Chồng mất được một năm thì em chồng đến nhà đưa cho tôi bọc tiền hơn 1 tỷ đồng cùng lí do khiến tôi sững người
Nhìn bọc tiền, trái tim tôi thắt lại vì đau đớn và xen lẫn hận chồng.
Sau một năm chiến đầu với bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, cuối cùng chồng tôi cũng không thể trụ vững. Ngày anh mất, tôi như chết theo, đau đớn thắt gan thắt ruột mà nước mắt cạn khô, không rơi được giọt nào.
Chúng tôi đã ở bên nhau 15 năm. Từ thời sinh viên nghèo khổ, chia nhau gói mì tôm, cái bánh mì. Rồi ngày cưới đơn sơ mà hạnh phúc, ấm cúng. Rồi hai đứa con lần lượt ra đời khiến kinh tế càng nặng nề hơn trên vai anh. Suốt mấy năm trời, chúng tôi chẳng dám mua cái áo mới, chẳng dám đi ăn một bữa ngon lành. Thế nhưng chúng tôi vẫn hạnh phúc, vẫn lạc quan vào một tương lai sáng tươi hơn.
Sau khi con thứ hai đi nhà trẻ, tôi đi làm lại, kinh tế mới dư dả hơn đôi chút. Nhưng có ai ngờ, niềm vui chuyển về nhà mới, một căn nhà rộng lớn khang trang chưa được bao lâu thì chồng tôi phát bệnh. Bao nhiêu của cải mới mua đều phải bán đi để kiếm chữa bệnh cho anh. Khi anh ra đi, căn nhà tôi trống huơ trống hoác, chẳng còn thứ gì có giá trị nữa. Không những vậy, hàng tháng tôi còn phải trả nợ ngân hàng 5 triệu tiền vay để mua nhà.
Nếu em chồng không cảm thông cho hoàn cảnh của tôi mà đưa số tiền ấy ra, chắc mẹ con tôi sẽ chịu khổ thêm vài năm nữa. (Ảnh minh họa)
Suốt một năm qua, tôi không dám nghỉ làm một ngày vì nếu nghỉ, con tôi sẽ thiếu ăn. Nhà chồng cũng giúp đỡ nhưng họ cũng có gia đình riêng, cũng cần tiền nên tôi không dám nhờ cậy họ nhiều. Chỉ có cô em Út thường hay ghé nhà tôi chơi. Lần nào ghé, cô ấy cũng mua cho con tôi đồ ăn, quần áo. Đầu năm học, cô ấy còn cho tiền tôi đóng học phí cho hai đứa nhỏ. Tôi mang ơn cô Út nhiều nhất.
Video đang HOT
Nào ngờ, ngày đầy năm tang chồng, khi mọi người về hết, cô Út gọi tôi lại rồi đưa tôi một bọc đen. Mở bọc ra, tôi sững sờ khi thấy bên trong toàn tiền. Những tờ tiền mới tinh vừa được rút từ ngân hàng ra, tổng số tiền hơn cả tỷ đồng.
Em chồng nắm tay tôi, nghẹn ngào bảo đây là số tiền chồng tôi tích cóp, dành dụm suốt bao nhiêu năm mới có được. Anh ấy không cho tôi biết vì sợ tôi ỷ lại vào số tiền ấy. Rồi khi biết mình bị bệnh sẽ không qua khỏi, anh ấy càng giấu tôi vì sợ tôi lấy số tiền ấy ra để chữa bệnh cho chồng. Trước khi mất, anh ấy đã đưa cho em gái và dặn dò em ấy cứ cất giữ giúp hai con. Đợi khi nào hai đứa bé đi học đại học thì rút ra đưa cho tôi. Anh ấy sợ tôi đem số tiền mình dành dụm được cho người đàn ông khác hưởng.
Nhưng sau một năm quan sát, em chồng tôi không thể chịu nổi khi thấy mẹ con tôi sống khổ sở, lại thấy tôi thường hay khóc vì nhớ chồng, em ấy đã quyết định rút tiền về cho tôi. Em chồng mong tôi hiểu cho anh trai và mong tôi giữ số tiền ấy để lo cho hai con theo đúng di nguyện của anh. Nhìn số tiền, biết lý do, tôi vừa xúc động vừa hận chồng. Anh đã không tin tưởng tôi. Anh thà để tôi bán hết tài sản cũng không đưa số tiền ấy ra. Nếu em chồng không cảm thông cho hoàn cảnh của tôi mà đưa tiền, chắc mẹ con tôi sẽ chịu khổ thêm vài năm nữa.
Hiện giờ tôi muốn lấy tiền trả hết nợ ngân hàng, mua sắm vài thứ trong nhà nhưng lại sợ em chồng chê trách vì không làm theo đúng di nguyện của anh trai. Tôi có nên bàn với em ấy không hay tự quyết vì bây giờ số tiền ấy đã thuộc quyền sở hữu của tôi rồi?
'Giáo án' đặc biệt em chồng dành cho chị dâu
Không rõ chị dâu có tuyệt chiêu gì mà khiến cả nhà yêu quý, nhưng trong mắt Hân, chị lại là 'nàng dâu bất trị'.
Ảnh minh họa.
Chị ta không chỉ có thái độ vênh váo khi nói chuyện với anh, chị, em họ bên nhà chồng, mà nhiều lần Hân để ý vẻ mặt "câng câng" của chị ta cũng không hạ xuống khi đối diện với bố mẹ, cô chú và ông bà. Chưa kể cái cách chị ta luôn tỏ thái độ mình là người "trên cơ", hiểu biết hơn người khác.
Có hôm em họ sang chơi, nhờ Hân tư vấn chuyện thi đại học, Hân hỏi: "Trước khi chọn trường thì em phải xác định sau này em thích làm nghề gì?". Em họ bẽn lẽn: "Em thích làm ngành Marketing nhưng em nghĩ mình không tự tin lắm".
Hân nhẹ nhàng giải thích: "Ừ, làm ngành này thì trước hết em phải giỏi ăn nói...". Hân chưa giải thích xong thì không hiểu chị dâu từ đâu nhảy bổ ra chen ngang cùng với chất giọng the thé như khoan vào tai người nghe: "Ối giồi! Làm Marketing mà chỉ cần giỏi ăn nói là chứng tỏ chẳng biết gì về ngành này rồi". Vô duyên vô cớ, Hân bị chị dâu "xỏ" là người kém hiểu biết, chưa kịp "bật" lại câu nào thì mẹ Hân réo ầm lên: "Mấy chị em sắp xếp cốc và thìa nhé, mẹ chuẩn bị bưng nồi chè lên đây".
Trong lúc Hân và em họ hí hoáy lau cốc và thìa thì chị dâu vẫn ngồi chễm chệ trên ghế rồi rút điện thoại ra tranh thủ "check in". Mẹ Hân bưng cái nồi to tướng đặt lên bàn, tay thoăn thoát múc chè, biểu cảm rất vui vẻ: "Chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt, mát lắm đấy, các con ăn đi. Bây giờ mẹ tranh thủ ăn trước để còn sang bà ngoại có chút việc".
Đáng lẽ lúc đó chị dâu phải đứng dậy, tự đi lấy cốc để múc chè thì chị ta vẫn ngồi bất động trên ghế, mặt nhăn nhó: "Mẹ ơi, con không ăn được nhiều thế đâu, con ăn cốc nhỏ thôi". Hân để ý thấy mẹ cô cũng bị "hẫng" mất vài giây khi bất ngờ bị nàng dâu yêu quý "sai khéo". Nhưng ngay sau đó bà lại vui vẻ đưa cốc chè đó cho con dâu: "Con cứ ăn đi, mẹ nấu không bị ngọt lắm đâu mà sợ, cho thêm ít đá vào ăn cho mát".
Chứng kiến cảnh mẹ mình quá xuề xòa với chị dâu, Hân tức ngùn ngụt nhưng vì em họ vẫn ở đó nên cô không thể làm gì. Buổi tối hôm đó Hân vào phòng mẹ đẻ cằn nhằn: "Con không thể hiểu nổi, sao lúc nào mẹ cũng chiều chị dâu quá mức như thế? Con chưa thấy ai quá đáng như chị ấy".
Mẹ Hân chỉ cười: "Mẹ thấy nó cũng chăm chỉ, ngoan ngoãn đấy chứ, con đừng để ý mấy chuyện lặt vặt, tính chị ấy như thế nhưng không có ác ý gì đâu".
Không muốn mang tiếng là em dâu hẹp hòi nên Hân gắng nín nhịn hết lần này đến lần khác. Nhưng sự việc vừa xảy ra sáng nay thì Hân nghĩ mình không thể chịu đựng được nữa. Chuyện là trong lúc cao hứng, mẹ Hân nói đùa: "Mẹ sắp về hưu rồi, chưa biết làm gì để bớt nhàn rỗi, hay là mẹ mở trung tâm dạy tiếng Anh cho trẻ con khu mình nhỉ?".
Chỉ chờ có thế, chị dâu lại chứng tỏ khả năng hiểu biết của mình: "Mẹ ơi! Mở trung tâm ngoại ngữ không đơn giản thế đâu. Mẹ phải xin cấp phép chứ không dạy chui được".
Thấy Hân có vẻ đang "nóng mặt", mẹ cô đành cười xòa để bầu không khí mát mẻ trở lại: "Mẹ không định làm quy mô lớn và chuyên nghiệp đến thế đâu con ạ. Mới cả đấy chỉ là nói vui thôi, vì nếu dạy ngoại ngữ thì phải tìm giảng viên cơ".
Chị dâu lại the thé: "Ý tưởng này khả thi mà, mẹ cứ triển đi, mẹ không biết ngoại ngữ thì để con làm giảng viên cho bọn trẻ. Chỉ cần mẹ trả lương cho con kha khá một chút là được".
Đến nước này thì Hân không thể ngồi im chứng kiến mẹ đẻ bị chị dâu "bắt nạt" thêm nữa, cô đứng phắt lên: "Chị tưởng ai cũng dạy ngoại ngữ được à? Bây giờ nhiều trung tâm ngoại ngữ phải đóng cửa vì giảng viên không đủ trình độ đứng lớp đấy. Học viên bây giờ kén chọn lắm. Ngoài kiến thức ngữ pháp thì đối với một giảng viên ngoại ngữ, chất giọng vô cùng quan trọng. Giọng phải ấm, cách truyền đạt phải dễ đi vào lòng người thì học viên mới nể".
Bị Hân giáng một "đòn" quá bất ngờ, chị dâu ức nghẹn họng mà không nói lại được câu nào. Tất nhiên sau đó Hân vẫn bị mẹ gọi vào phòng riêng để "góp ý" nhưng lần này cô gạt đi: "Ôi dào! Mẹ không trị được con dâu thì để việc đó cho con. Nếu bây giờ không trị tận gốc cái tính ăn nói không biết trên dưới thì sau này chị ta cứ ngỡ mình là bà tướng trong nhà mất".
Sướng như 'bà hoàng' nhưng chị dâu không biết điều Người ta bảo 'giặc Ngô không bằng bà cô bên chồng', nhưng đối với chị dâu, tôi lại là một cô em chồng rất bình thường. Ảnh minh họa Ngày anh trai dẫn chị về ra mắt, thấy chị có vẻ chậm mồm chậm miệng, tôi chủ động mang rổ rau ra cho chị nhặt để chị đỡ ngại. Nhưng không ngờ về...