Chốt thời gian họp đại hội đồng cổ đông, Bầu Đức đã được cứu?
Thông tin Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) sẽ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016 vào tháng 9 tới phát đi tín hiệu phương án tái cơ cấu nợ có thể đã được Chính phủ phê duyệt.
HĐQT HAGL vừa họp thông qua Nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Theo đó, dự kiến ngày chốt danh sách trong tháng 8.2016 và thời gian họp dự kiến trong tháng 9.2016. Địa điểm họp dự kiến tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Cùng ngày, HĐQT HAGL Agrico cũng họp thông qua việc dự kiến trong tháng 8 sẽ chốt danh sách cổ đông dự họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 dự kiến tổ chức vào tháng 9.2016 tại TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Với thông tin sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đồng thường niên năm 2016 vào tháng 9, có khả năng Chính phủ đã phê duyệt phương án tái cơ cấu nợ của Bầu Đức
Mới đây, HAGL Agrico đã chính thức lên tiếng bác tin hủy niêm yết cổ phiếu HNG. Theo đó, công ty cho biết những ngày qua ban lãnh đạo công ty đã nhận được nhiều thắc mắc của cổ đông và nhà đầu tư về việc có thông tin cổ phiếu HNG hiện đang niêm yết tại HOSE sẽ hủy niêm yết. Vì vậy, HNG xác nhận tin đồn hủy niêm yết cổ phiếu HNG là thông tin hoàn toàn không chính xác và không có căn cứ.
Thông tin Bầu Đức sẽ tổ chức ĐHĐCĐ cả HAGL và HAGL Agrico vào tháng 9 tới được giới đầu tư dự đoán về khả năng phương án tái cơ cấu nợ cho HAGL đã được Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, theo nguồn tin của Dân Việt, sau khi có cuộc họp với sự tham dự của nhiều cục, vụ chức năng bàn và xem xét, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông qua để xuất của 10 ngân hàng về phương án tái cơ cấu nợ cho Bầu Đức. Cơ quan này cũng đồng ý sẽ trình lên Chính phủ để xin ý kiến về phương án tái cơ cấu nợ cho Bầu Đức.
Video đang HOT
Nếu phương án tái cơ cấu nợ được Chính phủ phê duyệt, điều đó đồng nghĩa với việc HAGL của Bầu Đức sẽ được cứu.
Đại diện của HAGL cũng từng nói, việc hoãn chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 trong thời gian qua là vì công ty còn chờ Chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu nợ. Bởi chỉ khi có phương án tái cơ cấu nợ, HĐQT của công ty mới xây dựng được kế hoạch hoạt động kinh doanh trong năm.
Theo nguồn tin của Dân Việt, phương án tái cơ cấu nợ cho Bầu Đức được trình lên Chính phủ phê duyệt chỉ tái cơ cấu nợ cho những khoản vay để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Còn những khoản nợ liên quan đến bất động sản, HAGL sẽ phải thực hiện theo đúng nghĩa vụ trả nợ trên hợp đồng.
Được biết, phương án tái cơ cấu nợ của Bầu Đức được trình lên Chính phủ hồi tháng 12.2015. Tuy nhiên, đây là giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực, do vậy, phương án này bị trì hoãn cho đến khi có Chính phủ mới.
Sau khi ngồi “ghế nóng”, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã xem xét lại phương án tái cơ cấu nợ của Bầu Đức vào hồi giữa tháng 5 vừa qua và trình lên Chính phủ xin ý kiến.
Tại thời điểm 31.3.2016, nợ phải trả của HAGL đã lên tới 34.099 tỷ đồng, tăng 1.137 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2015. Trong đó, nợ ngắn hạn là 14.563 tỷ đồng, tăng 1.350 tỷ đồng.
Thuyết minh báo cáo tài chính HAGL cho thấy, đến cuối quý I.2016, các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của Bầu Đức ở mức 28.107 tỷ đồng, tăng 1.008 tỷ đồng so với 3 tháng trước đó. Trong đó, vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả là 9.621 tỷ đồng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng.
Chủ nợ lớn nhất của Bầu Đức là BIDV với khoản nợ 10.664 tỷ đồng, HDBank là 2.236 tỷ đồng, Eximbank là 3.955 tỷ đồng, VPBank là 2.800 tỷ đồng, Ngân hàng liên doanh Việt Lào là 2.253 tỷ đồng, Sacombank là 1.658 tỷ đồng…
Ngân hàng không được sách nhiễu doanh nghiệp, người dân
"Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm khi thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý, cán bộ, công chức người lao động ngành phải quán triệt đạo đức nghề nghiệp..." - chỉ thị 05 vừa được Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng ký ban hành nêu rõ.
Thống đốc Lê Minh Hưng.
Chống quan liêu, sách nhiễu dân và DN
NGÀY 28/6, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng ký ban hành số 05/CT-NHNN Về triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Theo đó, Thống đốc yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD) quán triệt công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Cùng đó, nâng cao vai trò, ý nghĩa của công tác cải cách hành chính; chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thống đốc nhấn mạnh thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về các vi phạm khi thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động trong phạm vi quản lý.
Liên quan đến Kế hoạch hành động ngành , đối với các đơn vị tại trụ sở chính NHNN, Thống đốc nhấn mạnh cần chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan làm việc với các tổ chức quốc tế tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính, ý nghĩa của Chỉ số tiếp cận tín dụng quốc gia1, đồng thời cung cấp thông tin liên quan đến ngành Ngân hàng để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực để xếp hạng. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao điểm số và vị trí xếp hạng của Chỉ số này.
Đặc biệt, liên quan tới nghiệp vụ, Thống đốc Hưng yêu cầu các đơn vị phải điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ và diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao vị thế của đồng Việt Nam; thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Cùng đó, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng phù hợp với thông lệ, các cam kết quốc tế và quy định của Luật NHNN, Luật Các TCTD đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Đối thoại định kỳ với doanh nghiệp
Đối với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Thống đốc nhấn mạnh cần chỉ đạo tổ chức thực hiện có kết quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, xác định đây là chương trình lâu dài, thường xuyên, đảm bảo thiết thực bằng các cuộc đối thoại trực tiếp, định kỳ và các hợp đồng cam kết cho vay vốn cụ thể giữa ngân hàng với doanh nghiệp trên địa bàn. Cùng đó, chủ động tham mưu với NHNN và chính quyền địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo các Chương trình thực sự phát huy hiệu quả.
Thống đốc cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng: nghiên cứu, xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý kết hợp với việc đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phù hợp với quy định của pháp luật, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.
Tích cực cải tiến mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng có khả năng giao dịch trên các phương tiện điện tử với tính năng an toàn, bảo mật cao. Thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống quản lý rủi ro; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và tự giám sát chất lượng dịch vụ để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện đầy đủ các quy định; kịp thời phát hiện và nhanh chóng khắc phục những vấn đề tồn tại liên quan đến chất lượng dịch vụ.
Cùng ngày, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1355/QĐ-NHNN ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ.
Khánh Huyền (Nguồn: Tiền Phong)
Các đại gia giàu nhất Việt Nam lần lượt dắt nhau làm nông nghiệp Các đại gia giàu nhất thị trường chứng khoán liên tục đổ tiền vào nông nghiệp nhằm tìm kiếm tăng trưởng. Điều này đã khiến sàn chứng khoán được xem như là một nông trường lớn. Việc đầu tư vào nông nghiệp ở thời điểm cuối 2014 đầu 2015 được đánh giá thuận lợi như "diều gặp gió", khi áp lực từ các...