Chồng giao làm 4 mâm cỗ còn dặn “không xong đừng trách”, hôm sau nhìn sự việc khác thường diễn ra trong bếp mà anh ta “vã mồ hôi”
“Hôm ấy em ngủ tới 7h, anh thấy thế quát tháo ầm ĩ bảo tới giờ mà chưa có cỗ cúng thì đừng trách…”, người vợ kể.
Áp lực trên vai phụ nữ trong cuộc sống hôn nhân vốn rất nặng nề. Chồng lại vô tâm không biết san sẻ những gánh nặng sẽ khiến chị em ngày càng mệt mỏi, khó tránh khỏi những lúc họ muốn buông tay.
Trong 1 diễn đàn đa phần là phụ nữ, cô vợ trẻ đăng bài tâm sự: ” Nói về độ gia trưởng, chắc không ai vượt qua được chồng em. Khổ nhất là mỗi lần nhà có giỗ chạp, chồng em lại yêu cầu vợ phải thể hiện. Anh ấy là con trưởng, giỗ nào lớn thì chục mâm, giỗ nào nhỏ thì 3, 4 mâm mời anh em con cháu trong nhà về tụ tập. Cứ mình em còng lưng lo liệu từ cái tăm tới bát nước chấm. Ngược lại anh chỉ ngồi chơi sai vợ làm từ A tới Z. Cỗ bàn ngon lành không sao, nếu không được ưng ý lập tức anh lại quay sang trách móc vợ rằng đi làm dâu mà có mấy mâm cỗ giỗ cũng không nên hồn”.
Bài chia sẻ của người vợ
Cô vợ này kể, sống với người chồng gia trưởng khiến cô ngày một mất dần tiếng nói của bản thân. Chồng cô quá áp đặt, chưa bao giờ anh chịu nhận sai về mình, cũng chưa bao giờ anh nghĩ những gánh nặng trên vai vợ là quá nhiều, liệu cô có bị quá tải. Vậy nên cô tâm sự, có những lúc cô mệt mỏi tới mức cảm giác mình chỉ đơn giản là 1 cái máy làm việc nhà cho chồng, không hơn không kém.
” Cuối tuần vừa rồi, nhà em có giỗ cụ nội. Buổi tối hôm trước, ngồi ăn cơm chồng em sai vợ làm 4 mâm cỗ. Hôm đó em bị mệt nên bảo chồng là để gọi 2 cô em gái của anh về sớm làm cùng cho đỡ việc vì cuối tuần mọi người đều được nghỉ. Tuy nhiên vẫn như mọi khi, chồng em không đồng ý. Anh nói rằng việc cỗ bàn giỗ lễ thuộc phận sự của nàng dâu. Em không được thoái thác hay đùn đẩy trách nhiệm cho ai.
Em cũng nói lại là người em không khỏe, phải nấu ngần ấy cỗ bàn là quá tải. Nếu không anh phải dậy sớm đi chợ cùng vợ lo nấu nướng nhưng anh vẫn trợn mắt nói rằng anh ấy là đàn ông, không bao giờ làm mấy việc ấy. Không thể nói lý lẽ được với anh, em im lặng không đôi co nữa.
Video đang HOT
Bình thường những hôm nhà có việc em toàn phải dậy từ 4h sáng để làm. Hôm ấy em ngủ một mạch tới 7h sáng, chồng em thấy thế quát tháo ầm ĩ, anh bảo tới giờ mà chưa có cỗ cúng, mọi người về chưa có cỗ ăn thì em đừng trách anh quá đáng. Em tỉnh bơ đáp: ‘Anh cứ yên tâm, em lo đâu vào đó rồi. Tới giờ ắt anh có cỗ cúng’.
Ảnh minh họa
Em vừa nói xong thì 3 thợ em thuê nấu cỗ tới, thực phẩm hoa quả em cũng đặt họ mua từ hôm trước. Chồng em xuống bếp thấy vợ thuê người làm, anh ngạc nhiên lắm, cũng tức nên mắng vợ là ‘lộng hành’, vượt quyền chồng. Song em nói luôn: ‘Máy móc còn được bảo trì nhưng làm vợ anh bao năm nay em chưa từng có 1 ngày được nghỉ ngơi. Từ nay em sẽ không sống như 1 cái máy nữa. Nếu anh không biết san sẻ gánh nặng cuộc sống với vợ thì em sẽ tự giải phóng cho bản thân. Không chỉ giỗ này, những giỗ khác cũng thế, những việc khác cũng vậy’.
Chồng em nghe vợ nói tức lắm mà không làm được gì. Còn em nhất định sẽ làm đúng như những gì đã tuyên bố”.
“Khó nhất vẫn là nghề làm vợ”, câu nói hóm hỉnh này nghe tưởng như chị em đơn thuần chỉ là vui đùa với nhau nhưng nó lại phản ánh trọn vẹn nỗi lòng của các phụ nữ khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Bởi sau khi kết hôn, phụ nữ phải gánh vác trên vai rất nhiều trách nhiệm, vừa phải làm vợ đảm dâu hiền lại vẫn phải lo kinh tế, xây dựng tài chính gia đình.
Áp lực trên vai mỗi người vợ càng thêm nặng nề hơn nếu như không được chồng quan tâm, san sẻ những lo toan, gánh nặng cuộc sống. Khi “quá tải” phụ nữ sẽ vùng lên, lúc ấy đàn ông không thể trách vì sao vợ không ngoan hiền như các anh mong đợi.
Sinh nhật vợ chồng tặng hẳn xe hơi sang trọng, nhưng vừa trao khóa vào tay cô thì nhận được 1 câu trả lời không ngờ
"Mặt anh nhìn tự đắc lắm, miệng nói tay rút điện thoại ra chụp ảnh để đăng facebook khoe quà sinh nhật khủng tặng vợ...", người vợ kể.
Lấy phải chồng gia trưởng với phụ nữ đó chính là nỗi bất hạnh lớn nhất. Mới đây một người vợ cũng vì quá bức xúc trước sự vô tâm của chồng đã vào mạng xã hội chia sẻ câu chuyện hôn nhân của mình.
Chuyện cô kể như sau: " Phải thừa nhận rằng từ ngày kết hôn, em không phải lo chuyện tiền bạc vì chồng em kiếm ra tiền. Đổi lại, mọi việc lớn nhỏ trong nhà em phải lo liệu một mình. 1 tháng tới 25, 26 ngày anh vắng nhà, thậm chí con tròn 4 tuổi, 4 lần sinh nhật đều vắng mặt bố. Thằng bé ốm đau nằm viện, việc duy nhất anh làm cũng chỉ là rút tiền đưa cho vợ với điệp khúc dặn dò: 'Anh bận, em tự chăm cho con. Thiếu tiền nói anh đưa thêm'.
Bài chia sẻ của người vợ
Chồng em trọng thể diện, anh luôn muốn thể hiện cho người ngoài biết mình là người chồng hoàn hảo, chăm lo chu toàn cho vợ con gia đình. Do vậy những khoản mua sắm váy áo, đồ trang sức cho vợ là anh không tiếc. Em không mua anh sẽ tự mua về rồi chụp ảnh khoe lên trang cá nhân với đôi ba dòng chia sẻ lãng mạn, ngọt ngào như những cặp vợ chồng mới cưới. Người ngoài không hiểu nhìn vào sẽ nghĩ anh ấy tâm lý chiều vợ không ai sánh bằng. Chẳng vậy mà mỗi lần nhắc tới chồng em, bạn bè đồng nghiệp toàn xuýt xoa bảo em số sướng lấy chồng chuẩn soái ca, kiếm tiền giỏi, yêu vợ hết lòng.
Hôm cuối tuần vừa rồi là sinh nhật em, vẫn như mọi khi 11h đêm anh mới về nhà trong tình trạng người sực hơi men. Chồng em uống nhiều thành quen, ít khi say dù mặt đỏ tưng bừng nhưng tinh thần thì vẫn vô cùng tỉnh táo. Vừa vào nhà, anh ném phịch chiếc chìa khóa xuống mặt bàn bảo: 'Anh mua cho em chiếc 4 chỗ làm quà sinh nhật. Đấy, thử hỏi xem có mấy người sinh nhật được chồng tặng hẳn ô tô như em?'.
Mặt anh nhìn tự đắc lắm, miệng nói tay rút điện thoại ra chụp để đăng facebook khoe quà sinh nhật khủng tặng vợ. Em đứng bên bảo: 'Xe đó anh giữ lại mà đi, em đi xe máy quen rồi'.
Chồng em nghe vợ nói vậy tự ái, anh ấy cứ nghĩ được chồng tặng hẳn xe hơi em phải nhảy lên sung sướng cảm ơn. Ngược lại thấy vợ thái độ lạnh tanh, anh khó chịu bảo: 'Cô đúng là sướng quá không biết điều. Có biết bao người mong được chồng quan tâm, sắm nhà lầu xe hơi cho vợ ở giống như cô mà không được không?'.
Để chồng nói xong, em cười nhạt đáp lại: 'Em không biết người khác có mong được chồng tặng ô tô, mua nhà lầu cho ở như em không nhưng lại rất rõ bản thân không cần những thứ đó. Điều em cần là một người chồng hiểu cho nỗi lòng, suy nghĩ của vợ cũng như ở bên khi em cần. Anh nghĩ xem, từ ngày lấy nhau tới giờ, ngoài việc mỗi tháng đưa đủ tiền chi tiêu cho vợ thì anh đã bao giờ anh để ý tới tâm tư, suy nghĩ của em.
Anh mua xe hơi cho em làm gì khi mà 1 tháng nay em ốm anh không 1 lời hỏi han ngó ngàng. 10 ngày vợ nằm viện, anh không 1 lần vào thăm. Anh nhìn em đi, 2 mắt quầng thâm mỗi đêm chỉ ngủ được 2, 3 tiếng nhưng anh vẫn ôm gối quay mặt vào tường ngủ tới sáng. Với em, sự ân cần chăm sóc của chồng có giá trị hơn cả trăm ngàn lần chiếc xe anh mua'.
Nói rồi, em đặt đơn ly hôn xuống bàn và tiếp lời: 'Nhà, xe của anh em không cần. Em cũng không tìm thấy cảm giác được yêu thương trân trọng từ anh nên em không muốn duy trì cuộc hôn nhân này nữa, cũng không muốn diễn vai người vợ hạnh phúc bên anh chồng chuẩn soái ca tâm lý. Sống bên anh, em thật sự cảm giác mình quá lạc lõng nên chúng ta dừng lại thôi'.
Ảnh minh họa
Chồng em nhìn đơn ly hôn vợ ký tên sẵn, mặt tím lại. Anh hiểu rằng em không dằn dỗi mà là nghiêm túc nhưng vẫn cao giọng nói vợ không biết điều, sướng quá hóa rồ. Anh không chịu ký giấy, hậm hực về phòng nằm. Từ hôm đó, cứ hễ vợ nhắc tới chuyện ly hôn, anh liền đánh trống lảng hoặc viện cớ bỏ ra ngoài. Cho đến chiều qua, em đang dọn nhà thì chồng nhắn tin: 'Anh sẽ sửa đổi dần bản thân để không còn vô tâm, không để em buồn lòng nữa. Vợ tin anh nhé'.
Đây là lần đầu tiên chồng em biết xuống nước nhận sai cũng xem như có tiến bộ dù không biết anh thay đổi được tới đâu. Chỉ hi vọng anh ấy sẽ làm được đúng như những gì đã hứa với vợ" .
Không ít đàn ông nhầm tưởng rằng, sau cưới họ chỉ cần kiếm tiền về đưa vợ như thế là đã hết trách nhiệm của người chồng. Trong khi thực tế, điều phụ nữ cần ở bạn đời đâu phải ở vật chất mà là cần sự quan tâm, thương yêu của các anh. Hi vọng sau sự việc lần này anh chồng trong câu chuyện trên sẽ hiểu và biết cách yêu thương vợ mình hơn để 2 người có 1 tổ ấm thực sự hạnh phúc.
Thế hệ người trẻ quyết định... nằm yên cho sướng, mặc kệ dòng đời ở Trung Quốc "Triết lý nằm thẳng" gồm những điều cốt lõi: Công việc không phải tất cả, tiền bạc không đi đôi với hạnh phúc và việc khó quá thì... buông! đang thu hút một bộ phận không nhỏ giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Một bộ phận giới trẻ Trung Quốc đang sống theo trào lưu phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng...