Chóng mặt với cầu thang xoắn ốc cao 100 mét trên dãy núi Trung Quốc
Cầu thang xoắn ốc nằm trên dãy Thái Hành Sơn ( Trung Quốc) được mệnh danh là nấc thang lên thiên đường.
Công trình kiến trúc xoắn ốc kỳ quái, lối đi hẹp không dành cho người yếu tim.
Với mong muốn khách du lịch có những trải nghiệm chân thật nhất với cảm giác leo chinh phục đỉnh núi đồng thời trực tiếp đón nhận những cơn gió mạnh tại Thái Hành Sơn (Trung Quốc), các nhà quản lý đã cho lắp đặt một cầu thang bộ thay vì xây dựng một thang máy hiện đại.
Cầu thang xoắn ốc cao 100m gây choáng ngợp nằm ở Trung Quốc
Cầu thang được thiết kế độc đáo có hình dạng xoắn ốc, đặt ở độ cao 88 mét với hơn 300 bậc thang được đặt tên là “Nấc thang lên thiên đường”. Cầu thang được Sở du lịch Lâm Châu xây dựng từ năm 2012 nhằm phát triển du lịch tỉnh Hà Nam, giúp du khách có được một tầm nhìn tuyệt đẹp núi rừng phía dưới, và cảm giác như đang treo lơ lửng giữa tầng mây ngắm nhìn thế giới thiên nhiên bao quanh.
Cầu thang xoắn ốc cao gần 100 mét trên dãy Thái Hành Sơn giúp du khách có một tầm nhìn tuyệt đẹp ngắm phong cảnh núi rừng
Video đang HOT
Du khách muốn leo lên cầu thang xoắn ốc này bắt buộc phải ký vào một tờ đơn xác nhận rằng họ không có bất kỳ vấn đề về tim hoặc phổi. Người trên 60 tuổi sẽ bị từ chối. Ngoài ra còn một số quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho khách tham quan.
Du khách muốn trải nghiệm cầu thang xoắn ốc phải ký đơn xác nhận sức khỏe và dưới 60 tuổi
Đi trên cầu thang xoắn ốc sẽ phải trải qua cảm giác sợ hãi khi đặt chân lên các bậc thang, chống chọi với các luồng gió mạnh thổi thẳng vào khiến cầu thang rung lắc mạnh. Ngoài ra, các loài chim trú ngụ trên núi thỉnh thoảng cũng bất ngờ bay đến khiến nhiều du khách không khỏi giật mình thon thót. Ngành du lịch Trung Quốc hy vọng những bậc thang này sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm thực tế đầy thú vị về dãy núi kỳ vĩ Thái Hành Sơn.
Du khách sẽ trải qua nhiều cảm giác thú vị khi leo lên “Nấc thang lên thiên đường”
Dãy Thái Hành Sơn trải dài 400 km qua ba tỉnh Hà Nam, Sơn Tây và Hà Bắc của Trung Quốc. Dãy núi có độ cao trung bình từ 1.500-2.000 mét nổi tiếng có nhiều điểm đến thu hút du khách. Thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này phong cảnh hùng vĩ, ngoạn mục với những con đường uốn lượn, một bên là núi cao, một bên vực thẳm.
Dãy Thái Hành Sơn hùng vĩ của Trung Quốc
Ngỡ lạc vào chốn cổ tích khi đặt chân đến dãy núi cầu vồng ở Trung Quốc
Những dãy núi 7 sắc cầu vồng nằm trong công viên Trương Dịch Đan Hà ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp đặc biệt.
Công viên Trương Dịch Đan Hà ở Trung Quốc nổi tiếng thế giới với những dãy núi 7 sắc cầu vồng đẹp tựa chốn thần tiên. Đây được cho là một trong những điều kỳ diệu của thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhờ địa hình độc đáo, nơi đây luôn trong top thắng cảnh Trung Quốc đáng đến nhất và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Dãy núi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) có diện tích 322 km2, với những dãy núi trập trùng, nhấp nhô mang 7 màu sắc khác nhau, tựa như một bức tranh sáp màu được vẽ nên bởi người họa sĩ tài năng. Cảm giác đầu tiên khi tận mắt chứng kiến dãy núi cầu vồng là sự choáng ngợp, có lẽ bởi không phải ở bất cứ đâu du khách cũng có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp và độc đáo đến vậy.
Những dãy núi mang 7 màu sắc khác nhau
Về bản chất, các dãy núi cầu vồng chủ yếu mang màu của sa thạch đỏ đậm, đôi khi bắt gặp mỗi ngọn núi mang màu sắc và các lớp khác nhau. Ở mỗi góc nhìn, dãy núi lại ánh lên những màu sắc độc đáo từ màu đỏ tươi, màu hạt dẻ, tới màu vàng, xanh nước biển... Không chỉ có màu sắc độc đáo, dãy núi cầu vồng còn sở hữu nhiều mỏm đá với hình dạng kỳ lạ như hình lâu đài, hình nón, tháp, nhấp nhô, hay hình những sinh vật thần thoại... cho du khách thỏa sức tưởng tượng.
Màu đỏ là do một lớp xi măng và lớp phủ oxit sắt còn được gọi là hematit (Fe2O3) giữa các hạt sa thạch. Đây là quá trình diễn ra khi một mảnh kim loại để lại dưới mưa và tạo thành một lớp gỉ màu đỏ xung quanh bên ngoài.
Về cấu tạo địa chất, Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà tồn tại từ trước khi dãy núi Himalaya hình thành và là hệ thống đá sa thạch có nhiều đá vôi và đá trầm tích tại Trung Quốc. Để hình thành nên các lớp màu cầu vồng, dãy núi này đã phải trải qua quá trình phong hóa kéo dài hàng triệu năm. Đó là kết quả của các lớp đá sa thạch đỏ kiến tạo và rất nhiều khoáng chất như cát, bùn, sắt... trộn lẫn nhau bồi đắp nên.
Trước đây dãy núi là đá cát và phù sa thạch nhũ được lắng đọng trước khi dãy Himalaya được hình thành. Cát và phù sa cùng với sắt và các khoáng chất vi lượng cung cấp cho nó những thành phần quan trọng để tạo nên màu sắc ngày nay.
Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà đẹp nhất vào các tháng 7-8 hàng năm, khi dãy núi cầu vồng này đón khoảng 20.000 du khách/ngày. Sau khoảng thời gian này (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), khí hậu Cam Túc rất khắc nghiệt, nhiệt độ giảm mạnh, gió và tuyết mạnh khiến khu vực không thể tiếp cận.
Tu viện mang vẻ đẹp tráng lệ và huyền bí ở Trung Quốc Nếu đi du lịch tuyến Lệ Giang - Shangrila, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, một trong những địa điểm không thể không tới thăm quan là Tu viện Songzanlin. Hình ảnh Tu viện Songzanlin nguy nga, tráng lệ mang đầy vẻ đẹp huyền bí của Phật giáo Tây Tạng là điều gợi cho du khách nhớ đến vùng đất này. Tu viện Songzanlin...