Chống nắng: Dùng viên uống sao cho hiệu quả? Da dầu mụn nên lựa chọn loại kem nào?
Khi ánh nắng tiếp xúc trong thời gian dài với làn da ngoài việc gây tổn thương lập tức như bỏng nắng, tăng sắc tố tức thời, làn da còn gặp những tổn thương lâu dài hơn như tổn thương DNA.
ThS.BS Trương Thị Huyền Trang – Khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc thuộc Bệnh viện Da liễu Trung ương – khẳng định với kem chống nắng dạng bôi, thoa không thể bao phủ hết những vùng tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
Hơn nữa, việc hoạt động ngoài trời cường độ nhiều sẽ sản sinh nhiều gốc tự do, nếu chúng ta không kịp bôi kem chống nắng lại sau 2 tiếng/lần thì viên uống chống nắng sẽ hỗ trợ phần nào tác dụng chống nắng cho da.
Viên uống chống nắng không thay thế được hoàn toàn kem chống nắng.
BS Trang thông tin, viên uống chống nắng giúp giảm hay loại trừ các tác động có hại của ánh sáng lên làn da (sản sinh gốc tự do), giúp da được làm mới hay bảo vệ một lần nữa cùng với kem chống nắng.
Khi ánh nắng tiếp xúc với làn da ngoài việc gây tổn thương lập tức như bỏng nắng, tăng sắc tố tức thời, làn da còn gặp những tổn thương lâu dài hơn như tổn thương DNA. Việc sửa chữa tổn thương này nếu được sử dụng bằng viên uống chống nắng phối hợp với kem chống nắng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
“Việc chống nắng phải phối hợp trong uống ngoài thoa, không được dùng viên chống nắng đơn độc” – BS Trang cho hay.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người dân vẫn cần áp dụng những cách chống nắng “truyền thống” như: che kín cơ thể bằng quần áo; đeo kính râm; đội mũ; tránh ở ngoài trời nắng vào giờ cao điểm 9 – 16 giờ; cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý; uống đủ nước (2-2,5 lít/ngày với người lớn).
Theo TS Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM), viên chống nắng không có tác dụng ngay vào cơ thể mà cần phải có thời gian tích trữ tối thiểu 14 ngày. Từ sau ngày 15 trở đi, cơ thể mới có một “rào chắn” bảo vệ chống tác hại của các yếu tố từ môi trường, đặc biệt là chống tia UV sau khi được uống 2 giờ trước khi ra ngoài.
Ngoài ra, viên uống chống nắng cũng cần phải được duy trì hàng ngày. Ví dụ, hôm nay, bạn chỉ ở nơi có bóng râm, không tiếp xúc trực tiếp ánh nắng cũng nên uống để cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng những dưỡng chất đó như một quá trình.
Lựa chọn kem chống nắng phù hợp với da dầu mụn
BSCK II Quách Thị Hà Giang – Phó Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho hay nếu da mặt đang có nhiều nang, sẩn, viêm, tức là có tổn thương nhiều, thì giai đoạn này không nên bôi kem chống nắng mà cần điều trị viêm da, sau đó hãy dùng kem chống nắng.
Với da nhờn, mụn, nên chọn kem chống nắng trên nhãn ghi thành phần Non-comedogenic (không sinh nhân mụn); không nên chọn dạng kem mà nên chọn loại xịt, gel, lotion để hạn chế tác dụng phụ (làm cho da thêm mụn) của kem chống nắng.
6 thói quen sai lầm khiến 'mụn lại chồng mụn', da ngày càng sần sùi xuống cấp
Làn da nổi mụn quanh năm vì những sai lầm rất nhiều người đang mắc phải.
Da thừa dầu, thiếu nước
Da nhiều dầu là nguyên nhân gây mụn đầu tiênnhất là mụn ẩn mà chị em không thể xem thường. Khi thiếu độ ẩm, da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn dẫn đến lỗ chân lông tắc nghẽn.Dùthuộc tuýp da nào thì các cô gái cũng hãy chú trọng dưỡng ẩm cho da bằng cách thêm vào routine của mình vào các sản phẩm giúp bổ sung độ ẩm cần thiết.
Ảnh minh họa.
Không làm sạch nhân mụn
Khi nặn mụn không đúng cách và không làm sạch nhân mụn, vi khuẩn từ nốt mụn cũ có thể lây lan dưới da tác động lên những vùng da lân cận. Việc thường xuyên đến spa nặn mụn, không chú trọng làm sạch da sau đó cũng được xem là nguyên nhân khiến da dễ bị mụn ẩn đeo bám.
Chọn mỹ phẩm không hợp da
Đối với làn da dễ bị mụn, da nhạy cảm, chị em nên đọc kĩ bảng thành phần mỹ phẩm trước khi mua để tránh gom về những món không phù hợp.Nên chọn loại không chưáchứa hương liệu hay cồn khô. Một vài món như kem chống nắng, mỹ phẩm trang điểm, dầu tẩy trang, dầu dưỡng nếu không chọn lọc kĩ càng cũng có thể là nguyên do khiến da bạn dễ lên mụn ẩn.
Không làm sạch mồ hôi
Nếu bạn đã tiếp xúc với dưới ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, da của bạn sẽ đổ mồ hôi. Bạn không nên để nó tự khô trên da của mình, thay vào đó, hãy tắm hoặc rửa mặt ngay sau khi đổ mồ hôi nhé.
Nặn mụn thường xuyên
Tự ý nặn mụn hay dùng tay sờ cạo lên vị trí nốt mụn dễ gây tổn thương bề mặt da, làm vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào bên trong da. Nặn mụn cũng có thể làm trì giảm quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của da, kéo dài hơn thời gian cần thiết để da phục hồi sau mụn.
Nặn mụn chỉ khiến cho da của bạn càng trở nên đỏ hơn và thậm chí còn có thể để lại sẹo hoặc rỗ và bạn phải lập tức tìm cách điều trị. Bạn không nên nặn mụn mà hãy sử dụng các sản phẩm như kem trị mụn để có thể giải quyết mụn nhé.
Nặn mụn thường xuyên không có vai trò trong việc điều hòa hay tác động vào các cơ chế bệnh sinh của mụn trứng cá bao gồm sự gia tăng keratin hóa tại cổ nang lông, gia tăng số lượng vi khuẩn. Chính vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ.
Lười gội đầu
Nếu bạn có mái tóc bóng dầu thì trong lúc gội đầu, dầu trên tóc có thể chảy xuống mặt của bạn và gây ra mụn. Hãy gội đầu thường xuyên để loại bỏ lượng dầu thừa trên trán, mặt và vùng gáy ở lưng để ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn nhé.
Thủ phạm gây mụn trứng cá không phải ai cũng biết Stress, mỹ phẩm, điện thoại... là nguyên nhân gây mụn trứng cá mà bạn không ngờ tới. Mụntrứng cá là gì? Mụn trứng cá ảnh hướng tới thẩm mỹ. Mụntrứng cá là tình trạng da xuất hiện các mụn có kích thước nhỏ khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn do dính dầu và tế bào da chết. Biểu hiện của...