Chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông Xuân
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tại khu vực miền Bắc đang vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm.
Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng…và một số bệnh có vaccine dự phòng ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
Thời gian tới là dịp Tết 2024 và mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, làm gia tăng số mắc, nhất là với trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Để tiếp tục chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông Xuân năm 2023-2024, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo UBND các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Video đang HOT
Đảm bảo kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trên địa bàn, thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do virus.
Các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.
Cùng với đó, ác đơn vị duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng. Phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Mặt khác, các đơn vị tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, thường xuyên tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng; tuyên truyền vận động người dân giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải. Huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở để tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/ bọ gậy”.
Các đơn vị tiếp tục tổ chức tốt và chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và phối hợp triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị.
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Tăng cường truyền thông phòng bệnh nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe.
Các đơn vị tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ.
Bộ Y tế chỉ đạo các Sở: GD&ĐT, NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động: Vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.
Cẩn trọng với các bệnh hô hấp do vi khuẩn Mycoplasma
Thời điểm hiện tại, hình thái thay đổi thời tiết thất thường đã khiến xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh hô hấp do vi khuẩn Mycoplasma.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp thường tấn công nhóm người có sức đề kháng yếu như trẻ em, người có bệnh lý nền, người cao tuổi.
Ảnh minh họa
Triệu chứng chung của người nhiễm phải vi khuẩn này là: Ho khan dữ dội, sốt, rét run, toát mồ hôi, đau ngực, khó thở. Điều nguy hiểm là, vi khuẩn này tồn tại trong họng và dịch tiết hô hấp nhiều ngày trước khi bệnh khởi phát và còn tồn tại nhiều tuần sau khi khỏi bệnh.
BS Hà Tấn Lộc (Khoa Nội tổng hợp, BVĐK quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết, hội chứng phổi trắng là tình trạng khi chụp X-quang phổi, hình ảnh trên X-quang cho thấy xuất hiện những đốm trắng hoặc đôi khi là một mảng màu trắng ở phổi. Đây có thể là báo hiệu nhiều vấn đề về phổi như viêm phổi do nhiễm khuẩn, ung thư phổi, xơ cứng màng phổi, tràn dịch màng phổi... Tuy nhiên, hình ảnh chụp X-quang phổi này không thể đưa ra chẩn đoán chính xác mà bác sĩ còn căn cứ vào nhiều yếu tố để có thể đánh giá và xác định được bệnh.
Tôi tìm hiểu được biết, hội chứng phổi trắng do vi khuẩn mycoplasma là tình trạng người bệnh bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh hô hấp có tên gọi đầy đủ là mycoplasma pneumoniae (M. pneumoniae) - là tác nhân gây bệnh viêm phổi không điển hình ở người. Nếu chủ quan với bệnh viêm phổi do vi khuẩn M. Pneumoniae, không điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: suy hô hấp, viêm kết mạc, viêm màng phổi khô, hen phế quản, các biến chứng về tim mạch, biến chứng đường tiêu hóa...
Tôi cho rằng, để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm này, Bộ Y tế, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền để người dân không chủ quan. Đặc biệt, mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng; thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, che miệng, mũi khi ho và hắt hơi; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng; tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp; Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần tự cách ly với cộng đồng, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị một cách kịp thời.
Thái Nguyên: Số ca mắc bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng Từ đầu năm đến nay, dù chỉ xuất hiện rải rác nhưng một số dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có xu hướng gia tăng. Cán bộ Trung tâm Y tế TP. Thái Nguyên phun khử khuẩn tại khu vực xuất hiện ca mắc bệnh bạch hầu - khu ký túc xá Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên. Theo đó,...