Chủ động bảo vệ sức khỏe khi rét đậm, rét hại
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Công điện số 1950 yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại.
Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh tăng cường phòng chống rét cho bệnh nhân.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh/thành phố khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại để có phương án chuẩn bị phòng, chống. Rà soát các kế hoạch, phương án ứng phó với rét đậm, rét hại.
Đồng thời, tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, học sinh; thực hiện hướng dẫn cho người dân cách giữ ấm và chống rét, đề phòng các biến chứng về hô hấp và tim mạch.
Bảo đảm an toàn trong việc sưởi ấm tại nhà, nhất là vào ban đêm, không để gây ngộ độc khí do bếp than, củi. Tổ chức trực chuyên môn, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, nhất là ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa; tăng cường giữ ấm, tránh rét cho bệnh nhân tại các cơ sở y tế.
Video đang HOT
Để chủ động bảo đảm sức khỏe cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, thị xã, thành phố tăng cường phòng chống rét cho bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Theo đó, hầu hết các đơn vị y tế đều đã có phương án và triển khai thực hiện phòng chống rét cho bệnh nhân và gia đình người bệnh; bố trí đầy đủ thuốc cấp cứu và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu do thời tiết rét đậm, rét hại gây ra.
Hạn chế tới mức thấp nhất tác hại không mong muốn tới sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là hệ thống y tế dự phòng đã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống rét đậm, rét hại, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Thực tế cho thấy, trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua, số bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế tăng cao, đa số là các bệnh về tim mạch và đường hô hấp, trong đó phổ biến ở đối tượng là người cao tuổi và trẻ em. Tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh những ngày qua, lượng bệnh nhân tăng khoảng 30% so với trước đó, chủ yếu là người cao tuổi đến khám các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tim mạch…
Các bác sĩ khuyến cáo, đối với người cao tuổi, sức đề kháng đã thuyên giảm, bản thân lại thường mang trong mình nhiều loại bệnh của tuổi già như tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, tim mạch… Chính vì vậy, khi có sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là trời rét đậm, rét hại nếu không chú ý đề phòng, dễ dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp và gây tái phát bệnh cũ.
Nếu không được cứu chữa kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp, đột quỵ, thậm chí tử vong. Đối với trẻ em, sức đề kháng của cơ thể chưa cao. Bên cạnh đó với bản tính hiếu động, hay chạy nhảy khiến trẻ cảm thấy nóng nực, cởi bỏ áo ấm hoặc gây toát mồ hôi dễ gây cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời bệnh có thể tiến triển trở thành viêm phổi, nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Để chủ động phòng bệnh, bảo đảm sức khỏe trong những ngày rét đậm, rét hại, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan, thì quan trọng nhất chính là kiến thức, thực hành phòng bệnh của mỗi người, mỗi gia đình trong việc giữ ấm cho cơ thể, tránh thay đổi môi trường đột ngột và tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Chế độ ăn cho người bị bệnh gout
Tôi 43 tuổi, sức khoẻ tương đối ổn định, tuy nhiên gần đây tôi rất hay bị đau các khớp chân, nhất là sau khi đi nhậu với khách hàng. Đi khám bác sĩ nói tôi bị gout và cho uống thuốc điều trị. Xin quý báo tư vấn cho tôi chế độ ăn cho bệnh này.
Hoàng Sơn (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là rất quan trọng để có thể chung sống hòa bình với bệnh này.
Người bị bệnh gout nên: Bổ sung thêm 500 - 1.000mg vitamin C hàng ngày. Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric. Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo...)
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn.
Tăng cường các loại thực phẩm như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà...
Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ôliu, dầu lạc, dầu vừng... để giảm bớt lượng chất béo. Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh: Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến....);
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da;
Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ; Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế; Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric.
3 kiểu người có thèm mấy cũng tuyệt đối không ăn súp lơ, tránh rước hoạ vào thân Được biết đến là loại rau giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể ăn súp lơ. Đối với cơ thể con người thì thành phần khoáng chất-vitamin rất có ích bởi nó có tác dụng từ nhiều mặt: Kích thích các quá trình trao đổi chất và tham...