Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường

Theo dõi VGT trên

Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường - Hình 1

Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng các bước, góp phần tạo thói quen vệ sinh cơ thể

Sẵn sàng

Đưa đứa cháu ngoại có dấu hiệu ho, sốt nhẹ đi học, bà Nguyễn Thị Hạnh được các cô giáo tư vấn nên cho trẻ nghỉ ở nhà theo dõi; nếu trẻ sốt cao, hãy đưa đến cơ sở y tế. Trong việc đón trả trẻ mỗi ngày, các cô giáo Trường mầm non Hương Hồ (TP. Huế) đều theo dõi tình hình sinh hoạt, ăn uống của trẻ để trao đổi kịp thời với gia đình. Trong chương trình dạy học, giáo viên cũng lồng ghép thông tin cơ bản về cách vệ sinh cơ thể, an toàn thực phẩm, dấu hiệu nhận biết cơ thể bị bệnh qua hoạt động “Bé làm bác sĩ”; dạy trẻ rửa tay 6 bước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế… Phía bên ngoài mỗi lớp, các tờ rơi về phòng, chống bệnh đang lưu hành cũng được trường cập nhật thường xuyên nhằm giúp nâng cao nhận thức cho phụ huynh đưa đón trẻ.

Trường mầm non Hương Hồ có 3 cơ sở với gần 400 trẻ đang theo học, trong đó có 2 lớp ở thôn Chầm với 40 cháu. “Chăm lo, giáo dục sức khỏe cho trẻ là một phần quan trọng trong chương trình mầm non, giúp trẻ nâng cao thể trạng, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng, chống dịch bệnh theo mùa… Hàng tuần, trường đều vệ sinh đồ chơi và phơi nắng; cuối tuần, giáo viên trường triển khai phong trào Ngày Chủ nhật xanh để trường lớp luôn sạch đẹp”, cô Trần Thị Trang, Hiệu trưởng Trường mầm non Hương Hồ nói.

Theo cô Trần Thị Lan – nhân viên y tế Trường mầm non Hương Hồ, trên địa bàn chưa có ca bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, nhưng trường không chủ quan trong công tác phòng bệnh.

Ngoài truyền thông với phụ huynh bằng hình ảnh ở bảng tin trường, lớp, cô còn gửi hình ảnh, video lên nhóm lớp; lồng ghép góc hoạt động và bài tuyên truyền của cán bộ y tế trường vào chương trình học của lớp lớn. Tủ thuốc nhà trường luôn có hạ sốt, giảm đau, orizone, nhỏ mắt… đáp ứng khâu xử trí ban đầu.

Trường vùng ven chủ động, trường vùng trung tâm cũng luôn trong tinh thần sẵn sàng. Phường Đông Ba có 3 trường tiểu học, 2 trường mầm non, 2 trường cấp hai, một trường cấp 3. Việc phối hợp phòng chống dịch giữa trường – trạm thực hiện chặt chẽ. Nhóm zalo trường học cùng trạm y tế được duy trì từ thời phòng, chống dịch COVID-19 để cập nhật kịp thời thông tin và trao đổi tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Video đang HOT

Y sĩ đa khoa Đoàn Thị Đông Phương, Phó trưởng Trạm Y tế phường Đông Ba (TP. Huế) cho hay: “Đầu năm học, các trường đều tổ chức dọn dẹp, phát quang. Ngoại trừ Trường THPT Nguyễn Huệ chủ động trong xử lý môi trường, một trường mầm non phun hóa chất diệt muỗi, các đơn vị khác đều được trạm y tế phường hỗ trợ máy móc, dung dịch, hóa chất trước khi bước vào năm học mới. Theo quy trình phối hợp, nếu có ca bệnh, trường học báo trạm, trạm sẽ hướng dẫn cho học sinh nghỉ học, theo dõi 7-10 ngày; đồng thời vệ sinh môi trường lớp học nhằm tránh lây lan ca bệnh”…

Theo dõi sát, xử lý kịp thời

Trước thềm năm học mới, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo sức khỏe cho năm học mới; bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng ở các lớp học. Sở Y tế tỉnh lưu ý các địa phương giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh nhằm báo cáo kịp thời để có phương án xử lý, tránh hình thành ổ dịch. Trong đó, hướng dẫn các trường triển khai phòng, chống dịch, theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời trường hợp có nghi ngờ mắc bệnh, báo cơ sở y tế nhằm phối hợp xử lý kịp thời.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 900 ca sốt xuất huyết, hơn 80 ca tay chân miệng, 13 ca ho gà… trong đó, địa bàn TP. Huế có nhiều ca bệnh do mật độ dân số đông. Như mọi năm, Trung tâm Y tế TP. Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tập huấn công tác y tế trường học cho cán bộ y tế của 178 trường học thuộc khối mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố. BSCKI. Trần Ngọc Thành Nhân, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS TTYT TP. Huế thông tin: “Bên cạnh tập huấn phòng, chống dịch, các cán bộ y tế trường học còn được hướng dẫn cách sơ, cấp cứu ban đầu khi xảy ra thương tích; dấu hiệu nhận biết các triệu chứng sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, ho gà… và quy trình xử lý, tránh lây lan”.

Chia sẻ về chủ trương của ngành, Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo cho biết: “Ngành đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xây dựng kế hoạch phòng chống, giám sát dịch bệnh thường gặp mùa tựu trường; làm tốt công tác truyền thông để giáo viên, gia đình phối hợp trong phát hiện dấu hiệu bệnh, xử lý, phòng ngừa. Chúng tôi đã chỉ đạo các cơ sở y tế nắm bắt các bệnh thường gặp để chủ động trong chẩn đoán, điều trị phù hợp”.

Không chỉ ngành y tế và trường học nỗ lực triển khai công tác phòng, chống dịch, phía gia đình học sinh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung rau xanh và trái cây, thực hiện ăn chín – uống sôi, góp phần nâng cao thể trạng cho con em. Đặc biệt, cần cho trẻ tham gia tiêm chủng các mũi theo Chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ, đúng lịch; tiêm bù, tiêm vét cho trẻ theo yêu cầu của y tế địa phương.

Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ

Theo chuyên gia, sau mưa lũ nguy cơ tiềm ẩn bùng phát nhiều căn bệnh dễ dàng lây nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, cúm,...

Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tính đến cuối tháng 8/2024, ca mắc sởi tăng hơn 8 lần, số ca mắc ho gà tăng hơn 25 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Sau mưa lũ, nguy cơ xuất hiện các bệnh truyền nhiễm tăng cao.

Bộ Y tế lo ngại, sau mưa lũ lại trùng vào thời điểm cả nước đang bước vào năm học mới, học sinh các cấp đang quay trở lại trường học; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là với một số bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Dự báo thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Tại các địa phương khác trong cả nước cũng xuất hiện rải rác các ca bệnh sốt xuất huyết, sởi, ho gà...

Ông Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sau lũ lụt, các bệnh có nguy cơ gặp cao nhất là tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Ở các vùng sau mưa, lũ lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể. Các bệnh đường tiêu hóa hay gặp như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn. Nhóm các bệnh này thường dễ gây dịch với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp. T.rẻ e.m còn có nguy cơ mắc bệnh tay - chân - miệng.

Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh. Đây là các bệnh rất dễ lây và bùng phát dịch trên diện rộng. Điển hình trong số này là bệnh sốt xuất huyết, sốt do virus thường và sốt rét.

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Các triệu chứng nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

Một số trường hợp, cảm lạnh và cúm có thể dẫn đến viêm phổi, viêm xoang, viêm tai hoặc viêm họng. Các bệnh hô hấp thường có khả năng lây nhiễm cao, tạo thành dịch, gây khó khăn cho việc điều trị. Đau mắt đỏ cũng dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virus phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao hơn trong mùa mưa lũ.

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da.

TS.Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da.

Đặc biệt, trong thời điểm mưa lũ, các bệnh về da hay gặp nhất là các bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Bệnh da do nấm hay gặp nhất là nấm kẽ bàn chân, nấm móng chân. Nguyên nhân chủ yếu do người dân lội nước nhiều, làn da bị mềm đi, khả năng bảo vệ trước môi trường giảm, khi đó tác nhân bên ngoài môi trường như nấm dễ chui vào. Nấm dễ phát triển trong môi trường nóng ẩm nên trong mùa mưa lũ, người dân dễ bị nấm kẽ, nấm bàn chân, nấm móng chân...

Để phòng nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan thành dịch, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.

Cùng với đó đưa ra hướng dẫn, sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngành Y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn...

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh n.hiễm t.rùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn. Sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Theo bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, để hạn chế dịch bệnh lây lan trong tình hình mưa bão, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; rửa tay với xà phòng; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cách ăn bánh trung thu an toàn, không sợ tăng đường huyết và không sợ tăng cân
10:32:20 17/09/2024
Bệnh nhi 13 t.uổi bị thủng dạ dày do ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
18:41:41 18/09/2024
Chủ quan trong tầm soát, nhiều bạn trẻ suy thận nặng
18:37:08 17/09/2024
Lầm tưởng do đau miệng, người phụ nữ mắc ung thư lưỡi nguy hiểm
16:48:13 18/09/2024
Loại quả Việt được ví như 'sâm xanh', vừa bổ m.áu vừa ngừa loãng xương cực tốt
15:45:03 18/09/2024
Chế độ ăn khi bị căng cơ quá mức
10:19:51 17/09/2024
Liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore
09:21:22 18/09/2024
Thai phụ sốc phản vệ do tự dùng thuốc đau họng
09:05:54 18/09/2024

Tin đang nóng

Tranh cãi học vấn của Hoa hậu Kỳ Duyên: Nhà trường và chuyên gia nói gì?
21:57:31 18/09/2024
Mất vợ và 3 con trong trận lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ, người đàn ông vẫn đóng góp 10 triệu đồng để chia sẻ với đồng bào
18:36:41 18/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Chính thất tiếp tục "dí" Nam Thư, ăn gạch vì thái độ ngày càng "lố"
19:19:29 18/09/2024
Nữ diễn viên đưa chồng đi thảm đỏ, chỉ 1 chi tiết ông xã cúi người cưng chiều cũng hút triệu view
20:51:28 18/09/2024
"Tóm gọn" Jennie hẹn hò nam idol cực hot ở Mỹ, kéo đến ảnh sau lưng mà sốc vì độ bạo của "đàng gái"
21:34:46 18/09/2024
Ngọc Thuý: Cô gái triệu view bị đồn yêu Lý Hùng, giờ viên mãn bên chồng tiến sĩ
18:04:13 18/09/2024
"Thiên tài âm nhạc" Charlie Puth kết hôn với bạn gái từ thời niên thiếu
19:31:42 18/09/2024

Tin mới nhất

Liên tiếp xảy ra các vụ điện giật nghiêm trọng

18:39:43 18/09/2024
Hội chứng này thường xuất hiện sau các chấn thương nặng như sập hầm, đổ nhà, động đất, bỏng diện tích lớn, hoặc bỏng do điện giật và sét đ.ánh.

Hà Nội: Hơn 500 người mắc bệnh da liễu sau bão Yagi

18:37:29 18/09/2024
Các cơ sở y tế, hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn được đảm bảo tốt. Tổ chức thường trực khám chữa bệnh 24/24 giờ, không để gián đoạn công tác khám chữa bệnh.

Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho t.rẻ e.m?

18:35:13 18/09/2024
Một trong những vấn đề chính là việc chỉnh răng chắc chắn không hề thú vị, trẻ nhỏ có thể cảm thấy bực bội và khó chịu khi có các khí cụ như mắc cài hay máng trong miệng.

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

18:28:12 18/09/2024
Yến mạch rất giàu chất xơ hòa tan beta-glucan. Beta-glucan giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm chậm quá trình trình tiêu hóa, giữ ổn định lượng đường trong m.áu.

Trà hoa nghệ tây mật ong, liệu pháp tự nhiên trị mất ngủ

18:25:34 18/09/2024
Việc bổ sung mật ong càng làm tăng hiệu quả này, giúp tạo ra trạng thái tinh thần tích cực trước khi ngủ và giảm những suy nghĩ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

B.é t.rai 4 t.uổi suýt c.hết vì cúm A/H1N1, bệnh nguy hiểm như thế nào?

18:23:30 18/09/2024
Rửa tay bằng xà phòng và nước. Đừng chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Ở nhà nếu bị bệnh. Không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, ống hút và đồ dùng.

Phát hiện côn trùng dài 3 cm sống lâu ngày trong tai

18:18:11 18/09/2024
Bệnh nhân sau đó được bác sĩ chỉ định nội soi gắp dị vật. Sau khi được gắp bỏ "con bọ" và vệ sinh tai, tình trạng đau buốt tai của bệnh nhân giảm dần. Con vật gắp ra là một "con bọ" có chiều dài khoảng 3cm, rộng 1cm.

Đừng chỉ ăn quả, lá của cây này mọc um tùm được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' hàng đầu

18:15:56 18/09/2024
Trong trường hợp mắc bệnh kiết lỵ, cắt rễ và lá của cây ổi, đun chừng 20 phút, lọc lấy nước uống hàng ngày đến khi bệnh giảm. Để giảm đau dạ dày, đun sôi 8 lá ổi trong 1,5 lít nước uống ba lần một ngày.

Phát hiện bất ngờ về vai trò của tinh bột đối với bệnh gout

18:13:25 18/09/2024
Các chương trình giảm cân ít carbohydrate có thể làm giảm nồng độ urat, mặc dù mối quan hệ giữa lượng carbohydrate nạp vào và nguy cơ mắc bệnh gout vẫn chưa chắc chắn.

Phẫu thuật lấy hơn 50 viên sỏi ở túi mật bệnh nhân

18:11:34 18/09/2024
Để phòng tránh các bệnh lý về túi mật và các bệnh về ổ bụng khác, mọi người nên: Khám sức khỏe định kỳ mỗi 4-6 tháng/lần, đặc biệt là siêu âm bụng để phát hiện sớm.

Những bài tập phù hợp cho người bệnh đa hồng cầu nguyên phát

18:09:08 18/09/2024
Khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi khi cơ thể đang mệt mỏi. Nếu tập thể dục trong tình trạng này, nguy cơ chấn thương sẽ tăng cao và lợi ích của bài tập không được tận dụng tối đa.

Đây là những nguy cơ sức khỏe khi bỏ ăn sáng

17:55:25 18/09/2024
Ăn sáng lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu của cơ thể bỏ ăn sáng có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng đột biến hoặc giảm đột ngột, gây ra cảm giác thèm ăn không lành mạnh và mệt mỏi.

Có thể bạn quan tâm

Haaland chuẩn bị phá kỷ lục lịch sử của Ronaldo, Pep Guardiola cảnh báo

Sao thể thao

23:32:58 18/09/2024
HLV Pep Guardiola của Man City đưa ra lời cảnh báo với Erling Haaland khi kỷ lục lịch sử của Ronaldo sắp bị t.iền đạo người Na Uy phá vỡ.

Phim remake hiếm hoi hay chẳng kém bản gốc: Dàn cast "xịn sò", nam chính diễn xuất thần sầu chinh phục cả thế giới

Phim âu mỹ

23:18:13 18/09/2024
Thời điểm hiện tại, rạp Việt đang có một bộ phim rất đáng thử cho các fan của thể loại kinh dị - tâm lý, đó là Không nói điều dữ (tựa Anh: Speak no evil ).

10 năm thăng trầm của Nguyễn Cao Kỳ Duyên trong showbiz

Sao việt

23:15:03 18/09/2024
Có thể nói trong suốt quãng đường 10 năm làm nghệ thuật, Kỳ Duyên được xem là nàng hậu nhận được nhiều quan tâm nhất của khán giả.

Quyền Linh hỗ trợ tài xế chinh phục người phụ nữ độc thân t.uổi U.50

Tv show

22:57:19 18/09/2024
Nhờ sự giúp sức của Quyền Linh cùng với tình cảm chân thành của nam tài xế đã thuyết phục được đàng gái bấm nút hẹn hò.

Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn

Tin nổi bật

22:49:05 18/09/2024
8 thuyền viên gặp nạn trên tàu hàng bị chìm ở vùng biển Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cứu hộ đưa vào bờ an toàn.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phá vỡ Kpop như thế nào?

Nhạc quốc tế

22:43:30 18/09/2024
Nghiên cứu mới của trang musicMagpie cho thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng của trí tuệ nhân tạo đối với ngành công nghiệp âm nhạc, đặc biệt là Kpop.

Nguyên nhân cái c.hết của anh trai Michael Jackson

Sao âu mỹ

22:40:40 18/09/2024
Theo báo cáo, nam nghệ sĩ được cho là đã t.ử v.ong vì lên cơn nhồi m.áu cơ tim khi đang lái xe từ New Mexico đến Oklahoma (Mỹ).

Sau '2 ngày 1 đêm', Kiều Minh Tuấn và Cris Phan tham gia lồng tiếng cho phim Hollywood

Hậu trường phim

22:24:39 18/09/2024
Kiều Minh Tuấn và Cris Phan - hai cây hài trong show truyền hình 2 ngày 1 đêm cùng được mời lồng tiếng cho phim hoạt hình Hollywood Transformers Một .

Jennie lộ điều khiến V và G-Dragon mê như điếu đổ, Blackpink gặp nạn bất ngờ

Sao châu á

21:42:41 18/09/2024
Mới đây, kênh YouTube chính thức của Disney+ Hàn Quốc đã phát hành video bình luận cho My name is Gabriel, show truyền hình thực tế có sự xuất hiện đặc biệt của Jennie (BlackPink).

Vụ clip "Quả báo Làng Nủ Lào Cai": An ninh mạng vào cuộc, lãnh đạo lặn mất tăm

Xã hội

21:19:28 18/09/2024
Mới đây, Cơ quan An ninh mạng đã vào cuộc làm việc xác minh về vụ kênh YouTube Những bài học nhỏ đăng clip Quả báo Làng Nủ Lào Cai để có hướng xử lý tiếp theo, làm yên lòng dân chúng.

Hà Lan muốn từ bỏ các quy định về di cư của EU

Thế giới

21:03:29 18/09/2024
Việc từ chối tham gia hiệp ước di cư của EU là một trong những cách mà Chính phủ Hà Lan hy vọng sẽ giảm tình trạng di cư liên quan đến người tị nạn, nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng điều này khó có thể thành công...