Chống dịch COVID-19: Ngân hàng giảm lãi suất ’sâu’ nhất kể từ năm 2009
Ngày 31/3/2020, Thống đốc Lê Minh Hưng đã ký chỉ thị số 02/CT-NHNN yêu cầu toàn ngành thực hiện các biện pháp khẩn cấp để cùng cả nước chống đại dịch CoVid- 19. Ngay sau đó, cuộc họp “khẩn” giữa lãnh đạo NHNN với đại diện 20 NHTM lớn được triệu tập nhằm triển khai nhanh tinh thần của Chỉ thị này. Tiền phong trao đổi nhanh với Phó Thống đốc thường trực NHNN – ông Đào Minh Tú.
Toàn ngành ngân hàng sẽ vào cuộc chống đại dịch covid-19 quyết liệt hơn
Xin Phó Thống đốc cho biết lí do Ngân hàng Nhà nước ký ban hành CT 02 ngay chỉ ít ngày sau khi khi CT 01 đã “vào cuộc” cùng cả nước chống dịch covid -19?
Suốt thời gian qua, để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, chống dịch Covid -19, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất quyết liệt, triển khai đồng loạt các gói, các chương trình, các sản phẩm đến người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt Chính phủ, Bộ ngành, các DN đều đánh giá rất cao sự quyết liệt của ngành NH và cả những NHTM đã vào cuộc ngay từ những ngày đầu có dịch. Tuy nhiên, dịch diễn biến ngày càng phức tạp.
Sau 2 tuần triển khai chỉ thị 01, đến nay các NH bước đầu có kết quả báo cáo, nhìn chung là tích cực, nhưng để đảm bảo tích cực và chủ động hơn nữa, trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 31/3/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần trách nhiệm cao với xã hội và cộng đồng, Thống đốc mong muốn cả ngành vào cuộc quyết liệt rồi nay còn quyết liệt hơn.
Video đang HOT
Triển khai nhanh chỉ thị 02 cần sự đồng lòng, quyết tâm chia sẻ của các NHTM. Đối với những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, những giải pháp của NH có vai trò, ý nghĩa trực tiếp trong thời điểm hiện nay.
Vậy Chỉ thị 02 “be quét” những nội dung gì , thưa Phó Thống đốc?
Chỉ thị 02 có rất nhiều nội dung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các ngân hàng sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt, tiết kiệm chi phí để tới đây, tính toán giảm tiếp lãi suất vay hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế. Thời gian qua, NHNN đã triển khai kịp thời các giải pháp chính sách như: điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, tỷ giá, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, giảm đồng thời các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, miễn, giảm phí thanh toán. Những giải pháp của ngành Ngân hàng đã và đang được triển khai quyết liệt, bước đầu tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Toàn ngành đã đóng góp trên 160 tỷ đồng cho phòng, chống dịch bệnh, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của toàn hệ thống trong công tác an sinh xã hội.
Còn tại CT 02, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD), các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc, Hiệp hội trong ngành thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể (xem chỉ thị trên website sbv.gov.vn). Toàn ngành NH tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” với quyết tâm và sự đồng bộ thống nhất cao hơn nữa từ Trung ương đến địa phương, từ NHNN đến các TCTD để triển khai có hiệu quả các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế.
Qua cuộc họp với các ngân hàng chiều 31/3, Phó Thống đốc thấy sự đón nhận của các nhà băng thế nào?
Tôi nghĩ là rất tốt. Chủ tịch HĐQT và lãnh đạo các ngân hàng đều hiểu nhiệm vụ của ngành và rất chia sẻ. Tất cả đều đồng lòng và quyết tâm hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tác động trực tiếp từ dịch Covid -19 . Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ cũng có rất nhiều cái khó và mong muốn kiến nghị. Nhưng trước mắt, tất cả đều xác định trách nhiệm hết mình với mục tiêu chung của ngành, của Chính phủ và đất nước.
Cảm ơn Phó Thống đốc !
“So với thời điểm trước dịch, các ngân hàng đã giảm lãi suất từ 1- 1,5%/ năm. Còn với lần này, 20 ngân hàng lớn nhất trong hệ thống tại buổi họp chiều 31/3 đã đồng thuận để giảm tiếp lãi suất thêm 1-1,5%/ năm, tức là đưa mức giảm xuống tới 2,5%/năm. Đây có thể nói là đợt giảm lãi suất “sâu” nhất kể từ khủng hoảng năm 2009 đến nay. Điều này cho thấy quyết tâm rất cao của Ngân hàng Nhà nước và cố gắng lớn của các ngân hàng, cùng toàn hệ thống.”
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú
KHÁNH HUYỀN
NHNN giảm lãi suất: Doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng cơ hội này?
Theo chuyên gia Bùi Quang Tín, động thái hạ lãi suất của NHNN đã hỗ trợ rất lớn về dòng tiền, nhất là thanh khoản trên thị trường cho các doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã quyết định giảm một loạt lãi suất điều hành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, có hiệu lực từ ngày 17/3.
Theo chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, khi ngân hàng Trung ương các nước hạ lãi suất điều hành tạo áp lực rất lớn cho ngân hàng nhà nước (NHNN), do đó Việt Nam cũng phải hạ lãi suất. Mặt khác, việc hạ lãi suất điều hành vẫn là một trong những công cụ của NHNN để tác động đến nền kinh tế, mặc dù nhu cầu của doanh nghiệp có thể cần nhiều yếu tố khác để tồn tại và phát triển, nhưng trước mắt NHNN vẫn phải làm hết sức trong khả năng.
Cũng theo LS.TS. Bùi Quang Tín chia sẻ, tác động của việc giảm lãi suất điều hành của NHNN lần này là mang tính dài hạn và chủ yếu tác động đến những khoản vay mới. Đồng thời, mục tiêu lớn nhất là làm giảm lãi suất của thị trường liên ngân hàng, giảm lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và đặc biệt là giảm lãi suất giao dịch trên thị trường mở trong thời gian tới. Do đó, bản thân các doanh nghiệp cũng đang chờ các động tác mạnh mẽ hơn nữa từ phía các NH thương mại. Bởi lẽ, trên thực tế, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhu cầu về vốn rất yếu, các hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp phát triển chậm, thậm chí là nhiều doanh nghiệp còn đang chờ có hội mới để phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là chờ các gói kích thích mới của Chính phủ, và chờ tình hình dịch bệnh Covid-19 lần này kiểm soát tốt hơn.
"Động thái của NHNN đã hỗ trợ rất lớn về dòng tiền, nhất là thanh khoản trên thị trường cho các doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp chỉ hưởng lợi đối với các khoản vay mới, tuy nhiên vẫn hi vọng lãi suất cho vay trong thời gian tới sẽ giảm đi"- ông nói.
Còn riêng đối với các Hợp đồng (HĐ) vay cũ, theo ông Tín, rất khó để NH hỗ trợ giảm lãi suất cho vay, vì các HĐ vay vốn cũ thường là sự thỏa thuận và cam kết ký trên HĐ giữa bên doanh nghiệp đi vay vốn và NH thương mại cho nên việc hỗ trợ như: giảm lãi suất cho vay, hay khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu lại thời gian trả nợ thế nào thì còn phụ thuộc vào phía các NH thương mại và NHNN, chỉ trừ trường hợp đối với những lĩnh vực mà các doanh nghiệp, khách hàng đã chứng minh được thiệt hại của họ từ Covid-19 vừa qua. Và sự hỗ trợ này cũng phải tùy theo từng hồ sơ, cụ thể phía NH thương mại và NHNN sẽ xem xét, đánh giá từng hồ sơ một.
Chính vì thế, chuyên gia Bùi Quang Tín cho rằng, bản thân các doanh nghiệp để tiếp cận vốn trong thời gian tới, nhất là đối với những khoản vay cũ, nếu như các doanh nghiệp này muốn được hệ thống NH hỗ trợ thì cần phải có những bằng chứng, chứng cứ để chứng minh rằng sự thiệt hại của đại dịch Covid -19 vừa qua đã ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ như thế nào.
Theo Trí thức trẻ
Lãi suất VND liên ngân hàng giảm sâu ở tất cả các kỳ hạn Lãi suất VND liên ngân hàng tiếp tục đà giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn của tuần trước đó. Ảnh minh họa. Trong tuần từ 09/9 - 13/9, trên kênh cầm cố, Ngân hàng Nhà nước đều đặn chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trong cả 5 phiên tuần qua vẫn với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,75%/năm. Tuy nhiên không...