Chốt thời gian thi tốt nghiệp THPT
Sáng 30/3, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển chính thức lên tiếng xác nhận kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sẽ thi trong 2,5 ngày.
Theo dự thảo 4 phương án được Bộ GD-ĐT công bố trước đó, việc tổ chức thi trong năm buổi được phân bổ cụ thể như sau: Ngày 2/6: buổi sáng thi Ngữ văn từ 8h – 10h; buổi chiều thi Lịch sử từ 13h30 – 15h, thi Vật lý từ 16h15 – 17h15.
Ngày 3-6: buổi sáng thi Toán từ 8h – 10h; buổi chiều thi Địa lý từ 13h30 – 15h, thi Hóa học từ 16h15 – 17h15. Ngày 4-6: buổi sáng thi Ngoại ngữ từ 8h – 9h, thi Sinh học từ 10h15 -11h15.
Bộ GD-ĐT đánh giá ngoài các ưu điểm như phương án 1, phương án này có thêm một số ưu điểm: hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn được bố trí riêng vào hai buổi sáng sẽ tạo tâm lý tốt cho học sinh, giảm áp lực đối với hội đồng thi.
Năm 2014, thí sinh sẽ tốt nghiệp THPT trong 2,5 ngày. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung)
Video đang HOT
Thời gian thi của các buổi sáng bắt đầu từ 8h, thuận lợi cho việc tổ chức khai mạc vào sáng 2-6. Tuy nhiên có hạn chế đó là thời gian thi kéo dài hơn vì phải thi hai ngày rưỡi và gây tốn kém hơn cho công tác tổ chức thi và cho xã hội.
Hiệu trưởng một trường THPT của Hà Nội cũng nhận định thí sinh hiện nay đều học theo phân ban trên cơ sở của khối thi ĐH, CĐ. Với phương án này, các thí sinh chọn thi theo các khối A, B, C, D sẽ không phải thi 1 buổi với 2 môn thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận áp lực cho các thầy cô và trường sẽ nặng hơn khi tổng số môn thi tốt nghiệp là 8.
Về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Thứ trưởng Hiển cho biết đề thi Ngoại ngữ sẽ có thêm phần tự luận, các đề thi môn khoa học xã hội sẽ tăng khả năng mở, liên hệ nhiều đến thực tế và mang dấu ấn cá nhân của các em. Ở các môn như Lịch sử, Ngữ văn, thí sinh sẽ phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt. Môn Ngoại ngữ cũng cần phải biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng.
Theo TTVN
Thi tốt nghiệp THPT 2014: Đề nghị xếp lịch sử là môn thi cuối
Đã có trường không học sinh nào chọn thi môn lịch sử. Điều này khiến Bộ GD-ĐT phải đặt ra nhiều tình huống trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trong giờ học ôn chuẩn bị thi học kỳ - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hội đồng tạm nghỉ nếu môn thi không có thí sinh đăng ký thi
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT, Bộ yêu cầu mỗi trường tổ chức một hội đồng thi, không khuyến khích thi theo cụm trường (nhiều trường THPT trong một hội đồng thi) như nhiều địa phương vẫn thực hiện trong các năm qua. Nếu trở thành quy định chính thức thì chắc chắn ở những trường không có học sinh nào thi sử hoặc một môn bất kỳ thì hội đồng thi đó thay vì phải tổ chức thi 8 môn sẽ chỉ còn 7 môn.
Cùng với đó, sẽ có nhiều hội đồng thi mà môn lịch sử hoặc sinh học chỉ có một phòng thi với số lượng thí sinh ít ỏi.
Theo ghi nhận của Thanh Niên trên số báo ra ngày hôm qua 4.3, ở những trường THPT cho học sinh đăng ký thử các môn thi tự chọn, kết quả: môn lý được chọn nhiều nhất, sau đó là ngoại ngữ, hóa. Hai môn có số học sinh đăng ký thấp là sinh và sử.
Đứng trước thực tế này, một cán bộ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang xây dựng hướng dẫn tổ chức thi với những quy định cụ thể cho tất cả các tình huống phát sinh xung quanh những thay đổi trong kỳ thi năm nay. Tuy nhiên, trong trường hợp dù có hội đồng thi mà môn nào đó chỉ có vài thí sinh thì vẫn phải hoạt động theo đúng quy định với đầy đủ các thành phần tham gia. Trường hợp có môn thi không học sinh nào dự thi thì hội đồng được tạm nghỉ buổi thi đó, nhưng chắc chắn không được phép đẩy môn thi sau lên để rút ngắn thời gian, vì đây vẫn là kỳ thi quốc gia với đề thi chung nên thời gian mở đề thi của mỗi môn là thống nhất trên toàn quốc.
Chính vì vậy, có ý kiến đề nghị Bộ nên đưa môn lịch sử thi vào buổi cuối cùng để trường hợp hội đồng thi không có thí sinh thi sử sẽ tránh được khoảng thời gian "chết" giữa các môn thi.
Sẽ góp ý chọn phương án tổ chức thi phù hợp
Ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay: "Sở sẽ không tổ chức thi theo cụm như cách làm từ rất nhiều năm nay nữa nếu quy chế của Bộ không khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, hiện Sở chưa có yêu cầu nào với các trường về thi tốt nghiệp. Trong tuần này, chúng tôi mới tổ chức hội nghị và đưa ra những yêu cầu cụ thể".
Còn ông Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình, thông tin đã có văn bản đề nghị các trường phổ thông cho học sinh thử đăng ký các môn tự chọn. Từ sự đăng ký này, Sở sẽ phân tích để đánh giá nên chọn phương án tổ chức thi nào để góp ý kiến với Bộ GD-ĐT.
Theo TNO
Thi tốt nghiệp THPT: Đừng tạo áp lực cho thí sinh Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra 4 phương án lịch thi tốt nghiệp THPT 2014, trong đó có 3 phương án thi trong 2 đến 2 ngày rưỡi (mỗi buổi thi 2 môn) và một phương án tổ chức thi trong 4 ngày (mỗi buổi thi 1 môn), lãnh đạo các trường bày tỏ ý kiến khác nhau. Học...