Chủ động phòng ngừa, hạn chế ảnh hưởng do đột quỵ
Bất cứ ai cũng đều có thể trở thành nạn nhân của đột quỵ với những hậu quả nặng nề về sức khỏe, vật chất và tinh thần.
Mỗi cá nhân cần chủ động thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực để giúp chủ động phòng ngừa đột quỵ, hạn chế những biến chứng nguy hại có thể xảy ra.
Để phòng tránh đột quỵ
Có nhiểu nguyên nhân khác nhau làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ, trong đó các thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt cũng như đặc điểm tiền sử bệnh tật đóng vai trò rất lớn. Tùy theo đặc điểm cá nhân của mỗi người mà áp dụng các biện pháp như sau:
1. Biết bản thân có tăng huyết áp không: nên kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần mỗi năm nếu bình thường. Nếu tăng huyết áp, khám điều trị để kiểm soát tốt huyết áp.
2. Khám tim xem có bị rung nhĩ hay các loại bệnh tim khác không. Nếu có vấn đề tim mạch phải khám điều trị ngay và thường xuyên.
3. Nếu hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.
4. Nếu có uống rượu bia, chỉ uống rất điều độ tối đa 1 ly rượu nhỏ hoặc 1 lon bia mỗi ngày.
5. Nếu có tăng cholesterol: tập luyện, tiết chế ăn uống và uống thuốc theo toa.
6. Nếu có đái tháo đường: khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết thật tốt.
7. Năng vận động, tránh ngồi một chỗ, tập thể dục đều đặn.
8. Chế độ ăn ít muối (tránh ăn mặn), ít mỡ béo.
Phòng ngừa đột quỵ tái phát
Thay đổi lối sống:
Tăng cường vận động.
Video đang HOT
Giảm cân chống béo phì.
Không ăn nhiều mỡ béo, không ăn nhiều chất ngọt, đường, bột.
Không ăn thức ăn nêm nhiều mắm, muối.
Ăn nhiều rau, củ, trái cây.
Điều trị bệnh tăng huyết áp:
Giữ huyết áp ổn định, tối ưu 120/80 mmHg, theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần…).
Uống thuốc theo toa hằng ngày cùng với tái khám định kỳ.
Điều trị đái tháo đường:
Ăn uống đúng chế độ (cữ đường, giảm bột, ăn nhiều rau, đủ chất đạm, ít chất béo).
Chia nhỏ bữa ăn.
Uống hoặc chích thuốc đầy đủ theo toa.
Tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ.
Chữa tăng cholesterol máu, bỏ thuốc lá, ngưng rượu, điều trị bệnh tim nếu có.
Người bị đột quỵ loại tắc mạch phải uống thuốc phòng ngừa tắc mạch máu: aspirin, clopidogrel, dipyridamol aspirin.
Nếu có hẹp động mạch cảnh:
Phẫu thuật bóc mảng xơ (bóc nội mạc).
Can thiệp nong động mạch hẹp.
7 điều bạn có thể làm để ngăn ngừa đột quỵ
Tuổi tác cũng như tiền sử gia đình, người thân bị đột quỵ khiến chúng ta dễ bị đột quỵ hơn. Hãy bắt đầu từ hôm nay để phòng ngừa đột quỵ bất thường nhất là khi bạn không còn trẻ.
Bạn không thể đảo ngược năm tháng hoặc thay đổi tiền sử gia đình của mình, nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ khác mà bạn có thể kiểm soát, miễn là bạn biết về chúng.
Dưới đây là 7 cách để bắt đầu phòng ngừa rủi ro của bạn ngay hôm nay để tránh đột quỵ, trước khi đột quỵ có cơ hội tấn công.
1. Hạ huyết áp
Theo Harvard Health , huyết áp cao là một yếu tố rất lớn, nó làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí tăng gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu nó không được kiểm soát. Huyết áp cao là nguyên nhân lớn nhất gây ra nguy cơ đột quỵ ở cả nam và nữ. Hãy cố gắng duy trì huyết áp dưới 120/80 nếu có thể. Đối với một số người lớn tuổi, điều này có thể không thực hiện được vì tác dụng phụ của thuốc...
Bổ sung trái cây và rau xanh vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Ảnh: NHẬT LINH
Lời khuyên:
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn, lý tưởng là không quá 1.500 miligam mỗi ngày (khoảng nửa thìa cà phê).
- Tăng chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn trong chế độ ăn uống của bạn, đồng thời tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Ăn 4 - 5 cốc trái cây và rau mỗi ngày, một khẩu phần cá 2 - 3 lần một tuần và một vài khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt cùng với sữa ít béo hàng ngày.
- Tập thể dục nhiều hơn, ít nhất 30 phút mỗi ngày và hơn thế nữa, nếu có thể.
- Bỏ thuốc lá, nếu bạn hút thuốc.
2. Giảm cân
Béo phì cũng như các biến chứng liên quan đến nó (bao gồm huyết áp cao và tiểu đường) làm tăng khả năng bị đột quỵ. Nếu bạn thừa cân, giảm ít nhất 4.5kg có thể có tác động thực sự đến nguy cơ đột quỵ của bạn.
Mặc dù chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng là 25 hoặc ít hơn, nhưng điều đó có thể quá khó khăn đối với bạn. Hãy gặp ngay bác sĩ để có lời khuyên và một chiến lược giảm cân cá nhân hiệu quả.
Lời khuyên:
- Cố gắng ăn không quá 1.500 - 2.000 calo mỗi ngày (tùy thuộc vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI hiện tại của bạn).
- Tăng cường các hoạt động thể chất mỗi ngày như đi bộ, chơi gôn hoặc chơi quần vợt...
3. Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục góp phần làm giảm cân và giảm huyết áp, nhưng nó cũng có vai trò như một phương pháp giảm đột quỵ độc lập. Tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần.
Lời khuyên:
- Đi dạo vào mỗi sáng sau bữa ăn sáng.
- Bắt đầu một câu lạc bộ thể dục với bạn bè.
- Đi cầu thang bộ thay vì thang máy khi bạn có thể.
- Nếu bạn không có 30 phút liên tục để tập thể dục hãy chia nhỏ thành các buổi tập từ 10 - 15 phút một vài lần mỗi ngày.
4. Nếu uống bia rượu - hãy uống điều độ
Uống một chút rượu cũng không sao và nó có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn uống khoảng một ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ có thể thấp hơn. Một khi bạn bắt đầu uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên rất nhiều. Tốt nhất là không uống rượu hoặc nếu uống hãy uống điều độ.
Lời khuyên:
- Uống không quá một ly rượu mỗi ngày.
- Hãy chọn rượu vang đỏ vì nó có chứa resveratrol, được cho là có tác dụng bảo vệ tim và não.
5. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông theo một số cách khác nhau. Nó làm đặc máu và làm tăng lượng mảng bám tích tụ trong động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá là một trong những biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Bỏ thuốc lá ngay hôm nay để ngăn ngừa đột quỵ. Ảnh: NHẬT LINH
Lời khuyên:
- Hãy nhờ bác sĩ tư vấn cách bỏ thuốc phù hợp nhất.
- Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cai thuốc lá, chẳng hạn như thuốc hoặc miếng dán nicotine, nghe theo những tư vấn của bác sĩ...
- Đừng bỏ cuộc. Hầu hết những người hút thuốc cần cố gắng bỏ thuốc lá vài lần. Hãy xem mỗi nỗ lực như đưa bạn đến gần hơn một bước để đánh bại thói quen thành công.
6. Điều trị rung tâm nhĩ
Theo Harvard Health , rung tâm nhĩ là một dạng nhịp tim không đều khiến hình thành cục máu đông trong tim. Những cục máu đông này sau đó có thể di chuyển đến não gây ra đột quỵ. Rung tâm nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần. Nếu bạn bị rung tâm nhĩ, hãy điều trị ngay.
Lời khuyên:
- Nếu bạn có các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để khám.
- Bạn có thể cần dùng thuốc chống đông máu (làm loãng máu) như warfarin (Coumadin) hoặc một trong những loại thuốc chống đông máu tác dụng trực tiếp mới hơn để giảm nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ. Các bác sĩ của bạn có thể hướng dẫn bạn cách điều trị này.
7. Điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao sẽ làm hỏng các mạch máu theo thời gian, khiến các cục máu đông dễ hình thành bên trong chúng. Hãy cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
Lời khuyên:
- Theo dõi lượng đường trong máu của bạn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc để giữ lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị.
Dư thừa chất béo, uống nhiều rượu bia làm tăng cholesterol Chế độ dinh dưỡng dư thừa chất béo và lối sống ít vận động dẫn đến gia tăng cholesterol là nguyên nhân của nhiều bệnh gây hại sức khỏe, tính mạng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân kiểm tra diễn tiến sức khỏe người bệnh điều trị tại khoa. Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân,...