Chống tham nhũng trong dịp… Tết Trung thu
Trong hơn 10 năm qua, Tết Trung thu là một trong những dịp để các quan tham Trung Quốc nhận các món quà đắt tiền hoặc tổ chức tiệc xa hoa. Họ từng nhận những hộp bánh trung thu trị giá 1.000 NDT, 2.000 NDT bánh với nhân từ vây cá mập, yến sào hay bào ngư, 160.000 NDT hộp bằng vàng, bạc… Nhưng Trung thu năm nay, thì đã khác. Các quan chức sợ bị kỷ luật nếu bị phát hiện nhận quà biếu hay vung tiền ngân sách thái quá.
Chỉ còn bánh giá 100 NDT
Kể từ năm ngoái khi chính quyền Bắc Kinh liệt bánh Trung thu vào danh sách những món quà xa xỉ phải được xóa bỏ trong chiến dịch chống tham nhũng, thì hình thức hối lộ này phần nhiều đã được hạn chế. Tuy nhiên vẫn còn một số trung tâm mua sắm và siêu thị đã tung ra các kênh “hối lộ bí mật” nhằm hợp thức hóa giá trị của các món quà bằng phiếu quà tặng hoặc dùng thẻ thanh toán để tránh bị phát hiện.
Nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, một tháng trước khi đến Tết Trung thu 2014, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) thành lập một trang web để người dân cung cấp tin về chi tiêu không thích hợp hay các vi phạm khác của quan chức trong dịp Tết Trung thu, gồm sử dụng tiền công để mua bánh trung thu hoặc thẻ quà tặng.
Sau cảnh báo của Chính phủ, một số cơ sở sản xuất bánh uy tín như Quanjude và Daoxiangcun cũng chuyển mục tiêu sang thị trường trung lưu và thu nhập thấp. Các cơ sở sản xuất năm nay chú trọng những loại bánh và mẫu hộp giá bình dân hơn.
Video đang HOT
Đại diện công ty Quanjude cho biết giá tối thiểu của một hộp bánh năm nay thường dưới 200 NDT, thậm chí chỉ 100 NDT. Còn công ty Daoxiangcun cho biết giá trần 32 loại bánh trung thu của hãng không quá 300 NDT.
Phản ứng “lại quả”
Theo báo Straits Times (Singapore), Trung Quốc hiện có khoảng 7,6 triệu cán bộ Nhà nước, với mức lương chỉ “đủ ăn bữa sáng”. Nhưng bù lại, quan chức như ông Cao dễ dàng dùng xe công của cơ quan cho việc riêng. Thỉnh thoảng, ông cũng đi nghỉ mát ở nước ngoài dưới danh nghĩa tham dự những khóa đào tạo chuyên môn hay tham gia vào các câu lạc bộ tư nhân thượng lưu với tư cách hội viên danh giá.
Nhưng, trong cái gọi là “đặc quyền đặc lợi” quan trọng hơn hết là các món quà xa xỉ mà mỗi dịp lễ, tết mà các quan chức nhận được. Hằng năm, vào thời điểm này, gia đình các quan chức Trung Quốc thường tấp nập nhận bánh trung thu hoặc các loại thực phẩm khác dưới dạng quà biếu mừng lễ.
Để minh chứng thêm tâm lý lo lắng đang lan rất rộng trong giới quan chức Trung Quốc về vấn đề “tham nhũng”, tờ Straits Times nêu câu chuyện một giám đốc điều hành của Singapore gần đây ngạc nhiên trước phản ứng “lại quả” rất nhạy cảm của đối tác Trung Quốc. Sự thể là vào một dịp nọ, người doanh nhân Singapore có mua mấy loại bánh hạng sang để tặng đối tác Trung Quốc của mình. Nhưng khi nhìn thấy ông này đến cùng món quà, các nhân viên người Trung Quốc trở nên hoảng sợ và lập tức đưa vị giám đốc vào văn phòng để không ai nhìn thấy. Họ nói tuy biết ông không có ý hối lộ nhưng hành động đó có thể khiến họ bị hiểu nhầm và lâm vào rắc rối.
Theo An Ninh Thủ Đô
Cấp dưới đua nhau tổ chức mua sách của ông Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình đang gây ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc trong chiến dịch bài trừ tham nhũng thời gian qua. Các phát biểu của ông Tập Cận Bình đang được đóng thành sách và bán vài triệu bản. Tiền nhuận bút từ bán sách sẽ là một khoản không hề nhỏ.
Ông Tập Cận Bình
Trong lịch sử Trung Quốc, "Trước tác" của Mao Trạch Đông là cuốn bán chạy nhất không thể tranh cãi. Tuy nhiên, một bộ sưu tập mới của các trích dẫn từ "lời vàng ý ngọc" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể bám sát gót cuốn Trước tác.
Trong hai tháng gần đây, cuốn "Bản ghi chép các bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình" đã bán được 10 triệu bản, đây là số liệu do nhà xuất bản thông báo. Tất nhiên, còn lâu, nó mới so sánh được với cuốn "Trước tác" của Mao Trạch Đông với 900 triệu cuốn được bán trong nửa thế kỷ qua và được liệt vào danh sách của kỷ lục Guinness.
Một bài báo được in trên tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc hôm thứ hai cho biết, cuốn sách đã "nhận được sự đón tiếp nồng hậu trong xã hội, và thu hút được sự chú ý cao của đông đảo các đảng viên, cán bộ và quần chúng". Bài báo cũng ca ngợi cuốn sách có phong cách viết "trong lành và sạch sẽ", cũng như "tinh hoa nhưng ai cũng có thể đọc hiểu".
Phương tiện truyền thông nhà nước trước đây đã thi nhau ca ngợi ông Tập là một diễn giả. Ví dụ trong một dịp năm nay, họ dành đầy đủ một trang để tán về tài giảng giải văn học của ông Tập nhưng thật ra đó chỉ là những lần ông Tập kể lặt vặt các yếu tố văn học trong các bài phát biểu của mình, bao gồm cả các câu trong sách Nho.
Ngoài ra, ông Tập cũng trích dẫn vài câu của nhà thơ Mỹ Marianne Moore trong khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Bắc Kinh hơn một tháng trước.
Lang, một nhân viên lưu trữ tại nhà xuất bản nói với tờ China Real Time rằng các cuốn sách của ông Tập đã gần như được bao mua bởi nhà sách Tân Hoa Xã của nhà nước, cũng như cơ quan tuyên truyền các cấp của chính phủ và mỗi lần họ mua toàn là 10.000 cuốn một lúc. Đối tượng mua nhiều khác bao gồm các công ty nhà nước, thường mua vài trăm cuốn cùng một lúc rồi đến các nhà sách tư nhân.
Ngoài việc mua sách của Chủ tịch Tập Cận Bình, tờ Nhân Dân nhật báo cho biết, cơ quan chính phủ trên khắp đất nước cũng đã tổ chức các buổi học với nội dung là các điều trích dẫn từ lời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Họ còn cho biết cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhưng là để các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Vân Nam tiếp cận với cuốn sách.
Theo Một Thế Giới
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 1: Chiêu thức 'đánh phủ đầu' đối tượng điều tra Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang mở chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ khi mở cửa nền kinh tế với thế giới hồi năm 1978, một cuộc đổi đời của hàng triệu dân thoát nghèo, nhưng cũng khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đạo đức, tranh thủ các mối quan hệ chính trị để tư lợi...