Chống dịch thành công, nhịp đập kinh tế sẽ quay trở lại
Là quốc gia đang có độ mở kinh tế rất lớn, vì thế, những tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam gần như tức thì. Một giải pháp về vốn hay các gói kích thích kinh tế đã được tính đến. Song liệu có thật sự phù hợp trong thời điểm này?
Nhiều doanh nghiệp cho biết không thể “cầm cự” trong thời gian dài nếu dịch COVID-19 tiếp diễn. Ảnh: H.Dịu.
Tìm biện pháp giảm thiệt hại
Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ các gói chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa, kể cả các giải pháp theo quy định phải báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội nếu thấy thực sự cần thiết.
Thực tế cho thấy chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hết sức kịp thời và đúng đắn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng ra toàn cầu. Các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định, dịch COVID-19 có thể gây tổn thất kinh tế toàn cầu lên tới 160 tỷ USD. Báo cáo thống kê tình hình kinh tế – xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đã cho thấy, nhiều chỉ số quan trọng của nền kinh tế Việt Nam diễn biến theo chiều hướng không mấy tốt đẹp.
Theo đó, tính chung 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 95 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 1,7% so với mức tăng 10,8% của cùng kỳ năm trước… Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, có thể phải tạm ngừng sản xuất. Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cho biết, dư nợ của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, chiếm từ 10-15% tổng dư nợ, nếu không trả nợ đúng hạn thì khối lượng này sẽ thành nợ xấu, ảnh hưởng tới toàn ngành ngân hàng.
Trong tình hình này, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các giải pháp, gói kích thích để “cứu” nền kinh tế. Đơn cử tại Trung Quốc, hồi đầu tháng 2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã “bơm” 1.700 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 243 tỷ USD) vào thị trường tài chính. PBOC cũng tiếp tục hạ 0,1% lãi suất cho vay ngắn hạn và mới đây nhất là lãi suất cho vay trung hạn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh.
Tại Việt Nam, tuy chưa có động thái chính thức về giảm lãi suất hay bơm vốn ra nền kinh tế từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay… Vì thế, hàng loạt ngân hàng thương mại đã đưa ra các gói tín dụng hàng nghìn tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay từ 1-3% với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp chịu thiệt hại từ dịch bệnh.
Video đang HOT
Chưa đủ cơ sở để đưa ra gói kích thích kinh tế
Những giải pháp nêu trên được xem là kịp thời và hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XIV, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, các gói hỗ trợ bằng nguồn vốn vay giá rẻ sẽ giúp các doanh nghiệp huy động được vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo sự lan tỏa rộng rãi hơn. Bởi trong hoàn cảnh hiện nay, nếu bơm một lượng tiền lớn ra nền kinh tế thì sẽ chỉ tạo ra sự phục hồi trong ngắn hạn, khó có thể mang tới tác động lâu dài, thậm chí nếu lượng tiền này được đưa vào những lĩnh vực nhạy cảm hút vốn thì có thể gây tác động ngược.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công và Quản lý Fullbright cho rằng, bối cảnh hiện nay rất khác so với giai đoạn suy giảm kinh tế cách đây hơn 10 năm. Gói kích cầu kinh tế đơn thuần không giải quyết được vấn đề. Nền kinh tế Việt Nam không phải đang thiếu tiền. Các dư địa tiền tệ và không gian cho tăng trưởng tài khóa trong năm nay còn rất lớn. Tương tự đối với chính sách tài khóa. Việc giảm thuế có thể giúp tăng thu nhập khả dụng cho người dân, song người dân không phải giảm tiêu dùng tạm thời vì thu nhập giảm, mà do lo sợ dịch bệnh, nên giảm nhu cầu đi lại và chi tiêu trong ngắn hạn.
Từ những nhận định trên, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần ưu tiên nguồn lực để ngành y tế chống dịch, dập dịch; các giải pháp cho nền kinh tế cần tính toán về lâu về dài, dựa trên kết quả đánh giá tác động cụ thể lên từng ngành, lĩnh vực. Vì thế, nhiều chuyên gia còn đề nghị không nên nới rộng chính sách tài chính tiền tệ để kích thích kinh tế trong giai đoạn này, bởi điều này có thể khiến lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, kéo theo hàng loạt cân đối vĩ mô bị ảnh hưởng. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), biện pháp cấp bách trong ngắn hạn là hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, cố gắng giảm được chi phí cho doanh nghiệp. Về dài hạn là phải có giải pháp để đa dạng hóa thị trường quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nói thêm về vấn đề này, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn đề xuất, Bộ Tài chính cần gấp rút đề xuất và triển khai các biện pháp hỗ trợ cho những đối tượng chịu tác động của dịch bệnh, như miễn, giảm, giãn thuế cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể tăng mua để hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực đang chịu tác động của dịch bệnh nếu đó là mặt hàng Chính phủ có thể tăng mua dự trữ. “Nói chung, đến thời điểm này, chưa đủ cơ sở để đưa ra những cái gọi là gói kích thích kinh tế hay gói kích cầu kinh tế. Không phải doanh nghiệp thiếu tiền, mà người dân đang sợ rủi ro lây bệnh, nên tạm thời co cụm lại. Chống dịch thành công thì các nhịp đập kinh tế sẽ quay trở lại”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.vn
Miền Tây vẫn hút du khách
Thời tiết thuận lợi, kiểm soát chặt chẽ dịch Covid-19, các tỉnh ĐBSCL đẩy mạnh quảng bá điểm đến an toàn để thu hút khách du lịch
Những ngày này, khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế, luôn dập dìu trên những tuyến đường, bãi biển ở "đảo ngọc" Phú Quốc (Kiên Giang). Với thời tiết nắng nóng, khí hậu trong lành, du khách thoải mái tận hưởng kỳ nghỉ giữa mùa dịch Covid-19.
Du khách tăng trở lại
Chị Bảy, chủ tiệm spa dành cho phái đẹp ở huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), phấn khởi nhìn nhận khách du lịch vẫn tấp nập. "Với thời tiết 25-35 độ C ở đảo ngọc này, không chỉ người dân bản địa và du khách đều cảm thấy nơi đây an toàn" - chị Bảy nói.
Ông Trần Chí Dũng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho biết hiện các điểm du lịch nổi tiếng trong toàn tỉnh như quần đảo Nam Du, Thổ Châu, Phú Quốc hay Hải Tặc đều có lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng trở lại. Nguyên nhân là do các vùng biển Kiên Giang có nắng đẹp nên được đánh giá là điểm đến an toàn cho du khách.
Trong khi đó, ông Nguyễn Khánh Hiệp, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh An Giang, đánh giá hiện các khu du lịch, cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành trong toàn tỉnh đều thực hiện tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của ngành chức năng. Riêng ngành du lịch vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh công tác tái cơ cấu thị trường khách, tìm kiếm các thị trường mới, xây dựng sản phẩm du lịch mới; đồng thời tập trung đào tạo, nâng cao năng lực của hướng dẫn viên. Đặc biệt, tỉnh chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, khẳng định An Giang là điểm đến thân thiện, thật sự an toàn.
Tại Cần Thơ và Cà Mau, du khách cũng tăng trở lại sau thời gian ngắn ngán ngại dịch Covid-19. Nhiều khách quốc tế đã tìm đến các homestay để nghỉ dưỡng.
Du khách nước ngoài thoải mái tận hưởng nắng gió ở Phú Quốc. Ảnh: CÔNG TUẤN
Tăng cường phòng chống dịch
Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ vừa gửi thư cho các đối tác và du khách, thông báo Cần Thơ là điểm đến an toàn - thân thiện - chất lượng. Hiện nay, tất cả khu du lịch, cơ sở lưu trú, di tích lịch sử - văn hóa và điểm vui chơi giải trí vẫn đón khách tham quan bình thường.
Theo ông Lê Hải Phúc, Giám đốc Làng Du lịch sinh thái Ông Đề (xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền), do ảnh hưởng dịch bệnh, khách đến đây giảm khoảng 20%. "Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều khâu phòng dịch như kiểm tra thân nhiệt du khách, khuyến cáo du khách xịt tay khử trùng, đeo khẩu trang; đồng thời khử trùng toàn bộ khu du lịch" - ông Phúc nói.
Trong khi đó, ông Lê Minh Tùng, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, cho rằng sau khi có các thông báo chính thức và văn bản chỉ đạo của các cấp về phòng chống dịch Covid-19, khu du lịch đã nhanh chóng, chủ động triển khai các biện pháp theo khuyến nghị. "Toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của ban quản lý thực hiện nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, cập nhật thông tin, đề cao tinh thần chủ động, ứng phó phù hợp và báo cáo kịp thời khi phát hiện những trường hợp bất thường trong khu du lịch. Nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch nên du khách rất an tâm chọn Mũi Cà Mau làm điểm đến" - ông Tùng khẳng định.
Để phòng chống dịch Covid-19, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng thực hiện kỹ càng và bảo đảm an toàn cho du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng. Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng đã phát khẩu trang y tế miễn phí tại quầy bán vé. Khu vực nhà vệ sinh của khu du lịch được bố trí các chỗ rửa tay, trang bị đầy đủ dung dịch rửa tay sát khuẩn phục vụ du khách.
Bà Lê Ngọc Kiều Oanh, Giám đốc Khu Du lịch sinh thái Gáo Giồng, cho biết: "Chúng tôi bảo đảm lượng khẩu trang y tế nhằm trang bị miễn phí cho du khách. Hơn một tuần qua, toàn bộ nhân viên đều thực hiện đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc để bảo đảm an toàn cho du khách".
Theo ông Ngô Quang Tuyên, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Tháp, để chứng tỏ cho du khách rằng địa phương an toàn trước dịch bệnh Covid-19, sở đã có văn bản chỉ đạo các khu, điểm du lịch tích cực thực hiện tổng vệ sinh tại khu du lịch, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phòng chống dịch.
"Sở cũng yêu cầu các khu, điểm du lịch thường xuyên theo dõi, nếu phát hiện du khách có những biểu hiện của dịch bệnh Covid-19 thì phải báo ngay về sở để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó, sở cũng thành lập đoàn tăng cường kiểm tra việc phòng chống dịch bệnh, công tác đưa đón khách tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh..." - ông Tuyên thông tin.
Theo nld.com.vn
'Còn sống chứ?' - dân Daegu hỏi thăm sức khoẻ người thân nhiễm dịch Dịch Covid-19 bùng phát ở Daegu đang tạo ra bầu không khí lo lắng và một chút hoảng loạn tại thành phố này. Mì ăn liền và gạo cháy hàng, và mọi người tích cực hỏi thăm lẫn nhau. Một người phụ nữ đeo găng tay cao su khi đi tàu điện ngầm. Một đám cưới với rất ít khách tới dự, ai...