Chống suy giảm kinh tế song hành với chống dịch
Công tác phòng chống dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát, nhưng việc hỗ trợ doanh nghiệp “hồi sức” vẫn chưa được triển khai quyết liệt, rốt ráo như chống dịch. Cùng với những chủ trương chính sách, thì việc thúc đẩy thực thi cần phải thực hiện song hành và khẩn trương như chống dịch trong thời điểm này.
Doanh nghiệp “gồng mình” chống chọi với dịch bệnh
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến cuối tháng 4/2020, cả nước đã có tới gần 35.000 doanh nghiệp (DN) rút lui khỏi thị trường, con số kỷ lục từ trước đến nay và gần 85% số DN bị thu hẹp thị trường tiêu thụ, gần 60% DN thiếu vốn và đứt dòng tiền, trên 40% DN thiếu nguồn cung nguyên liệu, 43% DN phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm. Thực tế này chắc chắn khiến doanh thu năm 2020 của các DN sụt giảm so với năm 2019 từ 30 – 50% do với mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Các DN bất động sản cần một kế hoạch kích cầu tổng lực vào cuối quý II hoặc quý III.
Nếu dịch bệnh không được kiểm soát triệt để, thì sẽ có tới gần 30% số DN chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng nữa, dẫn đến hệ lụy là hàng triệu lao động đứng trước nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới. Thực tế trên chưa kể tới khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể cũng đang chịu ảnh hưởng của đại dịch.
Theo bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần bất động sản Đại Phúc, dịch bệnh khiến thị trường bất động sản đang rơi vào khó khăn chồng chất. Quý 1/2020, mức giao dịch của toàn thị trường chưa đến 20% so với mục tiêu kỳ vọng, các DN nhỏ không đủ nguồn lực lần lượt rời bỏ thị trường, con số này chiếm trên 50%. Số DN còn lại cố gắng cầm cự chờ thị trường khôi phục. Trong khi đó, đầu tư bất động sản mang tính dài hạn và cần nguồn lực đầu tư lớn, chỉ cần ách tắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và sự sống còn của DN.
“Thị trường bất động sản cần một thông điệp quốc gia mạnh mẽ về quyết tâm khôi phục kinh tế và một kế hoạch kích cầu tổng lực vào cuối quý II hoặc quý III, giúp thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Cần có tổng chỉ huy trưởng trên mặt trận chống suy thoái kinh tế, cũng như trên mặt trận chống dịch vậy”, bà Nguyễn Hương cho hay.
Báo cáo với Thường trực Thành ủy Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Doãn Toản cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN Thủ đô đang chịu ảnh hưởng kép của dịch bệnh COVID-19 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, khiến hầu hết các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch đều giảm mạnh…
Video đang HOT
Trong đó, các DN du lịch lữ hành là một trong các ngành nghề chịu thiệt hại nặng nề nhất, vì 3 thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, chiếm 37% lượng khách du lịch đến Hà Nội bị “đóng băng”. Sản xuất công nghiệp trong chuỗi giá trị bị ảnh hưởng trực tiếp khi 15% kim ngạch xuất khẩu, 40% kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc. Ngoài ra, vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm khoảng 41,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài của Hà Nội cũng sụt giảm…
Những việc cần làm ngay
Theo ông Vũ Tiến Lộc, mặt trận phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã bước đầu được kiểm soát, tuy nhiên, đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp theo Chỉ thị số 11/TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh và Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa quyết liệt, vẫn có hiện tượng mỗi địa phương làm một kiểu.
Tiếp đến là các doanh nghiệp hàng không cần hỗ trợ vượt qua khủng hoảng dịch bệnh.
Do đó, cùng với những chủ trương, chính sách, thì việc thực thi cần khẩn trương trong bối cảnh hiện nay như chống dịch, càng nhanh và sớm được hỗ trợ, thì DN càng sớm sớm phục hồi.
Để “giải cứu” DN, VCCI đề nghị Chính phủ ban hành ngay danh mục các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và các sản phẩm dịch vụ có liên quan trong cả chuỗi giá trị, nhằm có phương án chủ động bảo đảm sản xuất cung ứng các mặt hàng này được thông suốt, phục vụ đời sống nhân dân và các yêu cầu của xã hội ngay cả trong trường hợp phải siết chặt thêm các biện pháp như cách ly hay phong tỏa.
“Nếu như hơn 50% DN không thể trụ lại được trong thời gian 5 – 6 tháng và 80% DN khó trụ vững sau 12 tháng khi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thì 5 – 6 tháng tới chắc chắn sẽ là khoảng thời gian vàng để tiếp sức và giúp DN trụ vững. Tình trạng chung của DN hiện nay là mất khả năng thanh khoản, nên các biện pháp cấp bách hiện nay là phải tập trung vào tài khóa và tín dụng, nhanh chóng đưa các gói hỗ trợ vào thực tiễn, là cách hỗ trợ DN tốt nhất”, ông Vũ Tiến Lộc nhận định.
Còn theo TS. Nguyễn Đình Cung, Tổ trưởng Tổ Tư vấn của Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), dự báo tác động của dịch COVID-19 trong quý II đối với nền kinh tế vẫn nặng nề, hệ quả là các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 khó đạt được.
Cùng với việc triển khai quyết liệt, khẩn trương các chỉ đạo của Chính phủ, cần có các khảo sát, đánh giá cụ thể để xác định đối tượng bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, mức độ chống chịu của các DN, nhất là DN chịu tác động trực tiếp.
Vì vậy, trước mắt cần thực hiện ngay việc miễn giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất, giảm lãi suất vay đối với tất cả các DN, với phương châm hành động trước, thủ tục sau, thay vì “hành động bám theo sau thủ tục hành chính” và giao quyền chủ động, trách nhiệm thực thi cho người đứng đầu các tổ chức, kể cả trong huy động, phân bố và điều chuyển nguồn lực hỗ trợ.
“Đơn cử hiện nay, cần phải đẩy mạnh đầu tư công, giải ngân vốn đúng địa chỉ, có trọng điểm, giải ngân vào những công trình, dự án quan trọng của quốc gia như dự án cao tốc Bắc – Nam, mở rộng sân bay Tân Sơn nhất, dự án sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long… chứ không phải giải ngân theo kiểu chia tiền…”, TS. Nguyễn Đình Cung cho hay.
Nếu chống dịch như chống giặc thì trong cuộc chiến chống suy thoái và duy trì tăng trưởng cũng cần phải khẩn trương quyết liệt, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân. Chưa ai dự báo được khi nào thì dịch bệnh sẽ qua đi, nhưng hệ lụy và ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ chắc chắn còn kéo dài, không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc và khó khăn với doanh nghiệp vẫn chất chồng.
Vân Sơn
Ngành Tài chính đã cắt giảm được 2.985 đầu mối đơn vị hành chính
Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, trong quý I/2020, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Các đơn vị của Bộ Tài chính đều đang tích cực thực hiện cải cách bộ máy. Ảnh: T.L.
Theo thống kê, tính từ ngày 1/1/2018 đến nay, Bộ Tài chính đã rà soát, sắp xếp bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, cắt giảm được 2.985 đầu mối đơn vị hành chính, qua đó giảm trên 2.044 công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp tổ/đội trở lên.
Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống thuế đã sắp xếp, hợp nhất 565 chi cục thuế trực thuộc 63 cục thuế để thành lập 269 chi cục thuế khu vực, giảm 296 chi cục thuế. Số chi cục thuế còn lại hiện nay là 415 chi cục.
Với kết quả này, việc cải cách của hệ thống thuế đã đạt 102% kế hoạch về số lượng và vượt thời gian trước 10 tháng theo Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện rà soát, cắt giảm các đơn vị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Các đơn vị sự nghiệp công lập đã giảm 9 đơn vị (từ 36 đơn vị xuống còn 27 đơn vị) do sáp nhập, giải thể để giảm 2 đơn vị sự nghiệp thuộc bộ; giải thể 6 đơn vị sự nghiệp thuộc cục thuộc Bộ; giải thể 1 đơn vị sự nghiệp thuộc cục thuộc tổng cục thuộc Bộ.
Việc cắt giảm các đơn vị hành chính cũng như biên chế sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Được biết, riêng năm 2019, cả nước đã cắt giảm khoảng 10.000 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên so với dự toán năm 2018 do thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương.
Chia sẻ trên nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính từng nhiều lần nhấn mạnh, con số giảm trong 5 năm qua khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương và chi cho an sinh xã hội.
Không chỉ trong chi tiêu hàng năm, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.
H.Vân
Chậm hoàn phí chuyển khoản ủng hộ phòng, chống dịch Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4-3-2020 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới và lời kêu gọi của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ngân...