‘Chốt’ thi tốt nghiệp THPT vào ngày 9-10/8
Chính phủ đã thống nhất với phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8 do Bộ GD-ĐT chủ trì.
Kỳ thi được giữ ổn định như năm 2019
Trên cơ sở đề xuất của Bộ GD-ĐT, Chính phủ đã thống nhất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020 do Bộ trình. Kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8 với yêu cầu phải bảo đảm kết quả chính xác, khách quan, tin cậy để xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng như phục vụ tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng.
Về cơ bản, kỳ thi vẫn được giữ ổn định như năm 2019. Nội dung thi sẽ gồm 5 bài thi (bài thi độc lập Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ; bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội).
Bộ GD-ĐT cũng công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp thí sinh yên tâm, đề thi bám sát nội dung chương trình được tinh giản, đồng thời có sự phân hoá để đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và bảo đảm cơ hội cho các thí sinh khi có nguyện vọng tham gia xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.
“Chính phủ đã giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương, khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi ở địa phương, tổ chức coi thi, chấm thi nghiêm túc, trung thực.
Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp tỉnh tổ chức kỳ thi đảm bảo “an toàn, nghiêm túc và thành công”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
“Ba cấp” tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra
Trong kỳ thi năm 2020, công tác thanh tra, kiểm tra được xác định là khâu quan trọng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo sự tham gia của “ba cấp” thanh tra, kiểm tra gồm Thanh tra Bộ GD-ĐT, Thanh tra tỉnh và Thanh tra thuộc Sở GD-ĐT.
Những cán bộ có năng lực chuyên môn tốt và kinh nghiệm tổ chức thi của các cơ sở giáo dục đại học sẽ tiếp tục được huy động để tham gia công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi theo sự phân công, uỷ nhiệm của Bộ GD-ĐT.
Video đang HOT
“Chốt” kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong hai ngày 9-10/8
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các khâu của kỳ thi, đặc biệt là giám sát bảo đảm an toàn, bảo mật trong công tác đề thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả,…
“Căn cứ cơ sở dữ liệu người học, các địa phương sẽ thực hiện việc đối sánh kết quả thi của thí sinh với kết quả học tập lớp 12. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng chống gian lận, đảm bảo độ tin cậy của kỳ thi”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất
Về công tác xét tuyển sinh đại học, cao đẳng, các trường tiếp tục được tăng cường tự chủ, bảo đảm việc tuyển sinh diễn ra một cách trung thực, khách quan, giảm áp lực, tốn kém đối với thí sinh, gia đình và xã hội.
Theo đó, các trường có nhiều lựa chọn phương thức để tuyển sinh như thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp, với các hình thức đa dạng, chủ động, tuân thủ theo quy chế.
Nếu các trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng thì cần đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy chế để kỳ thi diễn ra minh bạch, công bằng, đánh giá được năng lực cốt lõi của người học để có thể theo học ở bậc đại học.
Nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển theo các tổ hợp thì các trường có trách nhiệm giải trình về căn cứ xây dựng tổ hợp phù hợp với yêu cầu của ngành nghề đào tạo.
Các trường cần công bố đề án tuyển sinh theo quy định lên trang thông tin điện tử của trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước xã hội về đề án đó.
“Về cơ bản, hầu hết các trường (chỉ trừ nhóm trường nghệ thuật, mỹ thuật) sẽ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để làm căn cứ xét tuyển”, Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, theo quy chế tuyển sinh năm 2020, thí sinh tiếp tục được đăng ký nhiều nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên để xét tuyển (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Thí sinh được đăng ký xét tuyển sớm và được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất trong thời gian quy định sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bộ GD-ĐT tiếp tục hỗ trợ thí sinh và các trường về cơ sở dữ liệu, quy trình lọc ảo, xây dựng phần mềm xét tuyển chung nhằm hỗ trợ các trường hạn chế số lượng thí sinh “ảo”. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai nhóm ngành sư phạm và sức khỏe tiếp tục được quy định trong năm nay.
“Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy chế, quy trình tuyển sinh áp dụng cho giai đoạn mới theo hướng tự chủ tuyển sinh tối đa dành cho các cơ sở đào tạo, thực hiện theo các định hướng của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên”, Bộ trưởng Nhạ khẳng định.
Hiện các trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh. Nhiều trường “top” đầu dành một phần chỉ tiêu để tuyển sinh bằng cách xét điểm thi tốt nghiệp THPT, trong đó có ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Dược TP.HCM, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM,…
Thi tốt nghiệp THPT trong 2 ngày, thí sinh không được chọn cả 2 bài tổ hợp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra trong 2 ngày, thay vì 2 ngày rưỡi so với năm 2019 hay 1 ngày rưỡi như Bộ GD-ĐT đã thông tin.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM bắt đầu trở lại học tập - ĐỘC LẬP
Bài thi tổ hợp có điểm toàn bài và điểm thành phần
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên họp Chính phủ sáng 5.5, kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm các bài thi: toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Trong đó, bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên gồm 3 môn thành phần là vật lý, hóa học và sinh học; bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm 3 môn thành phần là lịch sử, địa lý và giáo dục công dân (đối với học sinh THPT) hoặc 2 môn thành phần là lịch sử, địa lý (đối với học viên giáo dục thường xuyên - GDTX).
Mỗi bài thi tổ hợp có điểm toàn bài để xét công nhận tốt nghiệp THPT và điểm các môn thành phần để hỗ trợ khai thác sử dụng kết quả thi cho các mục đích khác.
Thí sinh là học sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh là học viên GDTX phải thi 2 bài thi bắt buộc là toán, ngữ văn và 1 bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh GDTX có thể dự thi thêm bài ngoại ngữ. Thí sinh tự do được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
Các bài thi toán, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; bài thi ngữ văn theo hình thức tự luận.
Lo ngại khi trường ĐH không coi thi, chấm thi
Tại cuộc họp Chính phủ, ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định các địa phương tổ chức thi (coi thi, chấm thi, phúc khảo) bằng cách thành lập các hội đồng thi để tổ chức thi cho thí sinh của địa phương, theo quy chế do Bộ ban hành.
Hội đồng thi thực hiện các khâu in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cán bộ tổ chức thi là của địa phương (cán bộ coi thi, giám sát thi có sự đổi chéo giữa các trường).
Theo Bộ, những thay đổi về dự kiến thi năm nay nhằm thuận lợi hơn cho các trường ĐH có thể lấy kết quả để tuyển sinh, thí sinh không phải dự thi nhiều lần, vừa để tốt nghiệp THPT vừa thi tuyển sinh ĐH. Tuy nhiên, dư luận lo ngại là việc thay đổi kỳ thi dẫn đến không điều động cán bộ từ các trường ĐH về địa phương coi thi, chủ trì chấm thi như các năm trước thì kết quả thi có đáng tin cậy và công bằng giữa thí sinh ở các địa phương khác nhau hay không.
Hiệu trưởng một trường THPT tốp đầu ở Hà Nội cho rằng năm 2018 có sự tham gia của cán bộ đến từ các trường ĐH trong tất cả các khâu mà sai phạm thi cử vẫn xảy ra; năm nay không còn lực lượng này giám sát nữa thì tình trạng đó có tái diễn hay không. Học sinh giỏi, thi nghiêm túc ở những địa phương tuân thủ đúng quy chế liệu có thiệt thòi so với những nơi cố tình "nới lỏng" cho học sinh của địa phương mình? "Rất mong Bộ cân nhắc trước khi quyết định thay đổi này nếu kết quả kỳ thi được nhiều trường ĐH dùng để tuyển sinh", vị hiệu trưởng này chia sẻ.
Ngày 4.5, đề xuất với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, nêu: Ngành GD-ĐT Hà Nội mong muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra công bằng ở tất cả địa phương. Theo ông Dũng, chuyện công bằng đặc biệt được quan tâm khi năm nay không có cán bộ từ các trường ĐH coi và chấm thi như năm trước.
Đáp lại, ông Nhạ khẳng định dù Bộ không phân công cán bộ trường ĐH về coi thi, chấm thi nhưng sẽ bổ sung cán bộ từ các trường ĐH vào lực lượng thanh tra của Bộ để giám sát kỳ thi. Sự an toàn và công bằng của kỳ thi sẽ được đảm bảo từ khâu chuẩn bị thi chứ không phải khi chấm thi rồi mới tính đến.
Tổ chức 2 bài thi tổ hợp cùng một buổi
Thời gian làm bài thi cụ thể như sau: ngữ văn: 120 phút, toán: 90 phút, ngoại ngữ: 60 phút, bài thi tổ hợp khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần (tổng 3 môn là 150 phút).
Kỳ thi tổ chức trong 2 ngày với 4 buổi thi (mỗi buổi 1 bài thi). Theo dự kiến, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, 2 bài thi tổ hợp sẽ thi cùng một buổi, thí sinh không được phép chọn 2 bài thi tổ hợp để dự thi mà chỉ được chọn 1.
Dự kiến hôm nay công bố đề tham khảo
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, dự kiến hôm nay (6.5) sẽ công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thay thế cho đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia đã công bố hồi cuối tháng 3. Bộ cũng tái khẳng định: nội dung thi nằm trong chương trình giáo dục THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12; phù hợp với nội dung tinh giản chương trình đã được Bộ công bố và có giảm nhẹ. Đề thi dùng chung cho cả học sinh THPT và học viên GDTX.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT năm 2020 rút ngắn trong 2 ngày Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, học sinh sẽ phải làm 3 bài thi bắt buộc và 1 bài thi tự chọn; rút ngắn thời gian thi trong 2 ngày với 4 buổi thi; đề thi giảm bớt áp lực cho học sinh. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay trong...