Chồng tôi ăn bám vợ nhưng vẫn đòi nuôi em gái ăn học, biếu mẹ 7 triệu đồng/tháng
Xót mẹ, chồng tôi tự ý tuyên bố nhận trách nhiệm nuôi em gái ăn học, đồng thời tăng tiền biếu mẹ mỗi tháng; trong khi bản thân anh ăn bám vợ hơn nửa năm nay.
Tôi 39 tuổi, chồng 40, có hai con (một trai một gái), hiện sống tại Hà Nội. Chúng tôi cưới nhau đã được 12 năm. Về kinh tế, tôi làm là chính, vì lương chồng thấp, đóng góp không được bao nhiêu cho chi tiêu gia đình. Mỗi tháng, tôi kiếm được khoảng 40 – 50 triệu đồng, còn chồng chỉ trên dưới 10 triệu đồng. Anh nhận đóng tiền điện nước và internet, còn tất cả các khoản chi tiêu khác, từ ăn uống đến con cái học hành, đối nội đối ngoại đều tôi lo.
Căn hộ chung cư chúng tôi đang ở cũng được mua bằng tiền tiết kiệm của tôi trước khi cưới và tiền ông bà ngoại cho. Bố chồng tôi đã qua đời, mẹ chồng ở quê, không có điều kiện hỗ trợ chúng tôi. Chồng tôi có 2 em gái, một người đã lập gia đình, còn cô út đang là sinh viên năm thứ ba.
Từ cuối năm ngoái, do xích mích với sếp, chồng tôi bỏ việc, từ đó ở nhà đưa đón con đi học và lo cơm nước, việc nhà. Tôi làm cho công ty nước ngoài nên rất bận, không có nhiều thời gian chăm sóc con, do đó có chồng ở nhà cũng yên tâm phần nào. Đôi khi vợ chồng xảy ra cãi vã nhưng chỉ là những mâu thuẫn nhỏ nên nhanh chóng bỏ qua cho nhau.
Về kinh tế, tôi vốn nghĩ cũng không ảnh hưởng nhiều vì trước đây chồng đi làm cũng chỉ đóng vài ba triệu đồng một tháng là hết cỡ. Thế nhưng sau đó chuyện không còn ổn như tôi tưởng, liên quan đến mong muốn của chồng tôi trong việc hỗ trợ gia đình bên nội.
Từ xưa đến nay, hằng tháng tôi vẫn gửi cho mẹ chồng 5 triệu đồng để hỗ trợ bà chi tiêu, bớt gánh nặng nuôi con gái út học đại học. Các dịp về chơi hay lễ tết, ngoài quà cáp, tôi vẫn biếu thêm chút tiền. Những ngày mùa, tôi cũng đưa tiền để mẹ chồng thuê thợ cấy và gặt cho bà đỡ vất vả. Bản thân bà cũng nhận làm một số việc lặt vặt trong làng. Về phần cô em út đang học đại học, tôi biết chồng thỉnh thoảng vẫn cho tiền, bản thân tôi đôi khi cũng mua cho em thỏi son hay cái váy.
Khoảng một tháng trước, mẹ chồng tôi bị ngã, phải nghỉ hoàn toàn mất 3 tuần. Hiện tại, bà đã hồi phục nhưng sức khỏe không còn được như xưa. Chồng tôi xót mẹ nên bảo bà không phải làm nữa, anh ấy sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn việc nuôi em gái ăn học cho đến khi cô ấy tốt nghiệp và tìm được việc làm, cũng như lo hết các chi phí sinh hoạt của mẹ.
Tuyên bố của chồng khiến tôi bàng hoàng vì anh không hề hỏi ý kiến vợ trước khi nói ra. Tôi trách thì anh bảo giờ mẹ yếu như vậy thì vợ chồng mình gánh trách nhiệm là đương nhiên, đồng thời thản nhiên bảo tôi tăng tiền biếu mẹ mỗi tháng lên 7 triệu đồng vì bây giờ giá cả tăng cao, 5 triệu không còn đủ. Tôi chóng cả mặt vì chi phí nuôi em gái ăn học tối thiểu cũng tương đương con số đó.
Tôi tức giận không chỉ vì bị yêu cầu bỏ ra 1/3 thu nhập cho mẹ và em chồng, mà còn vì chồng tôi coi việc đó nhẹ như lông hồng, trong khi bản thân anh không kiếm được tiền, nói thẳng ra là đang ăn bám vợ. Tôi tuyên bố sẽ giúp đỡ mẹ và em nhiều hơn trước, nhưng không gánh hết trách nhiệm, và vì thế nên một tuần nay, vợ chồng tôi suốt ngày to tiếng, bất hòa.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Shutterstock)
Tôi hỏi chồng lấy đâu ra tiền để chu cấp hoàn toàn cho mẹ và em, anh nói sẽ cố gắng tìm việc sớm nhất có thể, gia đình cũng phải chi tiêu tiết kiệm hơn: ” Em không cần chiều con quá mức như hiện nay, hễ đòi trà sữa là mua trà sữa, muốn ăn lẩu thì cho ăn lẩu”. Nghe chồng nói, tôi càng tức, tại sao anh không yêu cầu em gái giảm bớt nhu cầu lại và đi làm thêm kiếm tiền (tôi đã làm như vậy ở tuổi cô ấy) mà lại bắt hai đứa trẻ phải hy sinh?
Đó là chưa kể từ hôm ấy đến nay, tôi giới thiệu cho chồng vài công việc nhưng anh vẫn chê bai, kén cá chọn canh chưa “chốt” chỗ nào. Anh cứ lừng khừng trong việc đi làm, nhưng lại giục giã tôi chuyển tiền cho mẹ và em gái anh “ngay và luôn”, rõ ràng là muốn ỷ lại vào vợ.
Tôi nói, hiện tại tôi chỉ chấp nhận tăng 2 triệu đồng gửi cho mẹ chồng, chuyện hỗ trợ nhiều hơn hay nuôi em trọn gói thì phải đợi khi anh đi làm trở lại và nhận được lương, tùy mức thu nhập của anh để đưa ra con số cụ thể. Tôi không thể bắt các con chịu khổ trong khi với năng lực và nỗ lực của mẹ, chúng xứng đáng có mức sống tốt hơn. Ngoài ra, tôi cũng cần để dành một phần thu nhập làm quỹ dự phòng và hưu trí, sau này không phải phụ thuộc con cái.
Chồng cũng tức giận, nói tôi sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân. Anh không muốn em gái làm thêm vì “nó phải tập trung cho việc học”.
Mặc dù biết rõ chồng vô lý nhưng tôi rất mệt mỏi với tình trạng “chiến tranh” hết nóng lại lạnh trong gia đình nên đôi khi cũng có ý nghĩ nhượng bộ. Có điều ngoài chuyện tiền bạc, tôi không muốn “bao trọn gói” nhà chồng còn vì không muốn họ quen dựa dẫm, coi việc tôi phải hy sinh là đương nhiên, hoặc họ cứ nghĩ tôi giàu có, kiếm tiền rất dễ dàng, sau này sẽ tiếp tục đòi hỏi mà ít có sự cảm thông, thấu hiểu.
Tôi rất buồn về chồng mình, thấy anh sống rất vô tâm, ích kỷ, đẩy cái khó, cái áp lực cơm áo gạo tiền cho vợ nhưng lại tự cho mình là vô tư, sống thoáng, biết lễ nghĩa. Bản thân anh đang là gánh nặng cho vợ nhưng lại muốn chất thêm cả gánh nặng của gia đình anh lên vai tôi!
Tôi thực sự đang rối bời. Mong các bạn cho tôi lời khuyên!
Nghỉ việc chăm mẹ chồng như ô sin nhưng vẫn bị chê không bằng người ta biếu tiền
Hôm đó, tôi mang đồ ăn sáng sang cho mẹ chồng. Vừa tới sân, tôi nghe thấy tiếng em gái chồng nói chuyện với mẹ trong nhà.
Cuộc trò chuyện của hai người khiến tôi cay sống mũi.
Chồng tôi có một em trai và một em gái. Theo chủ ý của bố mẹ chồng, sau khi lập gia đình, mọi người đều ra ở riêng để tự lập, học cách vun vén, xây dựng gia đình nhỏ của mình. May mắn, mọi người đều ở gần, có việc gì dễ qua lại lẫn nhau.
So với chú út, vợ chồng tôi khó khăn hơn. Chồng tôi xưa lười học nên nghỉ giữa chừng, giờ làm thợ xây. Tôi làm công nhân cho một công ty may mặc cách nhà 6km. Vợ chồng tôi chăm chỉ, tằn tiện cũng chỉ đủ ăn, đủ tiêu và nuôi hai con ăn học.
Vợ chồng chú buôn bán, có nền tảng từ nhà vợ, kinh tế khá dồi dào. Ở quê tôi, điều kiện kinh tế như vợ chồng chú có thể gọi là giàu. Nhưng dù là anh em, việc ai nấy làm, cơm ai nấy ăn, chẳng phiền lụy nhau bao giờ.
Tôi và vợ của chú là chị em dâu nhưng vì điều kiện sống khác nhau, ít có dịp gặp gỡ nên không mấy thân thiết. Thím ấy buôn bán, ăn nói bài bản đâu ra đấy. Tôi lại không khéo ăn khéo nói nên có gặp nhau cũng ít chuyện trò.
Câu nói của mẹ chồng khiến tôi cảm thấy bị tổn thương. Ảnh minh họa: Pexels
Về kinh tế, có thể vợ chồng tôi không có để biếu bố mẹ như vợ chồng em. Nhưng phận là dâu cả, tôi không dám lơ là việc nhà chồng. Chỉ cần ông bà cần việc gì hay ốm mệt ra sao, tôi lập tức có mặt không nề hà. Bố mẹ chồng đau ốm cần người chăm nom, tôi sẵn sàng nghỉ việc ở nhà lo cơm cháo thuốc thang.
Những lúc nhà chồng có việc, em dâu luôn viện lý do để không về. Em dâu lúc nào cũng nói công việc buôn bán bận rộn, nghỉ vài ngày là mất hết khách. Thay vào đó, em góp nhiều tiền hơn, mua thứ nọ thứ kia. Vậy nên, nhà chồng cũng không có gì khó chịu.
Vài tuần trước, trong lúc đi chợ, mẹ bị một người lái xe máy tông gãy chân, phải bó bột ngồi một chỗ. Mọi sinh hoạt đều cần có người phục vụ, kể cả việc vệ sinh cá nhân.
Em gái chồng ở gần, nhưng vì mới sinh con nên không thể về chăm. Em dâu cũng bảo cuối năm hàng hóa nhiều không thể đóng cửa hàng. Cuối cùng, chồng bàn tôi xin nghỉ việc một tuần sang chăm bà, sau đó tính tiếp.
Là dâu cả, tôi thấy đó là trách nhiệm mình phải làm nên không lăn tăn, ngay lập tức gặp quản lý xin nghỉ việc không lương 10 ngày để chăm mẹ chồng.
Hàng ngày, tôi đi chợ sớm, lo cơm nước cho chồng con rồi chạy sang nấu bữa sáng cho mẹ chồng, vệ sinh cá nhân cho bà, dọn dẹp nhà cửa, giặt phơi quần áo, chuẩn bị bữa trưa. Sau đó, tôi mới về dọn dẹp nhà mình.
Mẹ chồng luôn miệng nói: "Không có con, mẹ không biết phải xoay xở thế nào". Câu nói ấy khiến tôi cảm động.
Sau khi cưới, vợ chồng tôi ở riêng ngay nên mẹ chồng - nàng dâu hầu như không có va chạm, mâu thuẫn gì. Mọi việc nhà chồng tôi đều dồn tâm sức như nhà mình. Tôi tin mẹ chồng nhận ra điều đó.
Mọi việc êm đẹp cho đến ngày thứ sáu. Hôm đó, tôi mang đồ ăn sáng sang cho mẹ. Vừa tới sân, nghe tiếng em gái chồng đang nói chuyện với mẹ trong nhà:
- Con dâu cả nghỉ việc chăm mẹ, thế còn dâu thứ thì không ngó ngàng gì tới mẹ à?
- Ôi, nó buôn bán bận tối mắt tối mũi, làm gì còn thời gian. Chiều qua nó ghé sang, đưa cho mẹ 5 triệu đồng bồi dưỡng đây này. Chị cả tốt thì tốt thật, nhưng công bằng mà nói, tốt cũng không bằng có tiền con ạ.
Tôi đứng chôn chân ở cửa, cảm thấy sống mũi mình cay cay, lưỡng lự một chút, quyết định quay về. Tôi gọi điện cho em chồng, nói lúc nãy tôi định qua nhưng thấy xe em chồng ở sân nên lại quay về đi làm. Công ty cuối năm nhiều hàng gấp, nghỉ nhiều người ta phiền trách.
Tối tôi đem chuyện kể lại với chồng, bảo mọi người họp bàn thu xếp lại, thay nhau chăm sóc bà, tôi không gánh một mình nữa. Không ngờ chồng nghe xong nổi cáu, bảo tôi đã nghèo còn hay chấp vặt.
Anh hỏi tôi lương công nhân may một tháng được bao nhiêu? Tôi có thể một lúc biếu bố mẹ chồng 5 triệu đồng như thím không? Em dâu có tiền thì biếu tiền, mình không có tiền thì bỏ công, đó là chuyện đương nhiên, mẹ không nói sai chỗ nào cả.
Anh dặn tôi đừng để người khác biết tôi có suy nghĩ và hành xử như thế, mọi người sẽ cười cho.
Tôi nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy ấm ức. Tôi đối với mẹ chồng tận tâm tận sức, vậy mà một câu nói của mẹ chồng khiến tôi cảm giác như mọi công lao của mình bị phủi bay trước tiền bạc.
Tôi định sáng mai sẽ sang nhà nói với mẹ chồng, công việc tôi không nghỉ thêm được nữa. Nếu không ai chăm mẹ, tôi sẽ bỏ tiền thuê người hỗ trợ ít hôm. Nhưng tôi không biết mình làm như vậy có nên không? Có phải tôi vì tự ái nên đã làm quá vấn đề vốn nhỏ như chồng tôi nói?
Chẳng lẽ em chồng dám giao hết tài sản cho chồng tôi giữ suốt bao năm qua? Có khi nào chuyện này thực chất là ngược lại. Mảnh đất này của chồng tôi, anh bán để cho em gái mượn tiền xây nhà. Chồng tôi vừa bán mảnh đất được gần 2 tỷ nhưng anh không hề nói với tôi. Thông tin này tôi biết được từ 1 chị trong xóm, 2 chị em tôi là người cùng quê về...