Chốt phương án không đổi tên nước
Không đổi tên nước; không đặt vấn đề người dân trực tiếp bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng; không bỏ quy định thu hồi đất các dự án phát triển kinh tế – xã hội; không bổ sung quy định về Hội đồng bảo hiến…
Đây là những điểm chốt trong bản dự thảo Hiến pháp vừa trình Quốc hội.
Các nội dung trong chương Chế độ chính trị, trước hết, về tên nước, Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp ý kiến, đại đa số người dân, đại biểu tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có 313/357 đại biểu QH được thăm dò ý kiến tán thành Tuy nhiên, vẫn có ý kiến đề nghị lây lai tên nước la “Viêt Nam dân chu công hoa”.
Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý cho biết, đại đa số người dân, đại biểu tán thành việc giữ tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Qua nghiên cứu, xem xét nhiều mặt, ông Lý lập luận, việc giữ tên nước hiện tại là cần thiết để thể hiện nhất quán mục tiêu, con đường đã lựa chọn là xây dựng CNXH ở Việt Nam. Hơn nữa, tên gọi này đã được Quốc hội lựa chọn ngay sau ngày nước nhà thống nhất, đã thân quen với người dân ta, được bạn bè và các nước công nhận, trân trọng. Do đó, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị Quốc hội cho giữ tên nước hiện tại.
Với quy định về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4), kết quả phiếu xin ý kiến của đại tại kỳ họp trước cho kết quả, có 328/357 đại biểu tán thành với nội dung điều khoản này thể hiện trong dự thảo (khẳng định vai trò lãnh đạo, nêu ban chât, trách nhiệm của Đảng).
Quy định này được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011). Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấp của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phải gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Quy định như vậy, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho là phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng, là sự tiếp tục kế thừa các bản Hiến pháp trước đây của Việt Nam.
Vê hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6), ông Lý khái quát, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về các hình thức dân chủ trực tiếp để bảo đảm tính cân đối trong quy định về hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Qua nhiều cuộc thảo luận trước đó, cũng có nhiều ý kiến đề nghị mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp như người dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp cơ sở…
Tuy nhiên, theo ông Lý, cũng nhiều ý kiến khác cho rằng Hiến pháp chỉ nên quy định khái quát về hình thức dân chủ trực tiếp còn những vấn đề cụ thể để thực hiện dân chủ trực tiếp sẽ do luật quy định.
Video đang HOT
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo mới nhất chỉnh lại Điều 6 thành: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước”.
Giữ quy định quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng
Chương bảo vệ Tổ quốc, ở Điều 65 – quy định lực lượng vũ trang trung thành với Đảng, có ý kiến tán thành hướng quy định này, ý kiến khác lại đề nghị giữ nguyên Điều 45 của Hiến pháp hiện hành, không bổ sung quy định này.
Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp phân tích, lực lượng vũ trang của Việt Nam do Đảng thành lập và rèn luyện. Lịch sử cách mạng của dân tộc đã chứng minh bản chất cách mạng và sự trung thành của lực lượng vũ trang đối với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, để khẳng định bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang, cần quy định rõ trong Hiến pháp nghĩa vụ trung thành của lực lượng vũ trang với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng và Nhà nước là cần thiết. Ông Phan Trung Lý đề nghị giữ quy định về nội dung này như trong Dự thảo.
Về chế độ kinh tế, vẫn nêu ra 3 nhóm ý kiến với 3 phương án quy định về các thành phần kinh tế theo hướng quy định cụ thể hay không về từng thành phần, giữ hay bỏ quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhận xét, nếu quy đinh đây đu cac thanh phân kinh tê như phương an 1 se không bao đam tính khai quat va ổn định lâu dài của Hiến pháp do nên kinh tê Viêt Nam đang trong qua trinh phat triên. Nêu không liêt kê cac thanh phân kinh tê như phương an 3 thi tuy bao đam tinh khái quát, ổn định của Hiến pháp nhưng lai không thê hiên đươc đinh hương xa hôi chu nghia cua nên kinh tê thi trương ơ nươc ta.
Nghiêng về phương án 2, không quy định cụ thể các thành phần kinh tế nhưng khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, ông Lý lập luận, trong nên kinh tê thi trương ở Việt Nam, vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế cua Nha nươc va kinh tê nha nươc la rất quan trong. UB Dự thảo Hiến pháp chốt quy định “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Về vấn đề thu hồi đất, vẫn có nhiếu ý kiến đề nghị chi thu hôi đât đôi vơi 3 trương hơp vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ma không quy đinh trương hơp để thực hiện “các dự án phát triển kinh tế – xã hội” để tranh được viêc lam dung trong thu hôi đât.
Trong điêu kiên phat triên cua Việt Nam hiên nay, Trưởng Ban biên tập khẳng định, vân cân thiêt phải thu hôi đât vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và đê thưc hiên cac dư an phat triên kinh tê – xa hôi. Tuy nhiên, viêc thu hôi đât đê thưc hiên cac dư an phat triên kinh tê – xa hôi găn trưc tiêp vơi lơi ich cua ngươi sư dung đât va doanh nghiêp nên cân phai quy đinh chăt che, bao đam nguyên tăc công khai, minh bach va co bôi thương.
Điều luật quy định về vấn đề này, do vậy, được bổ sung thêm nội dung “Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Một điểm mới được duy trì qua suốt quá trình thảo luận đến nay được UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp rút vào phút cuối là quy định về Hội đồng Hiến pháp. Lý do đưa ra, việc thành lập Hội đồng Hiến pháp la vân đê mơi, lai đang con co nhiều y kiên khac nhau, nên trong điêu kiên hiên nay ơ Việt Nam, cân tiêp tuc hoan thiên cơ chê bao vê Hiên phap hiên hanh, trong đo, tăng cương trach nhiêm của Quốc hội, cac cơ quan cua Quôc hôi, nhất là UB Pháp luật của Quốc hội va cac cơ quan khac cua Nha nươc trong viêc bao vê Hiên phap la phu hơp. Vi vây, quy định về Hội đồng Hiến pháp được đề nghị rút khỏi dự thảo trình ra Quốc hội lần này.
P.Thảo
Theo Dantri
Không lo ngại việc đổi tên nước có thể bị xuyên tạc
Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý khi lý giải về việc giữ tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa trong bản dự thảo mới đã "bác" lo ngại về việc trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể bị lợi dụng, xuyên tạc...
Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý đã "giải trình" về vấn đề tên nước khi đến cuối buổi thảo luận chiều 27/5, các ý kiến tranh luận về việc này vẫn rất sôi nổi.
Phó Trưởng ban Nội chính TƯ Phan Đình Trạc (Nghệ An) đồng tình với phương án giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng cho rằng cách lý giải chưa thuyết phục.
Cụ thể, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong bản báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý nêu rõ, tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt không làm ảnh hưởng tới nội hàm xã hội chủ nghĩa, con đường và mục tiêu phát triển đất nước. Tuy nhiên, UB Dự thảo lại đề nghị giữ nguyên tên nước hiện tại nhằm tiếp tục khẳng định con đường xây dựng XHCN ở Việt Nam.
Vừa khẳng định dân chủ cộng hòa không ảnh hưởng tới định hướng, con đường phát triển lại quay sang lập luận cần giữ nguyên để khẳng định đường lối này, ông Trạc cho là cách lập luận "gượng".
Đại biểu Trần Văn Hằng (Nghệ An) xác nhận, phần lập luận về tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong báo cáo còn... hùng biện hơn những lý lẽ đưa ra cho phương án giữ tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý là Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhận định, bản dự thảo lần trước đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân, các đại biểu được tiếp nhận nhiều quan điểm phong phú với tinh thần cởi mở, nhiều ý kiến khác nhau. Đó cũng là thời điểm cơ quan soạn thảo đưa ra hai phương án về tên nước. Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội khi chủ trì họp đã đề nghị xây dựng thành hai phương án để Quốc hội thảo luận và để người dân cùng chia sẻ.
"Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu" - ông Quốc lắc đầu tiếc nuối.
Chuyện đổi tên nước, đại biểu khái quát, trong quá trình thảo luận, một số người tỏ ý lo ngại trở lại tên Việt Nam dân chủ cộng hòa là bước thụt lùi. Không nao núng, ông Quốc "bật" lại: "Cỗ xe cũng phải biết tiến biết đi lùi thì mới điều chỉnh để đi đúng hướng. Người lái xe cũng như vậy thôi, nếu cứ phăm phăm tiến về phía trước thì liệu có đi qua nổi những lúc khó khăn. Vì vậy không nên coi đó là lùi mà phải coi đó là sự trở lại với những giá trị ban đầu".
Đại biểu cho rằng, sự lựa chọn không phải là chính đáng hay không chính đáng mà ở chỗ phải được phân tích kỹ. Ông Quốc không giấu băn khoăn về việc cả guồng máy đã đầu tư không ít để lấy ý kiến nhân dân, nhân dân rất hào hứng để tham gia, vậy mà sau đó lại điều chỉnh trong khi lập luận không thuyết phục. Đại biểu cảnh báo việc đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu ứng xã hội.
Tỏ ý chia sẻ những quan điểm, băn khoăn này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cũng là Trưởng Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp giải thích, lúc đầu đặt ra 2 phương án về tên nước nhưng cuối cùng thấy khả năng nếu thay đổi sẽ tốn kém, phức tạp.
"Khi chúng tôi lập luận về tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với những lý lẽ rất thuyết phục, nhiều người đã "ước" giá như năm 1976 không đổi sang tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tốt nhất. Nhưng vì đã đổi rồi, trở lại tên cũ cũng không ổn" - ông Lý kể.
Chủ nhiệm UB Pháp luật cũng "gạt" đi lo ngại về việc trở lại tên nước cũ có thể bị lợi dụng, xuyên tạc vì làm theo hướng nào đối với người đã có tư tưởng bài bác, xuyên tạc thì kiểu gì cũng suy diễn, xuyên tạc.
Ông Lý báo cáo thêm, ý nhân dân, nhiều người muốn trở lại với cái tên rất khiêm tốn bình dị, gần gũi là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - tên gọi đã duy trì cả thời kỳ dài. Pháp luật Việt Nam đã khẳng định rõ mô hình nhà nước chính thể là cộng hòa, bản chất là dân chủ. Tên Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng không nằm ngoài nội hàm đó nhưng ở một dạng khác.
Ông Lý cũng chia sẻ, nhiều người nói tên nước hiện tại chưa phù hợp vì Việt Nam mới đang ở đoạn đầu của XHCN, đang xây dựng nền kinh tế theo định hướng XHCN. Về mặt nguyên tắc, thượng tầng kiến trúc phải phù hợp với hạ tầng cơ sở, nền kinh tế hiện nay mới chỉ là định hướng chứ chưa phải XHCN, phải thời gian dài nữa mới có thể đạt được.
Các diễn giải trở lại với lý do, đổi lại tên nước sẽ gây phiền toái, tốn kém...
Trưởng Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp Phan Trung Lý: Tướng lĩnh cao cấp cũng "can" quy định về lực lượng vũ trang Chưa có vấn đề gì là "kết" lại ở bản dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến kỳ này. Các đại biểu cho ý kiến nội dung nào, sau kỳ họp Ban Biên tập tiếp tục tổng hợp trình TƯ, Quốc hội trong kỳ họp sau. Khi đó mới là "cái kết". Đến thời điểm này, chưa có nội dung nào thắt, tất cả đều trên cơ sở tôn trọng ý kiến nhân dân vì khi đã tổ chức lấy ý kiến người dân, các góp ý dù đúng ý ta muốn hay không cũng vẫn phải tôn trọng và phải được cân nhắc. Sau các phiên thảo luận, chúng tôi sẽ thiết kế một bản thăm dò để xin tiếp ý kiến các đại biểu về từng điều một theo hướng đồng ý/ không đồng ý để tiếp tục tập hợp, chỉnh lý... Và xin báo cáo, không phải ý kiến khác nhau nghĩa là toàn ý kiến phản động cả. Ngay ý kiến về điều nhạy cảm nhất về Đảng, có nhiều ý kiến kiến nghị bỏ Điều 4 của những người rất bình thường, tử tế, nói ở góc độ "Hiến pháp là văn bản pháp luật của Nhà nước, không nên ghi Đảng vào đây. Đảng là cái gì cao quý được ghi trong cương lĩnh, điều lệ rồi".
Ở chương Bảo vệ tổ quốc, một thời rộ tranh luận lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng. Hiến pháp hiện hành không ghi nội dung đó. Nhiểu tướng lĩnh cao cấp, các lão thành cách mạng cũng nhiều người góp ý không nên ghi nội dung này trong Hiến pháp vì trước nay không ghi thì Cương lĩnh, điều lệ Đảng cũng có nội dung này, lực lượng vũ trang vẫn luôn trung thành với Đảng. Nhưng sau khi xem xét, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thấy nội dung đã đưa ra và cũng phù hợp nên giữ vậy.
Theo 24h
Nhiều khách mua vé tàu Tết "ảo" Có đến 1/3 số khách đăng ký thứ tự mua vé tàu nhưng không đến ga mua vé. Do đó, bắt đầu từ ngày 22/10, ga Sài Gòn tiếp tục nhận đăng ký mua vé tàu Tết 2014 qua tin nhắn SMS. Trong tuần đầu tiên bán vé, nhiều khách có số thứ tự mua vé nhưng không đến ga mua vé Để...