“Chồng nhà người ta” không bao giờ gây thất vọng: Đích thân đi chợ, nấu cơm cữ cho vợ 3 tháng 10 ngày, đổi món liên tục
Nhìn những mâm cơm cữ mà chị Trần Tú Anh khoe trên mạng xã hội, nhiều chị em phải xuýt xoa, ghen tị.
Việc mang thai, sinh nở đã khiến sức khoẻ của người phụ nữ bị ảnh hưởng không nhỏ. Chính vì thế mà sau khi sinh song, sản phụ cần được người thân chăm sóc chu đáo cả về vấn đề sức khoẻ lẫn yếu tố tinh thần.
Để đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ, bữa cơm cữ là vô cùng quan trọng. Đây là nguồn dinh dưỡng giúp người mẹ mau hồi phục sức khoẻ, đồng thời có được nguồn sữa dồi dào, thơm ngon cho con bú. Tuy nhiên, câu chuyện cơm cữ bấy lâu nay vẫn là đề tài được chị em bình luận rôm rả trên mạng xã hội. Bên cạnh những bà mẹ khổ sở vì cơm cữ đạm bạc, ngày nào cũng giống nhau, thương con thì phải ăn chứ không hề ngon miệng, thì lại có người may mắn hơn, được gia đình chuẩn bị cho những bữa cơm ngon, đủ chất, hợp khẩu vị.
Chị Tú Anh và ông xã – anh Huỳnh Minh Sỹ.
Gia đình nhỏ của chị Tú Anh và anh Sỹ vừa chào đón thành viên mới được hơn 3 tháng.
Mới đây chị Trần Tú Anh (30 tuổi ở Biên Hoà, Đồng Nai) đã chia sẻ với chị em về những bữa cơm cữ do đích thân chồng chị nấu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
Chị Tú Anh cho biết, chị sinh con đến nay đã được 3 tháng 13 ngày. Vì ông bà hai bên đều bận, không thể giúp đỡ được các con, chỉ có hai vợ chồng chị Tú Anh tự lo với nhau nên kể từ khi chị sinh xong, anh Huỳnh Minh Sỹ – ông xã của chị đã đảm nhận trách nhiệm nấu cơm cho vợ.
Để đảm bảo sức khoẻ cho vợ và con, anh Sỹ cũng cẩn thận hỏi trước người lớn về những loại đồ ăn mà phụ nữ sau sinh cần phải kiêng. Vì chị Tú Anh sinh thường nên chuyện ăn uống cũng thoải mái, không cần kiêng khem quá nhiều.
Hàng ngày anh Sỹ dậy sớm, đi chợ và nấu sẵn 3 bữa cơm cho vợ rồi đi làm, đến khi chị Tú Anh ăn chỉ cần hâm lại đồ ăn rồi cho ra đĩa. Cũng có hôm, anh về nấu cơm cho vợ 2, 3 lần, liên tục đổi món để bà xã không bị ngán.
Những bữa cơm cữ anh Sỹ nấu cho vợ.
Mỗi ngày một món, không ngày nào giống ngày nào.
Anh Sỹ đã nấu cơm cữ cho vợ hơn 3 tháng và sẽ tiếp tục nấu đến khi chị Tú Anh hồi phục sức khoẻ, có thể làm việc nhà.
Hàng ngày, anh Sỹ đi chợ sớm, mua đồ rồi nấu cơm sẵn cho vợ.
Nhận xét về những món ăn của ông xã, chị Tú Anh tiết lộ bản thân chị thấy khá ngon. Anh Sỹ cũng là người thích nấu nướng, thỉnh thoảng có dịp tụ tập bạn bè, họ hàng trong nhà, anh vẫn trổ tài làm bếp cho mọi người cùng thưởng thức.
Những mâm cơm cữ bồi bổ sau sinh vừa phong phú, vừa đẹp mắt như thực đơn nhà hàng 5 sao mẹ chồng nấu cho con dâu
Đến nay, anh Sỹ đã nấu cơm cữ cho vợ được đúng 3 tháng 13 ngày, và anh sẽ tiếp tục nấu đến khi vợ hồi phục hoàn toàn sức khoẻ, có thể làm được việc nhà thì thôi.
Video đang HOT
“ Suốt bằng ấy thời gian chăm lo bữa cơm cữ cho mình, anh ấy không bao giờ kêu mệt. Chỉ có điều, thỉnh thoảng mình hay cằn nhằn vì bị chồng bắt ăn nhiều thì anh hơi cáu chút thôi” – chị Tú Anh tâm sự.
Không chỉ lo cơm nước, anh Sỹ tắm cho con, cho bé ăn, chơi cùng bé cho vợ nghỉ ngơi… Cứ lúc nào công việc ở cửa hàng rảnh là anh lại chạy về phụ vợ.
Chị Tú Anh nhận xét, những bữa cơm mà chồng nấu rất ngon miệng.
Anh Sỹ rất chăm chỉ, không hề than thở điều gì.
Nhận xét về người bạn đời của mình, bà mẹ trẻ cho hay ông xã là người kỹ tính trong mọi việc, việc gì cũng chu toàn và rất yêu thương gia đình. Được chồng quan tâm, chăm sóc và san sẻ công việc trong thời gian ở cữ, chị Tú Anh vô cùng hạnh phúc và cảm thấy sự lựa chọn của mình hoàn toàn đúng đắn.
Đúng là, chồng nhà người ta không bao giờ gây thất vọng!
Những mâm cơm cữ do chính tay chồng nấu được chị Tú Anh chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người “ghen tị”.
Theo Trí Thức Trẻ
11 dấu hiệu sa tử cung sau sinh chuẩn, dễ phát hiện bệnh
Sa tử cung là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Với các dấu hiệu sa tử cung sau sinh chị em có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình và có cách xử lý kịp thời trước những biến chứng bệnh.
Sa tử cung sau sinh thường đến từ các nguyên nhân cơ bản như: Chấn thương vùng chậu khi sinh, dị tật bẩm sinh tử cung, sinh mổ, lao động nặng... Phụ nữ trên 35 tuổi, mang đa thai, sinh thường là những đối tượng dễ bị sa tử cung sau sinh mẹ cần lưu ý.
Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ:
- Sa tử cung độ 1: tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo
- Sa tử cung độ 2: tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
- Sa tử cung độ 3: toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo
Nguyên nhân của sa tử cung
- Can thiệp y khoa trong khi sinh: bao gồm phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.
- Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh. Đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.
- Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng và gây ra bệnh.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ví dụ như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,...
11 Dấu hiệu sa tử cung sau sinh
1. Xuất hiện khối lồi ở âm đạo
Dấu hiệu sa tử cung sau sinh dễ nhận biết, chính xác nhất đó là xuất hiện một khối lồi ở âm đạo. Tùy vào giai đoạn của bệnh khối lồi sẽ ở vị trí trong âm đạo, ngoài cửa âm đạo, thậm chí ở ngoài âm đạo.
Ở giai đoạn đầu, khối lồi không có biểu hiện rõ ràng, mẹ khó nhận biết quan sát. Nhưng càng về sau, tử cung tụt dần xuống âm đạo, khối sa to dần lên và biểu hiện rõ mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc bằng tay khi chạm vào.
Khối lồi sẽ xuất hiện khi tử cung tụt dần xuống âm đạo (Ảnh minh họa)
2. Khó chịu ở vùng kín
Lúc này tửu cung dịch chuyển, sa xuống âm đạo gây tức, khó chịu ở vùng kín. Mẹ sẽ có cảm giác bứt rứt, ngứa, tức nặng phần bụng dưới.
Khi khối lồi (sa dạ con) xuống âm đạo sẽ to lên và có xu hướng đẩy dần ra ngoài, khó đẩy lên được. Cảm giác tức, đau, khó chịu ở vùng kín sẽ biểu hiện rõ rệt.
3. Rối loạn tiểu tiện
Tử cung tụt dần xuống âm đạo, kéo theo bàng quang và niệu đạo bị sa theo gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: Són đái, đái buốt, đái ra máu, đái khó... Bệnh lâu ngày dẫn đến bí đái, phải nhập viện điều trị.
Các triệu chứng này cũng là dấu hiệu cảnh báo chị em đang có nguy cơ mắc bệnh thận, viêm bàng quang do sự ứ trệ nước tiểu, chất thải lâu ngày không đào thải ra ngoài được.
Tử cung tụt dần xuống âm đạo gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (ảnh minh họa)
4. Chảy máu khi giao hợp
Do tử cung bị tụt sâu xuống và nằm trong âm đạo, sẽ cản trở và làm chảy máu khi quan hệ và dễ gây viêm nhiễm âm đạo, đau buốt vùng kín.
5. Khí hư loãng, ra nhiều hơn bình thường
Nếu thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu, dịch nhầy loãng, có màu trắng thì đây có thể là dấu hiệu sa tử cung sau sinh mẹ cần lưu ý.
Để biết chính xác hơn mẹ có bị sa dạ con hay không, mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác của bệnh.
Dịch nhầy loãng, có màu trắng, ra nhiều hơn thì đây có thể là dấu hiệu sa tử cung sau (Ảnh minh họa)
6. Đầy bụng
Dấu hiệu sa tử cung sau sinh mẹ cần phải lưu ý là đầy bụng, khó chịu và thấy bụng căng cứng, phình ra ở vùng xương chậu.
Nguyên nhân do rối loạn tiểu tiện, nước tiểu không được thoát, thải ra ngoài gây ra tình trạng đầy bụng, tức bụng.
7. Đau rát khi quan hệ
Sau sinh một thời gian, quan hệ vợ chồng luôn gặp tình trạng đau buốt kèm chảy máu thì đây là dấu hiệu sa tử cung sau sinh. Khi gặp vấn đề này, vợ chồng nên chọn các tư thế quan hệ nhẹ nhàng hoặc đến gặp bác sĩ để tư vấn cách chữa trị tốt nhất.
8. Đau thắt lưng
Nếu chị em cảm thấy vùng thắt lưng thường xuyên bị đau, đau nhói như thời kỳ mang thai thì đây là dấu hiệu của sa tử cung.
Khi có dấu hiệu này chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng và chọn tư thế nằm, ngồi tốt nhất cho vùng thắt lưng.
Đau thắt lưng thường xuyên, đau nhói là triệu chứng sa tử cung sau sinh (ảnh minh họa)
9. Táo bón mãn tính
Táo bón thường xảy ra với bà bầu, tuy nhiên sau sinh mẹ liên tục bị táo bón thì có thể mẹ đang bị sa tử cung.
Nguyên nhân táo bón do rối loạn tiêu hóa, chất thải không được thải ra ngoài gây đầy bụng, tức bụng, đi ngoài đau rát, chảy máu.
Táo bón mãn tính, lâu ngày, hay tái phát là dấu hiệu sa tử cung sau sinh ở phụ nữ (Ảnh minh họa)
10. Khó chịu khi đi bộ
Trường hợp sa tử cung ở giai đoạn nặng, dạ con sa xuống trong âm đạo sẽ gây khó chịu, cảm giác như có vật cản. Triệu chứng này khiến mẹ gặp khó khăn trong việc đi bộ, đi bộ không thoải mái.
11. Đau lâm râm bụng dưới
Khi tử cung tụt xuống, sẽ gây những cơn co thắt nhẹ làm mẹ có cảm giác đau bụng dưới lâm râm như đau bụng kinh. Trường hợp này không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhưng sẽ gây khó chịu, mệt mỏi hơn.
Đau bụng dưới lâm râm, đau theo cơn do tử cung co bóp, tụt xuống dưới (ảnh minh họa)
Khi có các dấu hiệu sa tử cung sau sinh, chị em nên đến bệnh viện để được khám, chụp kiểm tra đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất. Tránh trường hợp để lâu, khối lồi ra ngoài tử cung sẽ khó điều trị và phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ tử cung.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Nhập viện vì quá vội "yêu" sau sinh? Tôi đã phải nhập viện khi quan hệ với chồng sau sinh con khoảng 1 tháng. Nay tôi sắp có con lần thứ hai, tôi rất sợ sự cố lại xảy ra... Bạn đọc Ng.T.A.Nh. (nữ, 30 tuổi, Bình Dương), hỏi: 2 năm trước sau khi sinh con (sinh thường) việc quan hệ vợ chồng của hai chúng tôi bắt đầu vô cùng...