Chủ động phòng ngừa loãng xương trước khi quá muộn
Loãng xương phát triển chậm, âm thầm cho đến khi bệnh nhân bị gãy xương cho dù chỉ có té nhẹ hoặc va chạm nhẹ.
Loãng xương xảy ra khi mật độ xương giảm, khiến xương giòn và dễ gãy hơn. Ảnh: BoneHealthAndOsteoporosis.org.
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và mọi độ tuổi. Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Trực, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, người từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn.
Bên cạnh tuổi tác, có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến loãng xương. Đáng chú ý là tình trạng cơ thể không hấp thụ đủ canxi; thói quen sử dụng nhiều bia, rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích; lười vận động hoặc thường xuyên làm việc nặng nhọc. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới do sự suy giảm estrogen trong giai đoạn mãn kinh. Sự thiếu hụt hormone này khiến mật độ xương giảm, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, trung bình mỗi tuần có từ 5 đến 7 ca phẫu thuật gãy liên mấu chuyển xương đùi. Phần lớn bệnh nhân là người cao tuổi và có tình trạng loãng xương nặng. Đáng chú ý, có những trường hợp bệnh nhân bị gãy xương lần thứ hai, thậm chí lần thứ ba. Quá trình hồi phục sau phẫu thuật của những bệnh nhân này thường chậm hơn so với người trẻ tuổi hoặc những người không mắc loãng xương.
Gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay, gãy khớp háng thường chiếm tỉ lệ cao nhất trong bệnh lý loãng xương ở người cao tuổi. Ảnh: Bảo Trọng.
Theo các chuyên gia y tế, loãng xương diễn ra âm thầm và không có triệu chứng điển hình, khiến nhiều người không nhận biết mình đã mắc bệnh. Chỉ khi bệnh trở nặng, xương bị gãy hoặc xẹp, các biểu hiện mới dần xuất hiện.
Những triệu chứng thường gặp bao gồm đau nhức xương khớp, đặc biệt ở các khớp gối, khớp háng, thắt lưng và cột sống. Ngoài ra, người bệnh có thể bị cột sống gù hoặc vẹo, gặp tình trạng chuột rút, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi. Ở giai đoạn này, chỉ cần va chạm nhẹ hoặc ngã cũng có thể dẫn đến gãy xương
Biến chứng nghiêm trọng của loãng xương xảy ra khi bệnh không được điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ. Hậu quả có thể là rạn xương, nứt vỡ xương, thậm chí gãy xương. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ bị cong xương, cong vẹo cột sống, cong ống chân, dẫn đến chiều cao giảm dần theo thời gian.
Video đang HOT
Các tình trạng gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân và xương cẳng tay thường xảy ra khi có tác động mạnh như ngã, gập chân hoặc trượt chân. Trong cơ thể, những loại xương chịu lực nhiều nhất và dễ bị tổn thương do loãng xương là cột sống, xương đùi, cẳng chân, cánh tay và cẳng tay. Đáng chú ý, tỷ lệ gãy cổ xương đùi, gãy cổ tay và gãy khớp háng cao nhất trong các ca loãng xương, đặc biệt ở người cao tuổi
Loãng xương là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Do bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chủ động phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ để bảo vệ sức khỏe xương khớp về lâu dài.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng phòng ngừa loãng xương cần bắt đầu từ việc thay đổi lối sống. Lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe xương khớp.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố then chốt. Mọi người nên bổ sung thực phẩm giàu canxi như trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, kết hợp với việc cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Vitamin D giúp làm chậm quá trình mất xương và giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự kết hợp giữa canxi và vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Bên cạnh đó, thường xuyên tập luyện thể dục với cường độ phù hợp cũng là biện pháp hữu hiệu. Các bài tập vận động giúp tăng cường độ dẻo dai và chắc khỏe cho xương, từ đó giảm thiểu nguy cơ loãng xương và các biến chứng liên quan, như đi bộ, chạy bộ, bơi lội…
Khi xuất hiện các vấn đề về xương khớp như đau vùng cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, xương đùi, đầu gối, hoặc có các dấu hiệu bất thường như dáng đi thay đổi (đi lom khom, gù lưng), đau rõ rệt ở cột sống, đau hai bên liên sườn, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra.
Để phòng ngừa và phát hiện sớm loãng xương, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cần thiết. Trong đó, đo mật độ xương là quy trình không thể thiếu. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định mức độ loãng xương và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Về điều trị, thuốc giảm đau chỉ được khuyến cáo sử dụng khi thực sự cần thiết và tùy theo mức độ đau. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm paracetamol hoặc calcitonin, có thể được xịt mũi hoặc tiêm bắp, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp đau nặng sau gãy xương. Calcitonin có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương, đồng thời giúp giảm đau do loãng xương.
Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, đặc biệt là nhóm thuốc chứa corticosteroids. Việc lạm dụng nhóm thuốc này có thể làm tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn và khó kiểm soát, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh.
Nhân lực phục hồi chức năng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu người dân
Tại Việt Nam, với 10.000 người dân chỉ có 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng. Trong khi đó, mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là 0,5 -1 người/10.000 dân.
Mảnh ghép không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh
Phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng và là một trong các trụ cột của hệ thống y tế. Hiện nay, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng do xu hướng già hóa dân số, nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính.
Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của người bệnh.
Đặc biệt, phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, giúp cho người bệnh hồi phục lại tối đa chức năng cơ thể thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường.
Mục đích chính của phương pháp trong phục hồi chức năng là làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, từ đó, giúp người bệnh hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội. Những chức năng này có thể thuộc về chức năng thể chất hoặc tâm thần (khả năng vận động, nhận thức, tư duy,...).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm hoặc mất đi chức năng như: tai nạn, dị tật bẩm sinh, hậu quả của các bệnh lý nặng,... Mỗi trường hợp bệnh, khuyết tật sẽ phù hợp với một hình thức phục hồi khác nhau. Mục tiêu điều trị là hồi phục sức khỏe tối đa cho người bệnh, giúp họ lấy lại được khả năng tự hoạt động. Ở từng trường hợp, phục hồi chức năng sẽ đóng vai trò khác nhau như:
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động như liệt, yếu chân tay... giúp người bệnh có thể tự đi lại, tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Phục hồi chức năng cho người đột quỵ có thể tự sinh hoạt (tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo) mà không cần người khác giúp đỡ.
Phục hồi chức năng phổi cho người bệnh có thể hô hấp được tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Phục hồi chức năng tim cho người bị bệnh tim mạch không gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động thể dục thể thao....
Bệnh nhân tập phục hồi chức năng tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngoài ra, phương pháp phục hồi chức năng còn giúp người bệnh:
Ngăn ngừa thương tật thứ cấp. Thường là những di chứng xảy ra sau một bệnh lý nhất định. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh: teo cơ, co rút, cứng khớp, loét, loãng xương, cốt hóa lạc chỗ...
Tăng cường khả năng hoạt động còn lại của cơ thể, giảm thiểu tối đa hậu quả khuyết tật, tàn tật cho người bệnh.
Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình.
Với những lý do trên, phục hồi chức năng là một lĩnh vực mang tính cộng đồng cao, giúp người bệnh có những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, góp phần tăng cao ý thức phòng ngừa, giảm thiểu tỷ lệ khuyết tật.
Nhân lực phục hồi chức năng còn thấp hơn khuyến cáo
Theo TS.BS Vương Ánh Dương (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế), báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Bộ Y tế cho thấy có khoảng 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng trên 10.000 dân (0,25 người/10.000 dân), thấp hơn mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (từ 0,5 - 1 người/10.000 dân).
Tỷ lệ nhân viên y tế phục hồi chức năng ở Việt Nam đang ở mức thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Hiện nay, cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng. Mạng lưới hệ thống phục hồi chức năng bao gồm: 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ Y tế, 38 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh (trong đó có 10 bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng); 25 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành. Ở tuyến trung ương có 100% bệnh viện đa khoa, 75% bệnh viện chuyên khoa. Tuyến tỉnh có 90% bệnh viện đa khoa, 40% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Tuyến huyện có 70% bệnh viện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% Trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện đang quản lý 14 bệnh viện/trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng và 230 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng có hoạt động phục hồi chức năng.
Trong khi đó, phục hồi chức năng ngày càng chứng tỏ vai trò trong điều trị bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, sau ung thư, đột quỵ, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, các bệnh mạn tính...Do vậy, để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực, các trường, các cơ sở cần tích cực đào tạo liên tục, cung cấp nguồn nhân lực. Khi chất lượng của mạng lưới phục hồi chức năng được nâng cao sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Nguy cơ khi uống trà sữa mỗi ngày Khi dạy online trong dịch, con gái tôi để bên bàn làm việc của tôi ly trà sữa (thay vì nước lọc) rất ngon, giúp giảm đói lại tăng trí nhớ. Không chỉ các bạn trẻ mà cả người lớn cũng 'nghiện' thức uống này, nhưng sau khi nghiên cứu tài liệu, tôi thấy có đôi điều cần khuyến cáo các bạn trẻ....