Chống nắng đúng cách cho trẻ
Áp dụng các cách chống nắng của người lớn cho trẻ em có thể đưa đến những rắc rối về mặt sức khỏe
Bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM), nhìn nhận việc mặc trang phục không phù hợp trong mùa hè là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Coi chừng bệnh da
Chị Tr.M.A đưa con gái 2 tuổi đến BV Nhi Đồng 1 khám với lý do bé bị rôm sảy. “Da con tôi yếu lắm dù tôi cố giữ cho bé, ra đường tôi che nắng sao thì cũng che cho con vậy, mặc cả 2 lớp áo chống nắng, về nhà dùng toàn sữa tắm loại tốt” – chị A. than thở trước khi đưa con vào khám, để rồi bất ngờ khi biết chính 2 cái áo chống nắng chị mua cho con là một trong những thủ phạm.
BS Trương Hữu Khanh cho biết: “Rôm sảy là do đổ mồ hôi nhiều mà không được thấm hút nhanh khỏi da, dẫn đến tắc tuyến mồ hôi. Mồ hôi đọng lâu với thời tiết nắng nóng kèm độ ẩm cao… làm trẻ dễ bị rôm sảy hơn, nhất là ở những vùng nếp gấp trên da. Vì vậy, trang phục mùa hè phù hợp nhất là vải thoáng mát, hút ẩm tốt. Mặc dày quá, đồ không thấm hút mồ hôi nên người của bé lúc nào cũng ướt, ngoài bị rôm sảy còn dễ bị cảm”.
Che nắng cho trẻ khi ra ngoài trong những giờ nắng gắt cần chọn loại vải thoáng mát, sáng màu là đủ; không cần thiết phải trùm nhiều lớp. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trẻ lớn hơn, qua tuổi dễ bị rôm sảy thì vẫn có thể bị kích ứng da, ngứa da, nhiễm trùng da nếu mặc trang phục không phù hợp dẫn đến đổ mồ hôi nhiều. Mặc áo tay dài để che nắng trong những giờ nắng gắt là nên nhưng cần chọn loại vải thoáng mát, sáng màu là đủ, không cần thiết phải trùm nhiều lớp.
“Nắng sớm vào thời điểm bé đi đến trường là nắng tốt, không cần thiết phải che kín. Đối với trẻ nhỏ, ánh nắng buổi sớm còn có tác dụng kích thích, giúp cho sự phát triển của làn da được tốt hơn, giúp da khỏe mạnh, chống lại những tác động từ môi trường” – BS Nguyễn Minh Tiến nói thêm.
Video đang HOT
Ngược lại, nếu ra ngoài trời vào thời điểm nắng nóng giữa trưa mà không che chắn gì thì có thể bị bỏng da, biểu hiện là da bị đỏ, bong da; thậm chí tích lũy tạo nên tác động lâu dài là ung thư da.
Trong các trường hợp trẻ phát sinh bệnh về da do bị đọng mồ hôi trong mùa hè, các BS cho biết một số thuốc bôi an toàn trị bỏng da, rôm sảy ở trẻ nhỏ có thể tìm thấy dễ dàng ở nhà thuốc. Tuy nhiên, nếu không rõ nên dùng cái gì hay bé dễ mẫn cảm thì nên đến bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn, không tùy tiện dùng thuốc của người lớn cho trẻ.
“Đối với rôm sảy, các thuốc bôi hay kem không phù hợp sẽ làm nghẹt lỗ chân lông có thể làm trẻ bị nhiều hơn” – BS Trương Hữu Khanh cảnh báo.
Phơi nắng vừa đủ
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, một lợi ích lớn của ánh nắng là giúp chuyển hóa tiền chất vitamin D trong sữa, thức ăn… thành dạng vitamin D mà cơ thể sử dụng được. Trẻ em thường được khuyến khích phơi nắng nhưng phải là “nắng tốt” buổi sớm với một mức độ vừa phải.
Ví dụ, có thể để bé chơi ngoài trời khoảng 45 phút vào buổi sáng trước 8 giờ, hay trên đường đi học vào sáng sớm thì không cần che chắn. Nắng trưa từ 11-13 giờ là có hại nhất, tiếp xúc nhiều dễ bị say nắng (sốc nhiệt), tăng nguy cơ ung thư da nên cần hạn chế ra ngoài, nếu có ra ngoài trong thời gian này thì phải chống nắng kỹ, uống đủ nước khi về đến nhà.
Nắng trong khoảng từ 8-11 giờ và từ 15-17 giờ thì không nên cho bé phơi nắng quá lâu, cần chống nắng bằng nón, áo khoác, mắt kính, nhất là khi đi đường xa.
Các BS lưu ý rằng với các bé ở độ tuổi có thể tự chạy đi chơi, đi học, phụ huynh không nên quá lo lắng việc trẻ thiếu vitamin D, nếu bé có sức khỏe bình thường. Bé tiếp xúc với nắng trên đường đi học, lúc ra chơi… là đã đủ cho việc chuyển hóa tiền chất vitamin D trong thức ăn thành vitamin D.
Chế độ ăn uống thì nên đa dạng, ăn đủ món trong bữa chính và hạn chế ăn vặt, hạn chế thức ăn nhanh là đã đủ vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác, không cần thiết phải đau đầu suy nghĩ “ăn gì cho bổ” để tăng cường vitamin D cho cơ thể.
BS Trương Hữu Khanh lưu ý khi bé đi ngoài nắng về mà bước vào phòng máy lạnh, cần giữ ấm một lúc để cơ thể quen dần nhiệt độ. Khi trẻ đổ mồ hôi nhiều chỉ cần lau khô, không nên cứ nóng nực đổ mồ hôi là đi tắm.
Những tác hại không ngờ của nắng nóng đến cơ thể
Thời tiết nắng nóng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, say nắng, thậm chí ngất xỉu. Dưới đây là những tác động tiêu cực của nắng nóng đến cơ thể, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục.
Ảnh minh họa
Đa số chúng ta đều cảm thấy không thoải mái khi phải ra ngoài trong tiết trời oi bức và phải tiếp xúc với tia bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, đối với một số người nắng nóng còn có nguy cơ bị bệnh như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người cao tuổi (từ 75 tuổi trở lên), những người làm việc ngoài trời hay trong những khu vực nóng và môi trường làm việc không thoáng khí, người khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết,...
Những căn bệnh liên quan đến thay đổi thời tiết bạn cần lưu ý
Mất nước
Mất nước là hiện tượng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ nước để có thể duy trì cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể vào ngày nắng nóng oi bức.
Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu, khát, nước tiểu màu vàng đậm, chán ăn, ngất.
Kiệt sức do nắng nóng
Đây là phản ứng khi cơ thể bị mất lượng nước lớn và muối khoáng vì đổ mồ hôi quá nhiều
Người bị kiệt sức do nắng nóng có thể cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh và yếu, thở nhanh và cạn, yếu cơ hoặc chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu khi ở trong tình trạng kiệt sức do nắng nóng.
Phát ban nhiệt
Phát ban nhiệt, hay còn gọi là nhiệt gai, là hiện tượng phát ban do dị ứng thời tiết. Tình trạng này có thể gây ngứa và đau đớn. Nguyên nhân dẫn đến phát ban nhiệt là do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều trong thời tiết nóng ẩm và triệu chứng này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Triệu chứng của phát ban nhiệt bao gồm: xuất hiện các mụn nhọt hoặc mụn nước nhỏ, đặc biệt là ở cổ hoặc trên ngực, hoặc nó có xu hướng nổi nhiều ở phần háng, khuỷu tay và dưới ngực.
Đột quỵ do sốc nhiệt
Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40,5 độ C). Đột quỵ do sốc nhiệt là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây nguy hại đến tính mạng trong vài tình huống khẩn cấp. Đối với nạn nhân bị đột quỵ do sốc nhiệt thì khâu sơ cứu quan trọng nhất là làm hạ nhiệt độ cơ thể càng nhanh càng tốt.
Triệu chứng của đột quỵ do sốc nhiệt có thể bao gồm: nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, đỏ, da khô nóng (cơ thể không còn đổ mồ hôi nữa - tuy nhiên vẫn có thể đổ mồ hôi nếu họ tập thể dục liên tục), khô, sưng lưỡi, thở dốc, khát nước, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, phối hợp kém hoặc nói lơ, có những hành vi quá khích và kỳ quặc, mất ý thức, động kinh hoặc hôn mê.
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư khoang miệng? Hình thành lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc ung thư khoang miệng. Chú trọng vào trái cây và rau Việc thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những thay đổi trong miệng khiến ung thư phát sinh. Nhưng vitamin, chất chống oxy hóa trong trái cây và rau giúp cải tiến hệ thống...