan trọng hơn là vị trí chiến lược của nước này. Chính sách hướng đông của Ấn Độ sẽ không thể thực hiện nếu không có quan hệ mạnh mẽ và sự kết nối lớn hơn với Myanmar. Vì lẽ đó, cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tới thăm Myanmar vào năm 2012, trở thành thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ thăm quốc gia Đông Nam Á kể từ năm 1987. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tới thăm Myanmar để tham dự Thượng đỉnh Đông Á và một chuyến thăm song phương dự kiến sớm diễn ra.

Hợp tác quyền lực mềm Ấn-Nhật

Trong khi đó, quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản đã phát triển trong thập niên qua, và quy mô đã mở rộng ra cả hợp tác an ninh và quốc phòng. Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Modi tới Nhật Bản hồi tháng 9/2014 và sự đón tiếp nồng ấm mà ông nhận được từ nước chủ nhà đã thêm minh chứng cho mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa hai nước.

Cả hai nước đều có các lợi ích chiến lược tại Myanmar. Tất nhiên, bất kỳ hợp tác quân sự nào cũng có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng có tiềm năng để Ấn Độ và Nhật Bản thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tại Myanmar.

JICA đang đầu tư 100 triệu USD vào việc phát triển cơ sở hạ tầng tại đông bắc Ấn Độ và điều này không chỉ trợ giúp sự phát triển của khu vực mà còn tăng cường kết nối với Myanmar.

Ngoài kinh tế, trợ giúp Myanmar, ví dụ như xây dựng các tổ chức đào tạo và các tài sản văn hóa - các lĩnh vực được xem là liên quan tới quyền lực mềm - có thể phục vụ lợi ích của cả Nhật Bản và Ấn Độ xét về lâu dài và tạo ra nền tảng hữu ích để phát triển cá dạng hợp tác khác.

Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều có thể trợ giúp phát triển lĩnh vực kỹ thuật thông tin của Myanmar bằng cách thiết lập các tổ chức đào tào. Các lĩnh vực tiềm tàng khác là phát triển du lịch. Phật giáo cũng là một mối liên hệ quan trọng giữa 3 nước, và Nhật Bản đã tài trợ hào phóng để hồi sinh Đại học Nalanda tại Bihar. Hai nước cũng hợp tác để phát triển các trung tâm nghiên cứu đẳng cấp thế giới tại Myanmar, tập trung vào Phật giáo.

Mặc dù quan hệ đối tác Ấn Độ-Nhật Bản tại một nước thứ 3 chưa hình thành nhưng Myanmar là một địa điểm luận lợi để khởi động điều đó. Trên thực tế, điều đó hoàn toàn có lý vì sự tương đồng chiến lược ngày càng gia tăng giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và cũng bởi một thực tế rằng bản chất viện trợ mà hai nước này cung cấp cho Myanmar rất tương đồng, dù quy mô khác nhau.

An Bình

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
12:48:54 10/01/2025
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIPLễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Trump hút tài trợ, 'cháy' ghế VIP
13:55:44 09/01/2025
Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?Trận động đất vừa xảy ra ở Tây Tạng mạnh như thế nào?
15:12:05 09/01/2025
Thực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dàiThực phẩm chức năng men gạo đỏ của Kobayashi liên quan đến tổn thương thận kéo dài
08:43:58 09/01/2025
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảngCơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
20:54:47 09/01/2025
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông TrumpThách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump
20:11:16 10/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
10:00:11 10/01/2025
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
20:05:13 10/01/2025

Tin đang nóng

Xuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắngXuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắng
06:09:49 11/01/2025
Cướp tiền của một phụ nữ rồi gửi người yêu và mua vàngCướp tiền của một phụ nữ rồi gửi người yêu và mua vàng
07:06:26 11/01/2025
Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"
07:20:16 11/01/2025
Hơn trăm nghệ sĩ đổ bộ siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Dàn sao khủng đồng loạt quy tụ, đại hội nhan sắc hot nhất nămHơn trăm nghệ sĩ đổ bộ siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Dàn sao khủng đồng loạt quy tụ, đại hội nhan sắc hot nhất năm
07:40:58 11/01/2025
Nam diễn viên bị lừa bán sang biên giới Thái Lan chính thức về nước, biểu hiện sợ sệt ở sân bay gây xôn xao dư luậnNam diễn viên bị lừa bán sang biên giới Thái Lan chính thức về nước, biểu hiện sợ sệt ở sân bay gây xôn xao dư luận
06:22:47 11/01/2025
Khởi tố 4 bị can thuộc Sở GD&ĐT và Công ty AIC do vi phạm quy định về đầu thầuKhởi tố 4 bị can thuộc Sở GD&ĐT và Công ty AIC do vi phạm quy định về đầu thầu
05:42:30 11/01/2025
Sao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹSao Việt 11/1: Kỳ Duyên khoe đường cong, Lương Thuỳ Linh rạng rỡ bên mẹ
06:31:12 11/01/2025
Người dân dẫn bộ xe máy qua giao lộ vì đèn giao thông mất điệnNgười dân dẫn bộ xe máy qua giao lộ vì đèn giao thông mất điện
07:04:14 11/01/2025

Tin mới nhất

Ông Trump gia tăng áp lực đối ngoại

Ông Trump gia tăng áp lực đối ngoại

06:58:17 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu về hàng loạt vấn đề đối ngoại, đồng thời không loại trừ khả năng dùng sức ép quân sự hoặc kinh tế để đạt mục tiêu.
Cảnh sát bắt người mang mã tấu vào Điện Capitol trước khi ông Trump đến

Cảnh sát bắt người mang mã tấu vào Điện Capitol trước khi ông Trump đến

06:43:40 11/01/2025
Cảnh sát Đồi Capitol đã bắt giữ một người đàn ông tìm cách mang mã tấu và dao vào Trung tâm Tham quan Điện Capitol (CVC) ở thủ đô Washington D.C, vài giờ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đến nơi.
Mỹ cảnh báo quân đội Triều Tiên đang 'thiện chiến' hơn nhờ chiến đấu với Nga

Mỹ cảnh báo quân đội Triều Tiên đang 'thiện chiến' hơn nhờ chiến đấu với Nga

06:41:02 11/01/2025
Hôm 8.1, Mỹ cho rằng CHDCND Triều Tiên có lợi khi đưa binh sĩ chiến đấu cùng quân Nga ở vùng Kursk, cụ thể là gia tăng kinh nghiệm cho phép quân đội Bình Nhưỡng chuẩn bị cho chiến tranh nếu xảy ra với các láng giềng ở Đông Bắc Á.
Thủ lĩnh yakuza Nhật Bản nhận tội buôn lậu vật liệu hạt nhân

Thủ lĩnh yakuza Nhật Bản nhận tội buôn lậu vật liệu hạt nhân

06:36:55 11/01/2025
Thủ lĩnh tổ chức tội phạm Nhật Bản ngày 8.1 đã nhận tội tại Mỹ về cáo buộc buôn bán vật liệu hạt nhân trái phép.
Vì sao người La Mã bất ngờ giảm IQ?

Vì sao người La Mã bất ngờ giảm IQ?

06:34:23 11/01/2025
Một nghiên cứu mới chỉ ra tình trạng ô nhiễm chì trong thời kỳ La Mã có thể khiến chỉ số trí tuệ (IQ) giảm đến 3 điểm.
Trung Quốc phản bác nghi ngờ của Đài Loan về sự cố hỏng cáp thông tin

Trung Quốc phản bác nghi ngờ của Đài Loan về sự cố hỏng cáp thông tin

06:31:30 11/01/2025
Đài Loan và Trung Quốc đã có lời qua tiếng lại về nghi ngờ từ chính quyền Đài Bắc rằng một tàu có liên quan Trung Quốc làm hỏng một tuyến cáp thông tin ngầm ngoài khơi Đài Loan, theo Reuters.
Ông Biden tin vẫn có thể đánh bại ông Trump nếu tiếp tục tranh cử tổng thống

Ông Biden tin vẫn có thể đánh bại ông Trump nếu tiếp tục tranh cử tổng thống

06:19:59 11/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng lẽ ra ông đã có thể giành chiến thắng nếu tiếp tục tham gia cuộc đua giành chức tổng thống năm 2024.
Tehran sẽ không còn là thủ đô Iran?

Tehran sẽ không còn là thủ đô Iran?

06:16:58 11/01/2025
Kế hoạch được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang đối mặt sức ép sau thời gian dài bị phương Tây cấm vận, và giá trị đồng rial giảm xuống mức lịch sử vào tháng 12.2024.
Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày

Ông Trump muốn chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong 100 ngày

06:14:18 11/01/2025
Ông Keith Kellogg, đặc phái viên hòa bình Ukraine do Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn, cho hay ông Trump đặt mục tiêu chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 100 ngày kể từ ngày nhậm chức.
Hầu hết nguyên tử trong cơ thể người từng rời Dải Ngân hà 'du hành liên không gian'?

Hầu hết nguyên tử trong cơ thể người từng rời Dải Ngân hà 'du hành liên không gian'?

05:52:23 11/01/2025
Đa số những nguyên tử cấu thành cơ thể người rời Dải Ngân hà và quay lại trước khi chúng ta được sinh ra, theo kết quả nghiên cứu mới.
Lá bài Greenland trong mục tiêu ông Trump mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ

Lá bài Greenland trong mục tiêu ông Trump mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ

05:48:14 11/01/2025
Ông Donald Trump gần đây cho biết sau khi quay về Nhà Trắng sẽ không loại trừ các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để giành lại quyền kiểm soát Greenland, lãnh thổ hải ngoại của Đan Mạch.
Tổng tư lệnh quân đội Li Băng được bầu làm tổng thống, Mỹ nói gì?

Tổng tư lệnh quân đội Li Băng được bầu làm tổng thống, Mỹ nói gì?

05:45:32 11/01/2025
Quốc hội Li Băng hôm nay 9.1 đã bầu tổng tư lệnh quân đội Joseph Aoun làm tổng thống, phá vỡ thế bế tắc khiến đất nước này không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10.2022.

Có thể bạn quan tâm

Đóng vai "tiểu tam", Trình Mỹ Duyên bị Ammy Minh Khuê tát 20 cái

Đóng vai "tiểu tam", Trình Mỹ Duyên bị Ammy Minh Khuê tát 20 cái

Hậu trường phim

08:15:47 11/01/2025
Ngày đầu tiên nhập đoàn, tôi đóng luôn cảnh bị tát. Quay đi quay lại, tôi ăn gần 20 cái tát của chị Ammy Minh Khuê.
Bị can người Trung Quốc cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi 9.000 tỉ đồng qua app

Bị can người Trung Quốc cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi 9.000 tỉ đồng qua app

Pháp luật

08:12:03 11/01/2025
Liên quan đường dây người Trung Quốc cầm đầu cho vay nặng lãi 9.000 tỉ đồng với 2 triệu lượt vay và trục lợi 2.500 tỉ đồng, cơ quan điều tra đã khởi tố 34 bị can.
Diễn viên Lê Vũ Long: "Nghề múa giúp thỏa mãn cái tôi của bản thân"

Diễn viên Lê Vũ Long: "Nghề múa giúp thỏa mãn cái tôi của bản thân"

Sao việt

08:10:21 11/01/2025
Diễn viên Lê Vũ Long nổi tiếng với vai Phong lãng tử trong phim Xin hãy tin em . Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất, Lê Vũ Long có đam mê với nghề múa.
Con gái đạo diễn Trần Anh Hùng hóa "nàng thơ" trên đường phố Pháp

Con gái đạo diễn Trần Anh Hùng hóa "nàng thơ" trên đường phố Pháp

Phong cách sao

08:09:40 11/01/2025
Trần Lãng Khê - con gái đạo diễn Trần Anh Hùng - khoe nét đẹp thanh lịch, sang trọng trong bộ ảnh thời trang được thực hiện trên đường phố Paris (Pháp).
Chàng trai sống sót kỳ diệu sau 14 ngày mất tích ở vùng núi hẻo lánh

Chàng trai sống sót kỳ diệu sau 14 ngày mất tích ở vùng núi hẻo lánh

Lạ vui

08:09:35 11/01/2025
AUSTRALIA - Chàng trai 23 tuổi được tìm thấy trong tình trạng sức khỏe tốt sau khi mất tích suốt 2 tuần tại khu vực núi non hẻo lánh.
Góc chất chơi: Khách đến nhà Madam Pang dự tiệc còn có quà "khủng" mang về, từ tiền mặt, trang sức hàng hiệu đến cả túi Hermès tiền tỷ!

Góc chất chơi: Khách đến nhà Madam Pang dự tiệc còn có quà "khủng" mang về, từ tiền mặt, trang sức hàng hiệu đến cả túi Hermès tiền tỷ!

Netizen

08:08:45 11/01/2025
Mỗi buổi tiệc tại nhà của Madam Pang, bà lại chi tiền khủng, chuẩn bị quà tặng bạn bè thân thiết. Nữ tài phiệt Madam Pang - Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) là nữ tướng không còn xa lạ với khán giả hâm mộ bóng đá.
Đêm trước ngày ra tòa ly hôn, chồng bước vào phòng ngủ, cầm theo một sợi dây khiến tôi quyết định rút đơn

Đêm trước ngày ra tòa ly hôn, chồng bước vào phòng ngủ, cầm theo một sợi dây khiến tôi quyết định rút đơn

Góc tâm tình

08:07:50 11/01/2025
Tôi không ngờ anh vẫn còn giữ sợi dây đó, nếu vậy thì tôi cũng nên xem lại quyết định của mình. Tôi và chồng yêu nhau từ thời sinh viên, lúc đó tình cảm rất trong sáng thuần hậu.
Sao Hàn 11/1: Lisa đăng ảnh hẹn hò tỷ phú, sao 'Ngôi nhà hạnh phúc' bị doạ giết

Sao Hàn 11/1: Lisa đăng ảnh hẹn hò tỷ phú, sao 'Ngôi nhà hạnh phúc' bị doạ giết

Sao châu á

08:07:28 11/01/2025
Loạt ảnh hẹn hò của Lisa và bạn trai Frédéric Arnault gây sốt; nữ diễn viên bộ phim Ngôi nhà hạnh phúc bị đe doạ tính mạng.
Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?

Những loại thuốc nào không nên uống cùng giấm táo?

Sức khỏe

08:04:16 11/01/2025
Các triệu chứng hạ kali máu bao gồm: Lú lẫn, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, tim đập nhanh/nhịp tim bất thường, yếu cơ hoặc tê liệt. Điều trị hạ kali máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và biến chứng.
Phim Hàn mới chiếu đã được khen là tuyệt phẩm hay khó tin, nữ chính đẹp nức nở ăn đứt truyện tranh

Phim Hàn mới chiếu đã được khen là tuyệt phẩm hay khó tin, nữ chính đẹp nức nở ăn đứt truyện tranh

Phim châu á

08:04:10 11/01/2025
Không phụ lòng mong đợi của khán giả, nữ diễn viên Lee Se Young - đã có một màn tái xuất đầy ấn tượng khi Motel California nhận được nhiều lời khen ngày từ tập đầu tiên.
Top 5 đôi giày thể thao đắt đỏ, mẫu rẻ nhất có giá gần 40 triệu đồng

Top 5 đôi giày thể thao đắt đỏ, mẫu rẻ nhất có giá gần 40 triệu đồng

Thời trang

07:59:39 11/01/2025
Với sự giúp đỡ của thị trường bán lại StockX, tạp chí Complex đã có được dữ liệu về những đôi giày thể thao đắt nhất trên thị trường này.