Chống rụng tóc một cách đơn giản
Thường thì trung bình mỗi ngày có khoảng 40 – 60 sợi tóc rời bỏ da đầu (tùy thuộc vào lượng tóc trên da đầu, độ tuổi hay vòng đời sinh trưởng của tóc ở mỗi người). Tình trạng rụng tóc được xác định là bệnh lý khi lượng tóc rụng tăng vọt lên tới trên 100 sợi ngày.
Ảnh minh họa.
Với các tỉnh phía Bắc, mùa lạnh khiến người ta rụng tóc nhiều hơn, tuy không phải là bệnh lý. Vậy, làm gì để mái tóc bớt bị rụng?
Rụng tóc do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là: Do mất cân bằng nội tiết tố, ăn uống mất cân bằng, thiếu hụt vitamin, do sử dụng thuốc điều trị bệnh, do di truyền, tạo quá nhiều “áp lực” lên tóc, do căng thẳng, lo lắng nhiều, gội đầu không hợp lý…
Cách “xử lý” quan trọng nhất cần hiểu là tránh làm teo nang tóc. Nang tóc giống như rễ cây, là nguồn sống của tóc. Mỗi sợi tóc đều được mọc lên từ nang tóc hay còn gọi là chân tóc. Đây chính là gốc để mỗi khi có sợi tóc rụng đi sẽ có sợi tóc khác mọc lên thay thế. Nếu nang tóc bị teo dần đồng nghĩa với việc sẽ vĩnh viễn mất tóc ở khoảng da đầu đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến teo nang tóc là việc tạo kiểu với tóc nhiều lần (trong đó có nhuộm và uốn, duỗi). Làm như vậy có nghĩa là đang “hành hạ” mái tóc của mình từ ngọn cho tới tận chân tóc.
Để ngăn tóc rụng nhiều thì phải phục hồi tổn thương cho tóc, lấy lại mái tóc bóng mượt và chắc khỏe như xưa, hãy bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho tóc bằng cách ăn nhiều các loại rau tươi: cải xanh, bí đao, súp lơ xanh, cà rốt, bạc hà xanh và các loại hoa quả họ dâu, cam quýt, dưa… Các bác sĩ cũng khuyên rằng đặc biệt cần tăng cường thực phẩm giàu vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) bằng cách ăn nhiều gan, thận, lòng đỏ trứng, sữa hoặc bổ sung dưỡng chất thông qua các viên uống dưỡng tóc.
Dân gian vẫn truyền lại rằng “Muốn cho xanh tóc đỏ da – rủ nhau lên núi tìm Hà thủ ô”. Hà thủ ô được coi như là thần dược rất tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, đặc biệt hà thủ ô chữa tóc rụng rất hiệu quả là kinh nghiệm đã được đúc kết từ ngày xưa ông cha ta để lại. Y học hiện đại cũng xác nhận Hà thủ ô không chỉ giúp mái tóc xanh mượt, hạn chế quá trình lão hóa của tóc, giảm tóc bạc trắng mà còn có công dụng trong trị rụng tóc dứt điểm.
Video đang HOT
Khi Hà thủ ô được dùng kết hợp với Xuyên khung, Thục địa thì khả năng trị rụng tóc còn tăng lên rất nhiều. Đặc biệt không tạo ra những phản ứng phụ với da đầu.
6 cách khắc phục khi tóc rụng 'nhiều không đếm xuể'
Nỗi ám ảnh 'rụng tóc từng mảng' của nhiều cô gái có thể giải quyết bằng những cách sau.
1. Gội đầu đúng cách
Không nên gội đầu quá thường xuyên cũng tránh gội đầu quá ít, đây đều là những thói quen xấu khiến tóc bạn khó dài ra. Tần suất gội đầu lý tưởng nhất là 2-3 ngày/lần. Khi gội, bạn nên sử dụng nhiệt độ nước vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh, gây ảnh hưởng đến nang tóc.
Nên gội đầu hai lần, một lần để làm sạch tóc, loại bỏ bụi bẩn và dầu ở lớp ngoài của tóc. Lần thứ hai, bạn hãy làm sạch da đầu bằng cách massage nhẹ nhàng bằng những đầu ngón tay. Việc này không chỉ để hạn chế tích tụ da chết gây tắc nghẽn nang tóc mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, nhờ vậy tóc mọc ngày càng chắc khỏe.
Với bước xả, bạn nên sử dụng nước lạnh. Nước lạnh có thể làm co lại lớp biểu bì của tóc, giúp tóc trông bóng bẩy hơn. Tuy nhiên nên chú ý khi xả nước lạnh nên dội nước từ từ, tránh khiến da đầu bị "sốc" nhiệt độ.
2. Chải tóc đúng cách
Việc chải tóc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Cũng rất ít người biết rằng, chải tóc đúng cách là một trong những cách quan trọng để tránh rụng tóc, giúp tóc mọc dày hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến bạn rụng tóc liên tục có thể vì thói quen chải đầu khi tóc ướt. Sau khi tóc tiếp xúc với độ ẩm, các nang tóc nở ra, lớp biểu bì mềm và nhạy cảm hơn, lúc này nếu bạn chải tóc thì rất dễ làm tóc mỏng manh, dễ gãy. Thời điểm lý tưởng nhất để bạn chải đầu là trước khi gội đầu. Đây có thể xem là bước đầu tiên trong quá trình làm sạch, giúp loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt, việc gội đầu cũng dễ dàng hơn.
Bạn cũng có thể chải tóc trước khi ngủ. Ban đêm là thời điểm của quá trình trao đổi chất và tuần hoàn cơ thể. Chải tóc trước khi đi ngủ giúp kích hoạt tuần hoàn máu của da đầu và nang tóc, ngăn ngừa các vấn đề về ma sát tóc trong lúc ngủ.
Nên nhớ khi chải tóc, bạn chỉ nên đưa lược thật nhẹ nhàng. Nếu tóc bị rối, hãy dùng tay để gỡ ra trước thay vì kéo lược thật mạnh, làm đứt gãy chân tóc.
3. Sử dụng dầu dưỡng
Sau khi gội sạch đầu, bạn có thể thoa tinh dầu dưỡng lên lúc tóc vẫn còn ẩm. Sau đó, đợi 2-3 phút rồi thoa thêm một ít tinh dầu vào phần đuôi tóc. Tinh dầu dưỡng tóc thường được chiết xuất từ các loại tinh dầu thực vật tự nhiên như dầu argan, dầu dừa, dầu bưởi... giúp tóc được dưỡng ẩm một cách tối đa. Dầu dưỡng cũng có tác dụng phục hồi tóc khô và hư tổn, củng cố chân tóc chắc khỏe hơn.
4. Không buộc tóc quá chặt
Việc buộc, kẹp tóc, đặc biệt là các kiểu như tóc cột đuôi ngựa, tóc thắt bím... có thể làm gãy, rụng tóc, kích thích nang tóc khiến tóc mọc chậm hơn. Vì thế, hạn chế buộc tóc quá chặt, ép sát da đầu. Bạn có thể ứng dụng các kiểu tóc buộc lỏng, búi rối..., vừa tạo nét "luộm thuộm" tự nhiên, vừa tránh gây hại cho tóc.
5. Cắt tóc thường xuyên
Nếu không cắt tỉa tóc thường xuyên, những sợi tóc thiếu dinh dưỡng và chẻ ngọn sẽ hút hết dinh dưỡng, khiến tóc mới mọc không được nuôi dưỡng đủ để phát triển. Vì vậy, nếu muốn kích thích tóc mọc dày và dài nhanh hơn, sợi tóc chắc khỏe hơn, bạn nên duy trì đều đặn việc cắt tỉa tóc 1-2 tháng/lần.
6. Chế độ ăn uống cân bằng
Sự phát triển của tóc liên quan mật thiết đến sức khỏe và sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tóc sẽ chắc khỏe hơn. Ngoài việc tránh thức ăn ngọt và nhiều dầu mỡ, bạn nên bổ sung nhiều rau, đậu, cá, sữa giàu protein để tóc mọc khỏe tự nhiên, nuôi dưỡng tóc dày dặn.
7 cách nhận biết xem liệu bạn có rụng tóc quá nhiều Chúng ta rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày và bạn có thể thấy một vài lọn tóc trên gối vào buổi sáng hoặc trên nắp cống sau khi tắm là điều bình thường. Số lượng tóc rụng có thể phụ thuộc vào độ dài và độ dày của tóc, và thậm chí vào loại áo gối bạn ngủ. Dưới đây...