Chốt chặn trong lệnh trừng phạt mới của chính quyền Biden nhằm vào Liên bang Nga
Chốt chặn này làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/1/2025 ra thông báo về việc phá vỡ các kế hoạch lách lệnh trừng phạt của Liên bang Nga. Ảnh chụp màn hình thông cáo báo chí đăng trên website của Bộ Tài chính Mỹ
Mỹ đã áp đặt hàng trăm lệnh trừng phạt nhằm gia tăng áp lực lên Moskva ( Moscow) trong những ngày cuối của chính quyền Joe Biden, đồng thời bảo vệ một số lệnh trừng phạt đã áp dụng trước thềm nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
Ngày 15/1, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt lên hơn 250 mục tiêu, bao gồm một số mục tiêu có trụ sở tại Trung Quốc, nhằm vào việc Liên bang Nga lách lệnh trừng phạt của Mỹ và các cơ sở công nghiệp quân sự của nước này.
Trong khuôn khổ động thái này, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các hạn chế mới đối với gần 100 thực thể vốn đã bị trừng phạt trước đó, nhằm làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Đại sứ quán Liên bang Nga tại Washington chưa đưa ra bình luận ngay lập tức khi được yêu cầu.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với gần 100 thực thể quan trọng của Liên bang Nga – bao gồm các ngân hàng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng – vốn đã bị Mỹ trừng phạt, làm tăng nguy cơ trừng phạt thứ cấp đối với họ.
Các lệnh trừng phạt mới được ban hành theo một sắc lệnh hành pháp mà một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết yêu cầu phải thông báo cho Quốc hội trước khi bất kỳ hành động nào trong số này có thể bị đảo ngược.
Jeremy Paner, đối tác tại công ty luật Hughes Hubbard & Reed, cho biết các biện pháp này đã được thiết kế để ngăn chặn việc đảo ngược các lệnh trừng phạt bổ sung mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Washington cũng thực hiện các biện pháp chống lại một cơ chế lách lệnh trừng phạt được thiết lập giữa các bên liên quan ở Liên bang Nga và Trung Quốc, nhắm vào các nền tảng thanh toán khu vực ở hai nước mà Mỹ cáo buộc hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới cho các mặt hàng nhạy cảm. Bộ Tài chính Mỹ cho biết một số ngân hàng của Liên bang Nga bị Mỹ trừng phạt là thành viên tham gia (các nền tảng này).
Video đang HOT
Ngoài ra, ngân hàng Keremet có trụ sở tại Kyrgyzstan cũng bị áp lệnh trừng phạt, với cáo buộc phối hợp với các quan chức Liên bang Nga và một ngân hàng bị Mỹ điểm tên để lách lệnh trừng phạt.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia – nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu – hiện nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Nga.
Nhà máy này, nằm ở Đông Nam Ukraine, đã bị Liên bang Nga chiếm đóng ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022. Hiện nay, nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng cần điện bên ngoài để làm mát vật liệu hạt nhân và ngăn chặn nguy cơ chúng tan chảy.
Các hãng tin của Liên bang Nga hôm 15/1 trích lời phát ngôn viên của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho biết các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
Các bể chứa dầu tại cơ sở lọc dầu Novokuibyshevsk của Liên bang Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trong một đán.h giá liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết loạt lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Liên bang Nga có thể làm gián đoạn đáng kể chuỗi cung ứng dầu mỏ của nước này.
Trong một báo cáo hàng tháng vào hôm 15/1, IEA nhận định loạt lệnh trừng phạt mới có khả năng làm thắt chặt thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, IEA vẫn cho rằng thị trường sẽ dư thừa trong năm nay khi nguồn cung tăng cao với sự đóng góp của các quốc gia ngoài nhóm OPEC trong khi nhu cầu toàn cầu tăng yếu.
IEA cho biết các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và Liên bang Nga bao gồm các thực thể xử lý hơn một phần ba lượng xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga và Iran trong năm 2024, nhưng cơ quan này tạm thời chưa tính đến các biện pháp này trong dự báo nguồn cung.
“Chúng tôi duy trì các dự báo nguồn cung cho cả hai quốc gia cho đến khi tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt trở nên rõ ràng, nhưng các biện pháp mới có thể dẫn đến sự thắt chặt trong cán cân dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ”, IEA cho biết.
Quan chức Ấn Độ tiết lộ hành động của New Dheli sau khi Mỹ trừng phạt tàu chở dầu Nga
Ấn Độ ngừng giao dịch với các công ty và tàu chở dầu của Liên bang Nga bị Mỹ trừng phạt vì vai trò của chúng trong việc vận chuyển hàng hóa cho Moskva (Moscow).
Một giàn khoan dầu tại khu vực Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đã ngừng giao dịch với các tàu chở dầu và thực thể của Liên bang Nga bị Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, quốc gia này không mong muốn xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung dầu thô của Liên bang Nga trong giai đoạn giảm dần kéo dài hai tháng.
Quan chức chính phủ Ấn Độ đã tiết lộ thông tin nêu trên với truyền thông vào ngày 13/1.
Trước đó vào hôm 10/1, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất dầu của Liên bang Nga là Gazprom Neft và Surgutneftegaz cũng như các công ty bảo hiểm Ingosstrakh và Alfastrakhovanie Group.
Viện dẫn lý do đán.h vào nguồn doanh thu mà Điện Kremlin sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, Washington cũng trừng phạt 183 tàu được sử dụng để vận chuyển dầu của Liên bang Nga.
Biện pháp trừng phạt này không áp dụng đối với các tàu được thuê trước ngày 10/1, với điều kiện chúng phải hoàn thành việc dỡ hàng trước ngày 12/3.
Căn cứ vào quy định, Ấn Độ cũng cho phép các lô hàng dầu của Liên bang Nga được đặt trước ngày 10/1 dỡ hàng tại các cảng, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ tiết lộ với điều kiện giấu tên
"Trong hai tháng tới, chúng tôi có thể sẽ không gặp vấn đề lớn vì các tàu đang trên đường sẽ đến. Còn trong tương lai, vẫn còn quá sớm để dự đoán tác động, mức chiết khấu sẽ thay đổi ra sao, và liệu có ai sẵn sàng bán dưới mức trần giá 60 USD hay không", nguồn tin nói.
Quan chức này cho biết Liên bang Nga có thể cung cấp mức chiết khấu cao hơn cho Ấn Độ để đáp ứng mức trần giá 60 USD mỗi thùng mà Nhóm G7 áp đặt vào năm 2022 để sử dụng các tàu chở dầu của Liên bang Nga và bảo hiểm phương Tây.
"Nếu chúng tôi nhận được dầu thô của Liên bang Nga từ một thực thể không bị trừng phạt với giá dưới mức trần, chắc chắn chúng tôi sẽ xem xét", quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết, đồng thời bổ sung rằng các ngân hàng Ấn Độ sẽ yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ đối với dầu thô của Liên bang Nga để đảm bảo các giao dịch không liên quan đến các thực thể bị trừng phạt.
"Chúng tôi là nước tiêu thụ lớn thứ ba. Liên bang Nga sẽ tìm cách để tiếp cận chúng tôi", nguồn tin nói thêm.
Điện Kremlin hôm 13/1 cho biết các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với lĩnh vực năng lượng của Liên bang Nga có nguy cơ làm mất ổn định thị trường toàn cầu và Moskva sẽ làm mọi cách để giảm thiểu tác động của chúng.
Giá dầu thô Brent toàn cầu tiếp tục tăng vào ngày 13/1, vượt mốc 81 USD/thùng và chạm mức cao nhất kể từ tháng 8.
Hầu hết các nhà máy lọc dầu Ấn Độ đang đàm phán hợp đồng hàng năm với các nhà sản xuất lớn cho năm tài chính 2025/26 và có thể tìm kiếm khối lượng cao hơn từ các nhà sản xuất lớn ở Trung Đông. Các nhà sản xuất tại Mỹ, Canada, Brazil, Guyana và các thành viên của OPEC dự kiến sẽ tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu, bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung từ Liên bang Nga, quan chức Ấn Độ cho biết.
Ông cũng nói thêm rằng Ấn Độ đang xem xét tác động của các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với dự án dầu Vostok của Liên bang Nga, trong đó các công ty Ấn Độ có cổ phần.
Trong một động thái liên quan tới các biện pháp Mỹ trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào Liên bang Nga, dữ liệu theo dõi tàu ngày 13/1 ghi nhận ít nhất 65 tàu chở dầu đã thả neo tại nhiều địa điểm, bao gồm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và Liên bang Nga, kể từ khi Mỹ công bố gói trừng phạt mới hôm 10/1.
Theo phân tích của Reuters dựa trên dữ liệu theo dõi tàu MarineTraffic và LSEG, 5 trong số những con tàu chở dầu nói trên đã neo đậu ngoài khơi các cảng của Trung Quốc và 7 tàu khác thả neo ngoài khơi Singapore, trong khi những tàu khác dừng lại gần Liên bang Nga ở Biển Baltic và vùng Viễn Đông.
Ngoài ra, bản phân tích dữ liệu theo dõi tàu cũng cho thấy 25 tàu chở dầu khác đang neo đậu xung quanh nhiều địa điểm khác nhau, bao gồm cả ngoài khơi các cảng của Iran và gần Kênh đào Suez.
Liên bang Nga hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ về tương lai của Syria thời hậu Assad Sự hợp tác này không chỉ nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia của mỗi bên mà còn định hình một giai đoạn mới cho khu vực Trung Đông, với trọng tâm là sự ổn định và chủ quyền của Syria. Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Damascus, Syria, ngày 14/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ)...