Chủ động phương án ôn thi THPT quốc gia
Nắm rõ những thay đổi trong quy chế thi THPT quốc gia, các trường THPT chủ động định hướng kiến thức cho HS từ đầu năm học 2017 – 2018. Bên cạnh đó là chuẩn bị nội dung kiến thức cho kịp tăng tốc vào ôn thi sau khi kết thúc chương trình lớp 12.
Đảm bảo nội dung chương trình
Nội dung chương trình ôn thi THPT quốc gia sẽ gồm kiến thức khối 10, 11 và 12. Khối lượng kiến thức sẽ tăng dần, đề thi dàn trải vào nội dung toàn cấp THPT. Chính vì thế, qua mỗi năm giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị nội dung, chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu năm. Nhà trường cũng chủ động được về điều kiện ôn thi, chủ động phổ biến quy chế thi và tổ chức định hướng sớm cho các em kể cả những em học sinh đầu cấp THPT.
Tùy theo tình hình thực tế năng lực học sinh mà mỗi đơn vị trường uyển chuyển phương pháp ôn tập. Tập trung triển khai những phương pháp hiệu quả cao mà có thể hệ thống được căn bản lượng kiến thức. Đi sâu vào phân tích từng dạng đề thi thử để sàng lọc đối tượng học sinh, có những hướng bồi dưỡng phụ đạo nhiều hơn.
Để công tác ôn tập đạt hiệu quả, các trường áp dụng hình thức học và ôn “cuốn chiếu”. Sau khi kết thúc bài học nào sẽ cho các em hoàn thành chương trình bao gồm dạng bài học và dạng bài tập của bài đó. Vừa tổ chức cho học sinh lớp 12 học chính khóa, kết hợp với những buổi học phụ đạo hệ thống kiến thức của lớp 11 và lớp 12.
Lượng kiến thức tăng đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải nỗ lực, nhất là ở việc kết hợp chương trình 2 khối lớp khi kiến thức dàn trải nội dung chương trình học của lớp 11 và lớp 12. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị từ việc nắm quy chế thi từ trước nên thầy trò chuẩn bị tâm lý khá tốt. Giờ chỉ còn tập trung vào hoàn thành chương trình lớp 12 và bước vào thời gian ôn tập cho Kỳ thi THPT quốc gia.
Thầy Trần Minh Hậu – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thị Riêng (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) – cho biết: “Nội dung chương trình ôn thi gồm cả 2 khối cuối cấp nên lượng thời gian đảm bảo hoàn thành nội dung ôn.
Để thực hiện tốt công tác ôn tập bao hàm kiến thức của lớp 11 và 12, đầu năm học nhà trường đã cho giáo viên và học sinh củng cố chương trình lớp 11 với việc học chính khóa 12. Song song đó vừa học chương trình lớp 12 tới đâu tiến hành ôn tập những bài học trước để khi bước vào giai đoạn ôn cơ bản các em đã hệ thống được kiến thức cho mình”.
Video đang HOT
Linh hoạt trong ôn tập
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, chương trình học lớp 12 gồm 37 tuần được kết thúc vào khoảng tháng 3 và trễ nhất là cuối tháng 4/2018. Đặc thù nội dung ôn tập thi THPT quốc gia năm nay “gánh” cả chương trình lớp 11 nên sau tuần 37 sẽ là khoảng thời gian để các trường tăng tốc cho kế hoạch ôn tập cụ thể.
Chính vì thế, cả thầy và trò phải linh hoạt về phương pháp ôn tập và bố trí thời gian hợp lý. Tận dụng thời gian để giải quyết nội dung lớp 12 mà cũng để lồng ghép chương trình lớp 11. Tùy điều kiện, các trường tiến hành cho học sinh lớp 12 học 2 buổi/ngày với buổi sáng học chính khóa, buổi chiều dạy phụ đạo củng cố kiến thức. Tập trung trọng tâm kiến thức của 2 khối, hạn chế tình trạng học lệch, học tủ.
Thời điểm cuối tháng 3, nhiều trường THPT bắt đầu hoàn thành chương trình lớp 12, tiến tới tổ chức thi kết thúc chương trình. Đây cũng là thời gian chạy nước rút khi tháng 4 các em phải bước vào thời gian ôn tập và hoàn thành việc đăng ký thi THPT quốc gia, đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.
Sau khi kết thúc chương trình, học sinh lớp 12 sẽ trải qua 10 tuần ôn tập tập trung đến ngày 25/6 sẽ bước vào làm bài thi đầu tiên của Kỳ thi THPT quốc gia 2018. Như vậy hệ thống lại kiến thức của 2 khối đảm bảo chuẩn kỹ năng, kiến thức đủ cho nội dung chương trình khá áp lực so với năm 2017. Để tiếp cận tốt, các trường xây dựng phương án ôn tập từ cơ bản đến nâng cao, lượng kiến thức được đưa vào ôn tập cũng phải cân nhắc kỹ.
Cô Lê Thị Hồng Ba – Phó Hiệu trưởng Trường THPT TP Sóc Trăng (Sóc Trăng), nhấn mạnh: “Đối với chương trình ôn tập thi THPT quốc gia năm nay, nhà trường có bước phổ biến quy chế thi cho các em HS nắm rõ.
Năm nay chương trình bao gồm cả nội dung lớp 11 thì nhà trường phối hợp với giáo viên phụ trách bộ môn linh hoạt mọi phương pháp ôn tập cho các em về nội dung của lớp 11 và lớp 12. Từ đầu năm học, trường đã lên phương án chuẩn bị nội dung ôn tập đến 10 tuần, sẽ tăng tốc hệ thống kiến thức căn bản vào giải bài tập vận dụng”.
Rút kinh nghiệm từ Kỳ thi THPT quốc gia 2017, năm nay các trường THPT đã có những phương án tổ chức học kết hợp ôn tập hiệu quả cho học sinh lớp 12. Hiện nay là khoảng thời gian các trường tập trung hoàn thành chương trình cuối cấp 12 và tiếp sau đó là tổ chức cho các em ôn tập một cách hiệu quả nhất…
Thùy Trang
Theo giaoducthoidai.vn
Giáo viên 'phía sau' của những học trò vài ba năm một lớp
Thầm lặng đồng hành, giúp học trò sau mỗi ngày tới trường. Họ là giáo viên dạy trẻ đặc biệt, phải chuẩn bị tâm lý dạy đi dạy lại trẻ chỉ một, hai con chữ trong nhiều tháng trời mà trẻ vẫn chưa thuộc.
Cô giáo Lê Thị Ánh kiên trì bên học trò nhỏ - Ảnh: NVCC
Vui khi học trò chịu học
Học sinh của cô giáo Lê Thị Ánh, quê Hà Nam là bé M., gần 6 tuổi. M có dấu hiệu của tự kỷ điển hình và M đã được can thiệp tích cực mỗi ngày khi mới 20 tháng tuổi. "A, a... chữ a đâu? Con chỉ cho cô chữ A!", "Đúng rồi, chữ ô đâu, ô đâu?", "Con nói đi, ô, ô, ô"... Bé M. cố gắng làm theo cô, mỗi lần làm đúng lại được cô tán thưởng.
Từ chỗ không biết nói, không biết chỉ tay, mắt không nhìn vào người đối diện, nay, M. đã giảm thiểu được nhiều hành vi, có thể trả lời những câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu bản thân bằng ngôn ngữ nói. Nhiều tháng nay, cô Ánh đã dạy M. làm quen với mặt chữ, con số, tập ghép một số âm, vần để M. chuẩn bị vào lớp 1.
Với nhiều trẻ, việc đến tuổi đi học lớp 1 là bình thường, nhưng, với các bé đặc biệt, đây lại là nấc thang vô cùng ý nghĩa. Đó còn là kết tinh của những tháng ngày nỗ lực can thiệp vô cùng kiên trì, bài bản... của các cô giáo.
Cô Trần Ngọc Diệp, người đã có hàng chục năm phục hồi chức năng cho trẻ đặc biệt , nhiều trẻ được cha mẹ đưa đến gặp cô với cùng một triệu chứng ban đầu là chậm nói. Tuy nhiên, mỗi bé chậm nói lại do nhiều nguyên nhân khác nhau, với các mức độ thương tổn khác nhau. Nếu trẻ chỉ chậm nói nhưng trí tuệ phát triển bình thường thì chỉ sau một thời gian ngắn can thiệp là bình phục và có thể đi học mẫu giáo, vào lớp 1... như mọi trẻ khác.
Nhưng, chậm nói, nói ngọng kèm với chậm phát triển trí tuệ, bại não, tự kỷ... thì để có thể đạt được mục tiêu đi học hòa nhập, việc can thiệp sẽ gian nan, lâu dài hơn rất nhiều. Như bé G., lúc đầu gia đình muốn nhờ các cô giáo can thiệp để đủ điều kiện năm sau vào lớp 1. Nhưng, qua thăm khám, tình trạng bệnh của bé nặng, lại lỡ mất giai đoạn can thiệp vàng nên cô đã chuẩn bị tinh thần cho phụ huynh, bé chưa thể đi học được ngay. Quả nhiên, sau 4 năm điều trị tích cực, bé mới đủ khả năng đi học hòa nhập.
"Tất nhiên, với các trẻ đặc biệt, mục tiêu đi học là để hòa nhập là chính vì khả năng nhận thức của các bé sẽ hạn chế hơn bạn bè. Có bé sẽ phải học lại vài ba năm một lớp. Nhưng, chỉ cần các bé "chịu học" cũng đã là vui rồi"- cô Diệp .
Cô Diệp cho biết: Mỗi khi một học sinh của mình vào lớp 1, cô hồi hộp, lo lắng lắm. Cô luôn tự hỏi liệu các bé có biết cách hòa nhập không, có chịu ngồi yên trong lớp không, có biết tương tác với bạn không và có hiểu (có thể chỉ là một phần) lời cô giáo giảng không? Khi câu trả lời là có thì đó là niềm hạnh phúc vô bờ.
Nghề của những người yêu trẻ
Cô Ánh tâm sự: Ai không yêu nghề, yêu trẻ thì sẽ không thể làm được nghề này. Bởi, các cô giáo sẽ phải chuẩn bị tâm lý dạy đi dạy lại trẻ chỉ một, hai con chữ trong nhiều tháng trời mà trẻ vẫn chưa thuộc. Hay là cô giáo thì dạy còn trẻ lại khó lơ chỗ khác, hoặc là tự nói một mình. Có cả những bé không kiềm chế được hành vi, còn lao vào tát, cấu, véo, la hét lại cô giáo. Nhẹ hơn là bé sẵn sàng vứt giáo cụ của cô xuống đất, ném thẻ chữ để chống đối.
Một tiết dạy của cô giáo với trẻ đặc biệt không nhẹ nhàng, yên ả như với trẻ bình thường. Các cô sẽ phải đọc đi đọc lại thật to hàng chục lần một từ nào đó cho trẻ nghe và buộc trẻ nhắc lại, hay là liên tục phải thay đổi nội dung, vừa học, vừa chơi, vừa dỗ dành, lúc cương, lúc nhu để không làm trẻ chán.
Đó cũng là lý do vì sao, phần lớn các cô giáo can thiệp hiện nay đều có tuổi đời trẻ, độc thân. Bởi như vậy thì các cô mới có đủ sức khỏe và có nhiều thời gian để dạy trẻ. Ngay cả khi trẻ đã đủ điều kiện vào lớp 1, thì quá trình can thiệp của các cô cũng không chấm dứt mà chuyển sang giai đoạn mới. Đó là cô không chỉ tiếp tục dạy con kỹ năng hòa nhập, mà còn trở thành gia sư cho con. Các cô sẽ vừa dạy can thiệp, vừa kiểm tra bài học ban ngày ở lớp cho các bé.
"Nhiều bé tự kỷ chỉ hiểu được nghĩa đen, các câu mệnh lệnh ngắn gọn nhưng không hiểu được cách diễn đạt dài, nghĩa bóng trong các bài văn, toán đố. Do đó, nhiều khi cô giáo can thiệp lại phải dạy cho các em học lại bài trên lớp, hướng dẫn các em bài hôm sau, âm thầm và kiên trì như một gia sư tận tụy của các bé trong suốt cả năm học.
Đến nay, cô Diệp tự hào vì đã có nhiều học sinh đi học hòa nhập thành công. Như có học sinh, học cô từ năm 3 tuổi, đến nay đã bước vào lớp 8. Tuy nhiên, cũng có những bé hiệu quả đạt được rất thấp, cơ hội được đón ngày khai giảng cùng các bạn gần như không có.
"Nếu được can thiệp trước 3 tuổi, cơ hội phục hồi rất cao nhưng từ trên 6 tuổi thì khả năng này thấp dần. Cá biệt, có trường hợp bại não lại can thiệp quá muộn hiệu quả gần như bằng 0". Đó là lý do vì sao, cô Diệp luôn mong các cha mẹ khi phát hiện con có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, đừng chần chừ mà nên đưa con đi thăm khám trước khi quá muộn".
Theo PNVN
Giáo viên không được coi thi tại điểm có học trò của mình Mỗi cụm thi THPT quốc gia được gán một mã số, gồm nhiều điểm thi. Giám thị được sắp xếp để tránh nhắc bài cho học sinh của mình. Giáo viên coi thi THPT quốc gia không được làm cán bộ ở điểm thi có học trò của mình tham dự. Ảnh minh họa: Mạnh Tùng Theo hướng dẫn thực hiện quy chế...