Chồng đứng tên mua xe trả góp, vợ có phải trả nợ thay?
Chúng tôi mua xe, việc làm thủ tục vay, đứng tên mua đều do chồng tôi thực hiện, xe cũng thuộc sở hữu của anh ấy. Nếu không trả được hết nợ, tôi có phải thay chồng trả nợ không?
Hỏi: Vừa rồi chồng tôi mua trả góp một chiếc xe máy để gia đình thuận tiện đi lại. Việc làm thủ tục vay, đứng tên mua đều do chồng tôi thực hiện, xe cũng thuộc sở hữu của anh ấy . Nếu thời gian tới chồng tôi không đủ khả năng trả góp khoản nợ trên, tôi có phải thay chồng trả nợ không?
Thái Thị Kiều Trinh (Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Video đang HOT
Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Theo như chị trình bày, chiếc xe máy này được mua để giúp gia đình thuận tiện đi lại. Như vậy, nó được xem như phương tiện phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình chị. Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình 2014: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của luật này”. Trong đó, điều 30 quy định về các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu.
Nhu cầu thiết yếu của gia đình là các nhu cầu về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình (khoản 20 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình). Như vậy, trong trường hợp giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình chỉ do một bên thực hiện, phía bên kia dù không biết hoặc biết nhưng không đồng ý vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ảnh minh họa
Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định rõ người nào có nghĩa vụ chứng minh giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưng để bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ chồng, quyền lợi với bên thứ ba, tức là bên cho vợ chồng chị mua xe trả góp trước đây, thì cả hai vợ chồng chị đều có nghĩa vụ đối với giao dịch nêu trên vì nó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong gia đình.
Như vậy, chị có trách nhiệm liên đới với chồng để trả khoản nợ trên, đóng góp vào khoản tiền trả nợ tùy theo khả năng kinh tế của chị nhưng theo nguyên tắc sẽ chia đôi nghĩa vụ của hai vợ chồng với nhau.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng)
Theo phunuonline.com.vn
Chồng tuyên bố sẽ tự xài tiền mà không cần bàn trước với tôi
Anh nói tôi không được quản anh chi tiêu nữa, miễn anh không xài tiền vào việc xấu là được.
Tôi 27 tuổi, biết lo cho gia đình, sống tiết kiệm và có kế hoạch cụ thể cho tương lai. Mọi thứ với tôi đều khá ổn ngoại trừ tính nóng nảy, không kiềm chế được bản thân cho dù đã cố gắng. Chồng tôi 33 tuổi, không bia cờ bạc, không gái gú, bình thường rất chiều vợ và tập trung làm ăn. Tuy nhiên anh cũng có nhược điểm là nóng tính và chưa tự giác giúp vợ trong công việc nhà. Chúng tôi mới kết hôn gần một năm, chưa có con và đang ở riêng. Trước khi kết hôn tôi làm công chức nhà nước, còn giờ tôi và chồng mở công ty làm riêng. Bố mẹ hai bên đều khó khăn nên chúng tôi phải tự lập từ hai bàn tay trắng, điều này càng làm chúng tôi thương và quý nhau khi mới quen. Cứ ngỡ hai đứa sẽ chẳng bao giờ cãi vã nhưng thực tế lại đi ngược hoàn toàn. Chúng tôi cứ cáu gắt nhau thường xuyên khiến cả hai đều mệt mỏi, mâu thuẫn chủ yếu là ở hai vấn đề sau:
Thứ nhất là tài chính, tôi biết tiết kiệm, rất rõ ràng và cẩn thận trong chuyện tiền bạc; chồng lại khá thoáng và ẩu trong chi tiêu. Vì vậy chúng tôi thống nhất tôi sẽ là người quản lý tài chính của công ty và gia đình. Vợ chồng tôi có thu nhập tốt nhưng chưa ổn định, tuy đã mua được căn hộ và xe nhưng là trả góp, mỗi tháng phải đóng tiền ngân hàng mấy chục triệu. Thế nên tôi thường xuyên góp ý với chồng là phải chi tiêu hợp lý.
Trước khi cưới, tôi nói rõ quan điểm với chồng, nếu gia đình hai bên mà gặp chuyện khó khăn, ốm đau hay bệnh tật thì mình dù không có tiền cũng phải đi vay để giúp; còn bình thường nhà ai làm nhà ấy ăn, vay mượn phải sòng phẳng. Chồng và gia đình chồng khá mập mờ trong chuyện này. Cụ thể là anh trai của chồng hay mượn tiền để buôn bán, mỗi lần vài triệu mà không bao giờ nói thời gian trả, lúc trả lại không đủ. Anh đang mượn gần 20 triệu được vài tháng mà cũng không nhắc gì tới chuyện trả lại, trong khi chúng tôi cũng phải đi vay vốn để làm ăn. Về phía bố mẹ chồng, mỗi tháng chúng tôi gửi 2 triệu, các anh em của chồng mỗi người góp triệu rưỡi, như vậy mỗi tháng bố mẹ có 5 triệu, số tiền này đủ để bố mẹ sống ở quê, còn tiền thuốc thang của bố mẹ thì chia nhau mỗi người con một tháng. Vậy mà thi thoảng chồng vẫn cho thêm bố mẹ nhưng lại giấu tôi. Trong một lần cãi nhau về tiền bạc, tôi đã lôi hai chuyện này ra nói chồng. Từ đó, anh đòi quyền được tự do chi tiêu số tiền trong thẻ ATM của mình (mỗi tháng anh có 15 triệu tiền lương riêng).
Đỉnh điểm là hôm nay chúng tôi cúng thần tài, tôi đã mua hết đồ lễ mà chồng yêu cầu, nhưng anh lại tự ý đi mua thêm 2 triệu tiền vé số. Cúng xong xuôi tôi mới nói không đồng ý với anh về việc này, như vậy là lãng phí, không cần thiết. Anh lại cho rằng đó là bình thường. Tôi bực mình nên có to tiếng với anh, vậy là hai vợ chồng cãi nhau. Lần này anh tuyên bố là tôi không được quản anh chi tiêu nữa, miễn anh không xài tiền vào việc xấu là được. Mỗi lần cãi nhau xong chúng tôi đều ngồi lại để giải quyết nhưng được vài bữa đâu lại vào đó.
Vấn đề thứ hai là việc chồng không tự giác giúp tôi việc nhà, khá bừa bộn, tôi nói chồng làm gì thì anh mới làm, điều này cũng khiến tôi hay cáu gắt và suốt ngày phải nhắc anh. Tôi biết phụ nữ mà nóng tính là không tốt, mong các bạn cho tôi lời khuyên, làm như thế nào để kiềm chế. Chân thành cảm ơn.
Hồng
Theo vnexpress.net
Vay tiền sắm tết có phải nợ chung của vợ chồng? Tôi là vợ, nhưng không có tiền riêng, nên vừa rồi có vay tiền ngoài để sắm tết cho gia đình. Đó có phải nợ chung không? Hỏi: Tôi và chồng kết hôn được 1 năm. Chồng tôi là trụ cột chính trong nhà, nắm giữ tài chính, còn tôi ở nhà nội trợ. Để chuẩn bị cho dịp tết Nguyên đán, tôi...