Chồng dùng rắn hổ mang giết chết vợ vì sợ mất của hồi môn lớn
Một người đàn ông Ấn Độ do lo sợ phải trả lại số của hồi môn khổng lồ nếu ly hôn đã 2 lần dùng rắn độc, một con rắn lục và một con rắn hổ mang, giết vợ mình.
Sau lần đầu giết vợ bằng một con rắn lục thất bại, người đàn ông Ấn Độ đã bị bắt vì giết vợ bằng cách thả một con rắn hổ mang trong phòng của cô, cảnh sát cho biết hôm 25/5.
Cảnh sát ở bang Kerala, Ấn Độ cho biết lịch sử cuộc gọi cho thấy người đàn ông có tên là Sooraj đã liên lạc với những người bắt rắn và cũng đã xem video về rắn trên mạng, theo AFP.
Vào tháng 3, người đàn ông 27 tuổi này đã mua một con rắn lục Russell’s có nọc độc cực cao và để con rắn này cắn vợ mình, cô Uthra. Vết cắn khiến cô phải ở trong bệnh viện gần hai tháng, cảnh sát Ashok Kumar nói.
Trong khi cô Uthra vẫn đang hồi phục tại nhà của cha mẹ cô hồi đầu tháng này, Sooraj đã tìm một con rắn hổ mang từ một người bắt rắn và ném nó vào phòng khi cô Uthra đang ngủ.
Sooraj đã hai lần mua rắn để giết vợ mình. Ảnh: South China Morning Post.
“Sooraj ở cùng phòng với Uthra như không có chuyện gì xảy ra. Hắn ta vẫn thực hiện các thói quen như thường ngày vào buổi sáng hôm sau thì nghe tiếng la hét của mẹ Uthra”, cảnh sát tuyên bố. “Họ đã đưa cô Uthra đến bệnh viện nhưng bác sĩ nói rằng cô đã chết”.
Cha mẹ của Uthra đã nghi ngờ khi Sooraj cố gắng giành quyền sở hữu tài sản của vợ mình chỉ vài ngày sau khi cô qua đời.
Cô Uthra xuất thân từ một gia đình giàu có, nhưng Sooraj – người làm việc trong một ngân hàng tư nhân – không được khá giả.
Hai vợ chồng đã có một đứa con một tuổi.
Cảnh sát cho biết khi kết hôn, Uthra có của hồi môn khổng lồ bao gồm gần 100 đồng vàng, một chiếc xe mới và khoảng 500.000 rupee (khoảng 20.000 USD) bằng tiền mặt.
“Sooraj sợ rằng nếu ly dị Uthra, anh ta phải trả lại tất cả của hồi môn. Đó là lúc Sooraj quyết định giết vợ mình”, cảnh sát tuyên bố.
Cảnh sát cũng cho biết người cung cấp rắn đã bị bắt giữ.
1001 thắc mắc: Loài rắn nào có nọc độc giết chết 100 người cùng lúc?
Sinh sống chủ yếu tại các vùng nội địa ở Australia, loài động vật sở hữu nọc độc khủng khiếp nhất thế giới này có thể giết chết 100 người sau 45 phút cắn.
Trong đó, loài rắn độc có tên rắn Taipan nội địa được xem là "cơn ác mộng" khủng khiếp nhất đối với con người.
Taipan nội địa (tên tiếng Anh Inland Taipan snake), loài rắn sở hữu nọc độc độc nhất so với bất kỳ loài rắn sinh sống trên cạn nào trên Trái Đất, còn có tên khác là "rắn hung dữ" (Fierce Snake), tên khoa học là Oxyuranus microlepidotus.
Loài rắn dài đến 2,5 mét này được tìm thấy tại những khu vực nội địa tại Australia như bang Queensland, Nam Úc, New South Wales và Bắc Territory.
Ngoài việc sở hữu nọc độc sinh học khủng khiếp nhất trên cạn, Taipan nội địa còn có khả năng thay đổi màu sắc trên da theo mùa. Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen.
Taipan nội địa hầu như chỉ ăn các động vật có vú nhỏ. Chuột là thực phẩm yêu thích của nó.
Sự sinh sản của loài rắn này phụ thuộc vào số lượng quần thể chuột. Vào những thời điểm thuận lợi khi số lượng chuột tăng lên, những kẻ săn mồi này cũng sinh sản nhiều hơn theo tỉ lệ thuận. Một con cái thường đẻ từ 12 đến 20 quả trứng.
Tuy là rắn độc, nhưng nó rất nhát và hay lẩn lút, luôn luôn tìm cách chạy trốn nếu có sự cố. Nó sinh một lứa từ 10 đến 20 trứng nở ra sau 2 tháng.
Nó có thể chuyển từ màu nâu đậm sang xanh đậm ô liu hay xanh đen.
Nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, Taipan nội địa có nọc độc độc gấp 50 lần rắn hổ mang thường và 10 lần rắn chuông Mojave.
Chỉ một lượng nọc độc bằng 110mg, Taipan nội địa có thể khiến 100 người chết sau 45 phút nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Trước đó, họ phải chịu đựng những nỗi đau khủng khiếp từ nhát cắn chớp nhoáng, khiến 60% tế bào cơ tim bị hủy diệt sau 10 phút đầu tiên.
Nọc độc một khi có cơ hội thâm nhập vào cơ thể người sẽ hủy hoại hệ thống dây thần kinh, gây rối loạn đông máu, khiến chúng ta bị đau đầu dữ dội và tê liệt toàn thân.
Taipan nội địa có thể giết bất cứ loài động vật nào trên cạn. Chỉ một lượng nọc độc cực nhỏ phun ra sau mỗi nhát cắn, chúng có thể "tiễn" 250.000 con chuột về cõi chết.
Đó là lý do vì sao, khi Taipan nội địa đi săn, những loài động vật nằm trong tầm ngắm của chúng sẽ tự xác định rằng, tử thần đã gần kề.
Những loài rắn độc nhất thế giới
Rắn biển Belcher
Rắn biển Belcher là loài rắn độc nhất dưới nước cũng là loài rắn độc nhất trên thế giới. Chỉ cần vài miligram nọc độc của chúng là đủ để giết chết hàng ngàn người. Những con rắn này bơi lượn trong nước ấm ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ngư dân thường là nạn nhân của loài rắn này, họ gặp phải khi kéo lưới lên từ đại dương.
"Rắn biển Belcher" có thể thấy ở khắp các vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á và Bắc Australia. Thức ăn chủ yếu là cá tra, con rắn biển có mỏ cũng sẽ ăn cá nóc và cá khác hoặc đôi khi loài mực ống. Rất may là chưa đến 1/4 các vết cắn của chúng chứa nọc độc và chúng khá hiền lành.
Rắn đuôi chuông
Sinh sống chủ yếu ở châu Mỹ, loài rắn đuôi chuông có lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác. Sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.
Rắn hổ mang Philippines
Loài rắn hổ mang Philippines có khả năng phóng độc đến kẻ thù cách nó 3m và khiến cho con mồi chết sau đó ít giây. Mặc dù sở hữu vũ khí lợi hại này nhưng rắn hổ mang Philippines chỉ tấn công khi bị đe dọa.
Rắn cạp nong Blue Krai
Loài rắn Blue Krait được tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Á và Indonesia. Khi bị loài rắn này cắn, nạn nhân sẽ không chết ngay lập tức mà bị các cơn đau, khó thở, co giật hàng giờ liền hành hạ, rồi sau đó mới chết hẳn.
Rắn nâu vùng đông Australia
Loài rắn khá phổ biến ở đông Australia là loài rắn có màu nâu bóng này. Một khi đã cắn con mồi và phun nọc độc thì nạn nhân của chúng phải trải qua những giây phút khủng khiếp nhất trước khi chết hẳn.
Rắn Mamba đen
Black Mamba được tìm thấy nhiều ở lục địa châu Phi. Nó là loài rắn có mật độ tấn công chính xác đến không ngờ. Đây là loài rắn di chuyển nhanh nhất trên đất liền, có thể đạt vận tốc từ 4,32 m/s đến 5,4 m/s. Nọc độc rắn Mamba đen có thể giết chết một con người trong 30 phút đến 2 giờ gây buồn ngủ, các vấn đề về thần kinh, tê liệt, và khó thở.
Rắn hổ lục (Viper)
Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa.
Rắn hổ
Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa.
Úc là nơi sinh sống của 20 trong số 25 loài rắn độc nhất thế giới, bao gồm cả 10 loài rắn độc nhất thế giới. Mỗi năm nước này có khoảng 3.000 trường hợp bị rắn cắn.
Video về rắn Taipan nội địa- sát thủ loài rắn có nhát cắn độc nhất trên thế giới:
Đỗ Hợp (T/H)
Con đường lên ngôi đẫm máu của nhà vua Ba Tư Darius Đại đế là nhà vua Ba Tư được người đời nhớ đến với thủ đoạn lên ngôi vô cùng tàn ác. Ông dùng dao giết chết nhà vua đương nhiệm rồi gọi lính canh và nói rằng đã giết một phù thủy có khả năng giả dạng hoàng đế. Darius I hay còn gọi Darius Đại đế (550 trước Công nguyên -...