Chồng đưa vợ 3,5 triệu tiền chợ và đêm nào cũng “canh giờ” tắt điều hòa
Thảo chỉ nhìn thấy mặt chồng giãn nở, vui vẻ nhất mỗi khi anh được nhận lương tháng. Anh ngồi khoanh chân trên giường, rút từ trong túi ra xấp tiền rồi đếm đi đếm lại. Sau đó, anh đưa cho vợ một khoản đi chợ, còn lại… cất két.
Ảnh minh họa
Tiếng là hai vợ chồng nhưng từ ngày kết hôn, Thảo chẳng bao giờ biết chồng mình thu nhập như thế nào. Thảo vốn là con gái út trong gia đình có 3 chị em gái. Vì thế, Thảo không phải đảm nhiệm vai trò “tay hòm chìa khóa” trong gia đình.
Chồng Thảo vin vào lý do đó nên lúc nào anh cũng cho là Thảo đểnh đoảng, không có kỹ năng quản lý. Sau khi kết hôn, anh tự cho mình quyền giữ chi tiêu, cầm trịch mọi việc từ lớn đến bé. Ban đầu, Thảo cũng nghĩ, vợ chồng bình đẳng, người này giữ tiền thì người kia thôi. Nào ngờ, khi đã về sống chung một nhà rồi, Thảo mới biết chồng mình không phải là người tiết kiệm mà thực chất rất hà tiện.
Nghĩ đến đây, Thảo lại càng muốn rơi nước mắt. Từ chỗ đang có việc làm, lương tuy không cao nhưng cũng ổn định, sau khi sinh con, cô nghe lời chồng nghỉ hẳn ở nhà. Chồng cô phân tích, nếu thuê người trông con thì chi phí cũng bằng, thậm chí tốn hơn lương của cô mà vợ chồng vẫn không yên tâm. Trong khi đó, chẳng gì tốt bằng mẹ trông con. Thảo thấy chồng nói phải nên đồng ý.
Một ngày ở nhà, Thảo làm luôn chân luôn tay mà không hết việc. Hết trông, chăm con lại dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước. Thảo cứ nghĩ chồng mình sẽ hiểu và thương vợ nhưng hóa ra, anh lại coi đấy là việc đương nhiên, thậm chí lúc nào cũng nghĩ cô vung tay quá trán rồi nghĩ thêm nhiều việc cho vợ làm chỉ để đỡ phải tiêu tốn tiền.
Một việc tưởng như đương nhiên nhưng với anh lại cho là điều vô lý. Đó là vào giữa tháng nắng nóng, tiền điện tăng lên, đến kỳ thanh toán, anh đã càu nhàu: “Tháng này em làm gì mà tốn tiền điện vậy. So với tháng trước, bị phụ trội thêm 200.000 đồng. Em cứ tiêu pha thế này thì lấy đâu tiền mà trả”.
Video đang HOT
Tháng ấy là đợt nắng nóng kéo dài, Thảo nghĩ thương con nên trưa đến bật điều hòa lên cho con ngủ, khi con dậy là cô vội tắt ngay. Thảo nào có dám xa xỉ vì cô biết, chồng mình cũng vất vả đi làm, tiết kiệm chi tiêu được đồng nào là tốt đồng đó. Thế nhưng, với chồng Thảo như vậy cũng chưa được.
Đêm đến, chồng Thảo cũng cứ thấp thỏm không dám ngủ sâu chỉ để “canh giờ tắt điều hòa”. Nhiều hôm, điều hòa vừa bật, hơi lạnh phả chẳng được bao lâu thì anh đã lại tắt luôn, sau đó đóng nguyên cửa vậy cho mát, khiến cả nhà ngột ngạt không chịu nổi…
Mỗi tháng, chồng chỉ đưa cho Thảo 3,5 triệu để chi tiêu trọn gói. Theo tính toán của anh, mỗi ngày, hai vợ chồng chỉ ăn 50.000 vì chỉ có một bữa buổi tối, con nhỏ thì… chỉ là thêm bát thêm đũa. Anh đâu có biết, để chi tiêu trong khoản tiền đó, Thảo phải vất vả tính toán như thế nào.
Thấy Thảo vất vả, bố mẹ và các chị gái rất thương, thường hỗ trợ thêm Thảo. Chồng Thảo dần dần coi đó là việc đương nhiên, lâu lâu anh lại nhắc, sao không thấy ông bà, các bác gửi cho vợ chồng mình thứ gì.
Nếu có về nhà ngoại chơi, anh lại quan sát, xin được gì là xin, lấy được thứ gì về là lấy. Mà không chỉ là lấy mấy món rau dưa, trứng gà trứng vịt bà ngoại gói ghém, anh còn xin cả các đồ dùng trong nhà, kể cả nhà đang có anh cũng xin rồi về cất dưới gầm giường với lý do “nhỡ khi mai này đồ nhà mình hỏng thì có cái mà thay”.
Con đến tuổi tập đi, anh bóng gió muốn mua cho con cái xe tập đi mà chưa có tiền để mua. Bà ngoại, các chị thấy vậy lại dúi cho Thảo ít tiền. Số tiền được cho lớn hơn nhiều lần tiền mua xe cho con nhưng anh vẫn cầm hết. Anh ra giấu để Thảo không được từ chối rồi nói thầm vào tai Thảo: “Nhà mình còn khối thứ phải tiêu đến tiền, đã giàu có đâu mà em sĩ diện không nhận”.
Thảo ban đầu chỉ nghĩ, thôi thì người trong nhà đùm bọc nhau. Nhưng càng ngày, cô lại càng ngượng với người nhà vì cái tính “hà tiện”, “tăng xin, giảm mua” lúc nào cũng kêu khó, kêu khổ của chồng. Anh sẵn sàng chở một xe máy đầy các loại đồ xin được về nhà theo kiểu càng nhiều càng ít.
“Vợ chồng mình phải có tiền để sau này mua nhà to, rồi còn có tiền vốn lo cho con gái. Vì vậy, phải năng nhặt chặt bị nữa em ạ”, một tối, anh hứng chí bàn chuyện tương lai với Thảo. Anh đâu biết rằng, cô đã mệt mỏi với sự tính toán, hà tiện, khắc khổ của anh đến thế nào…
Thấy vợ nằm mệt mỏi trên giường, chồng ngọt ngào hỏi han rồi thủ thỉ một câu khiến tôi chết điếng
Tôi luôn nghĩ rằng chồng đã có sự thay đổi, biết quan tâm và yêu thương vợ hơn. Oái oăm làm sao, anh vừa hỏi han vợ tiếng trước, tiếng sau đã thủ thỉ van xin một điều khiến tôi lặng người.
Chào chị Hướng Dương,
Chồng tôi là người thiếu ý chí tiến thủ, đã 32 tuổi vẫn chỉ dậm chân tại chỗ với mức lương 8 triệu. Tôi là trụ cột của gia đình, lương mỗi tháng khoảng 30 triệu. Dù là người kiếm tiền nhiều hơn nhưng tôi luôn đối xử với chồng dịu dàng, không bao giờ cậy thế ỷ quyền.
Vả lại, chồng tôi là người gia trưởng và sĩ diện. Với anh, đàn ông có quyền lực tối cao trong nhà và anh thể hiện điều đó bằng những hành động quá quắt. Như tôi nấu ăn, anh sẽ chê món này nhạt món kia mặn, tôi lau nhà, anh sẽ dùng giấy lau lại thành cầu thang rồi mắng vợ nếu như vẫn còn vết bụi. Tôi bảo mua robot hút bụi thì anh lại không đồng ý. Tôi kêu thuê người giúp việc, anh cũng không chịu. Bao nhiêu việc đều đổ dồn lên vai tôi.
Ảnh minh họa.
Thế mà chồng còn thường xuyên lấy tiền tôi cho bạn vay mượn mà không bao giờ hỏi. Mới đây, anh tự ý lấy 100 triệu trong két sắt đưa cho bạn. Tôi hỏi, anh còn vùng vằng với vợ.
Hôm qua, tôi mệt nên xin về sớm. Lúc nằm nghỉ trong phòng, chồng tôi đi làm về. Anh pha cho tôi ly nước cam, ngọt ngào hỏi thăm. Tôi còn chưa kịp mừng thì anh đã thủ thỉ: "Chìa khóa két sắt đâu, đưa anh lấy ít tiền cho thằng T vay. 250 triệu thôi". Tôi không đưa, anh giận dữ hất đổ cả ly nước cam rồi bỏ đi. Nhìn ly nước vỡ tan tành dưới nền nhà, tôi đau điếng. Hướng Dương ơi, tôi chán nản cảnh sống này quá rồi. Phải làm sao để chồng tôi thay đổi, biết sống cho gia đình đây? (quyenle...@gmail.com)
Chào bạn,
Trong hôn nhân, để có thể hạnh phúc và bền vững, cần nhất là sự tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng qua thư, Hướng Dương cảm nhận được sự thất vọng, chán chường của bạn về chồng mình. Anh ấy chưa có sự quan tâm, yêu thương vợ. Nếu như bạn cứ cố gắng chịu đựng, không lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bạn sẽ khó cải thiện được cuộc sống.
Bạn nên nói chuyện với chồng một cách thẳng thắn với tinh thần góp ý xây dựng để tốt hơn. Đầu tiên, hãy hỏi chồng về những điều anh ấy cảm thấy chưa thích ở vợ. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn về cách nhìn nhận vợ của anh ấy. Sau đó, hãy nói cho anh ấy biết những điều bạn cần ở chồng để anh ấy thay đổi chính mình. Trong quá trình nói chuyện, cả hai cần bình tĩnh, nói đúng trọng tâm, không bơi móc chuyện trong quá khứ để dằn vặt nhau.
Về chuyện tiền bạc, bạn cần thẳng thắn để chồng không tự ý lấy tiền cho người khác vay nữa. Mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc đều phải thông qua sự thống nhất ý kiến của hai người.
Bạn cũng có thể tâm sự với bố mẹ hai bên, bạn bè thân thiết chung để họ góp ý thêm cho chồng bạn. Đó cũng là một cách "mưa dầm thấm lâu" để anh ấy có thể nhận thức đúng vấn đề và thay đổi.
Thân gửi.
Vừa đưa hóa đơn tiền điện, chồng đã vứt xấp tiền lên bàn nhưng đếm xong, tôi chẳng biết nên khóc hay nên cười Chồng tôi tốt lắm, không chỉ ép vợ nghỉ làm mà hàng tháng còn đưa tiền rất "nhiều". "Nhiều" đến mức khiến tôi lâm vào cảnh dở khóc dở cười. Trước khi lấy chồng, tôi có công việc ổn định ở một phòng khám tư nhân. Nhờ tiết kiệm mà tôi cũng có trong tay 300 triệu. Số tiền ấy, một phần tôi...