Chống tiêu cực khi “địa phương hóa” thi cử
Sau khi tách khỏi kỳ thi THPT quốc gia “2 trong1″, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 chỉ còn mục tiêu duy nhất là đánh giá thành quả học tập của học sinh THPT để xét cấp bằng tốt nghiệp cho các em nhưng đó vẫn là kỳ thi quốc gia do tầm quan trọng của nó.
Ảnh minh họa
Nếu kết quả kỳ thi này phản ánh khách quan chính xác trình độ nhận thức và kỹ năng của thí sinh, giá trị của bằng tốt nghiệp THPT được khẳng định xứng đáng, thì các trường ĐH-CĐ có thể dùng nó để tuyển sinh cho mình. Vậy, vấn đề chính của kỳ thi này là tổ chức thế nào để có kết quả khách quan, chính xác mà không bị các yếu tố tiêu cực chi phối.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn thuộc về chức trách của ngành giáo dục phổ thông, nên dĩ nhiên các trường ĐH-CĐ không tham dự vào bất cứ khâu nào của nó.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), quyền tổ chức kỳ thi này được giao trách nhiệm toàn diện cho các địa phương, trong đó chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương có trách nhiệm cao nhất. Cụ thể là: mỗi tỉnh tổ chức một hội đồng thi, do sở GD-ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh; giám đốc sở GD-ĐT có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng thi bao gồm lãnh đạo sở GD-ĐT, các phòng ban trực thuộc, hiệu trưởng, giáo viên các trường phổ thông tại địa phương. Như vậy, bộ đã “địa phương hóa” kỳ thi quốc gia này. Một một đường lối tổ chức kỳ thi như vậy tiềm ẩn những hệ lụy tai hại.
Trước hết, kỳ thi được tổ chức biệt lập trong từng tỉnh, thành sẽ tạo điều kiện cho “bệnh thành tích” của các địa phương phát triển, dẫn đến những kết quả giả với “100% thí sinh tốt nghiệp” để thi đua với các tỉnh, thành khác. Hệ lụy này đã tồn tại dai dẳng trong nhiều thập niên qua mà không thể khắc phục. Bởi vì, lạm dụng nguyên tắc tập trung – dân chủ “thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên” , các cấp lãnh đạo địa phương luôn chỉ đạo các hội đồng thi thuộc quyền mình phải biết cách tạo ra những “con số đẹp” làm vui lòng cấp trên.
Sự bất hợp lý của việc “địa phương hóa” đòi hỏi chúng ta phải tổ chức kỳ thi này theo đúng tầm “quốc gia”, nghĩa là có giá trị phổ quát trên toàn quốc, chứ không phải là hoạt động khu biệt trong từng địa phương. Theo đó, hội đồng thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT (bao gồm những nhà giáo có uy tín trong xã hội, không nhất thiết phải là các quan chức của bộ máy công quyền) nắm trọn quyền tổ chức điều hành kỳ thi từ trung ương đến các địa phương theo hệ thống quản lý ngành dọc của bộ.
Thí sinh ở các tỉnh, thành vẫn dự thi tại chính địa phương mình. Các hội đồng coi thi và chấm thi tại các tỉnh, thành vẫn bao gồm đội ngũ cán bộ giáo dục và giáo viên các trường THPT ở địa phương nhưng do bộ thành lập, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hoán đổi: hội đồng được thành lập ở mỗi tỉnh, thành không coi thi và chấm thi tại địa phương mình, mà được điều động đi làm nhiệm vụ ở địa phương khác. Thí dụ: Hội đồng được thành lập từ tỉnh A sẽ coi thi và chấm thi ở tỉnh B, còn hội đồng được thành lập từ tỉnh B sẽ thực hiện nhiệm vụ ở tỉnh C… ( Ban thanh tra thi của các địa phương cũng được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc hoán đổi đó).
Video đang HOT
Tổ chức kỳ thi như vậy sẽ triệt tiêu được “bệnh thành tích” của các địa phương, đồng thời ngăn chặn được hầu hết các hành vi gian lận trong coi thi và chấm thi.
Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế -'tấm kim bài' trong mùa tuyển sinh 2020
Các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được miễn thi môn Ngoại ngữ và ưu tiên cộng điểm trong quá trình xét tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Thí sinh có chứng chỉ quốc tế được miễn thi
Ngày thi tốt nghiệp THPT 2020 cận kề, nữ sinh Lê Hoàng Na, trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) đang tập trung toàn lực vào việc ôn thi và rèn luyện kĩ năng giải đề. Hoàng Na dự định đăng ký xét tuyển bằng khối D01 vào ngành Kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Do đã có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 7.5 nên Hoàng Na trong diện thí sinh được miễn thi Ngoại ngữ và cộng điểm môn tiếng Anh trong quá trình xét tuyển đại học.
"Em rất vui mừng trước quy định này. Nó giúp em bớt được một môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, bớt được áp lực thi cử. Em sẽ có đầu tư toàn lực ôn thi môn Toán và Ngữ văn để có kết quả cao nhất", nữ sinh nói.
Hoàng Na cho rằng, việc miễn thi môn Ngoại ngữ nếu có chứng chỉ quốc tế là hoàn toàn hợp lý, việc này không hề ảnh hưởng xấu tới chất lượng thí sinh. Bởi vì những bạn nào đã đạt chuẩn quốc tế IELTS, TOEFL thì trình độ ngoại ngữ đã thuộc top khá, giỏi trở lên.
Cách đây 4 tháng, nam sinh Đàm Lương Thái, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) đã hoàn thành bài thi đánh giá đạt 650 điểm TOEFL. Giờ đây, nó như "tấm kim bài" giúp cậu tự tin đăng ký xét tuyển các khối ngành có môn tiếng Anh. Với việc thử sức ở các kỳ thi chứng chỉ quốc tế, học sinh sẽ biết mình còn khuyết kỹ năng nào và cố gắng phấn đấu nâng cao.
Cô Lương Hà An (Giáo viên trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ) cho rằng, việc Bộ GD&ĐT có quy định miễn thi môn Ngoại ngữ với thí sinh có chứng chỉ quốc tế sẽ hướng học sinh tích cực đầu tư và quan tâm tới việc học Ngoại ngữ nhiều hơn. Đặc biệt, việc học môn này không chỉ dừng trong nhà trường mà cần đạt được những kỹ năng cần thiết theo chuẩn quốc tế.
"Phần lớn các em học sinh ở khu vực thành phố hiện nay đều đầu tư tham gia thi các chứng chỉ tiếng Anh từ rất sớm. Do đó, việc được miễn thi Ngoại ngữ sẽ giúp các em có thời gian tập trung ôn thi các môn học khác, các môn không phải là thế mạnh của mình.
Đồng thời chính sách này cũng là động lực để các em khu vực nông thôn sớm có đầu tư học nâng cao trình độ ngoại ngữ", cô Hà An nói.
Chắc suất vào trường đại học top đầu
Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường top đầu dành các chỉ tiêu xét tuyển ưu tiên với những thí sinh có chứng chỉ quốc tế trong cuộc chạy đua cạnh tranh suất vào đại học.
Cán bộ coi thi đọc tên thí sinh bước vào phòng thi. (Ảnh minh hoạ)
PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, năm nay, để tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển vào trường, Hội đồng tuyển sinh trường đã quyết định mở rộng đối tượng và tăng chỉ tiêu diện xét tuyển kết hợp.
Trong đó, chỉ tiêu để xét tuyển với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của hai môn (Toán và một môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm gồm điểm ưu tiên.
Tương tự, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng sẽ xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo. Riêng đối với các thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5 (hoặc chứng chỉ Tiếng Anh khác tương đương) được đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.
Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội - những chứng chỉ quốc tế này đều được sử dụng, công nhận trên toàn thế giới.
Hầu hết các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Ngoại thương, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Thưong mại... đều dành chỉ tiêu để ưu tiên với các thí sinh sở hữu chứng chỉ quốc tế.
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh có thể sử dụng quyền được miễn thi môn Ngoại ngữ để xét tuyển vào một số trường đại học nếu trường đó có chấp nhận điểm bài thi này.
Để biết trường đại học có chấp nhận điểm bài thi của thí sinh được miễn thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp hay không, thí sinh cần chú ý theo dõi đề án tuyển sinh của các trường mà mình có nguyện vọng xét tuyển.
Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD&ĐT quy định: "Thí sinh sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ nếu có các chứng chỉ quốc tế".
Cụ thể, với môn tiếng Anh, nếu thí sinh có chứng chỉ TOEFL ITP 450 điểm, TOEFL iBT 45 điểm hoặc IELTS 4.0 là có thể được miễn bài thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Ngoài ra, nếu thí sinh có các chứng chỉ quốc tế tiếng Trung, Nga, Pháp, Nhật, Đức cũng sẽ được miễn thi môn này.
Thí sinh được miễn thi Ngoại ngữ sẽ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét công nhận tốt nghiệp.
Công bố đường dây nóng về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Bộ GD-ĐT vừa có văn bản thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2020. Theo đó, Bộ GD-ĐT sẽ cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh và các tổ chức, cá nhân liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT qua các kênh...