Chông chênh tuổi 15 vào trường nghề – Bài 2: ‘Đi học đại cho đỡ làm thuê’!
Mỗi năm học mới, chưa kịp vui vì đón nhiều học sinh tuổi 15, 16 vào học thì các trường nghề đã phải lên kế hoạch giữ chân học trò.
Nhiều em rớt lớp 10 công lập, không học nổi THPT, ham chơi lêu lổng… chọn con đường vào trường nghề. Nhưng rồi đó không phải là nơi lựa chọn “lý tưởng” cho các em và phụ huynh.
Học nghề để… cai nghiện game
Các trường nghề bội thu học sinh (như đã nêu trong bài trước) nhưng với tuổi 15, 16, lý do thực sự để nhiều em chọn học nghề có khi là… cười ra nước mắt.
Câu chuyện của chị Hoàng Thị Thu (Lâm Đồng) là một ví dụ. Dù biết các trường đã bắt đầu học được hơn nửa tháng từ đầu tháng 9 nhưng chị Thu vẫn ráng chạy đôn chạy đáo đi xin cho cậu con trai NLL năm nay 16 tuổi vào trường nghề. Sau một tuần đi đến các trường ở Tân Bình, Thủ Đức, quận 12 và quận 9, chị vẫn chưa yên tâm và cuối cùng quyết định cho con học tại một trường trung cấp tư ở quận 12.
Chị Thu cho biết: “Chỉ có trường đó mới có nghề con tôi thích mà còn tuyển và được ăn ở trong trường. Thế mới có người giám sát hằng ngày để nó cai game, cai thuốc lá được”.
Ghé một lớp học nghề về máy tính ở Trường Trung cấp Nghề kỹ thuật công nghệ Hùng Vương (quận 5, TP.HCM), gần 20 em đang trong giờ thực hành tại một phòng nhỏ hẹp. Không khí học khá lộn xộn, các máy tính được mở nhưng số em thực hành rất ít, các em chơi cờ trên giấy hoặc tám chuyện là chủ yếu.
Hỏi thăm một em nữ tại sao lại chọn học máy tính, em trả lời ngắn gọn: “Em rớt lớp 10, chẳng biết học gì thì đi học đại cho đỡ phải đi làm thuê”.
Vào một lớp khác của Khoa bảo trì cơ khí cũng ở trường này, khoảng 20 em đang học rất nghiêm túc.
Đang chăm chú làm bài tập, em Trần Hoàng Quân cho biết nhà em ở Bình Tân, trước em có học lên lớp 10 nhưng trường xa vì trúng tuyển ở nguyện vọng 3, chương trình lại nặng nên em nghỉ đi học nghề. Em không biết học nghề gì nên chọn nghề liên quan đến điện vì em đã biết qua nghề này khi học nghề năm lớp 8.
Cô Lê Thị Thanh Nhàn, giáo viên chủ nhiệm, Khoa quản trị kinh doanh, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho hay hầu hết học sinh chọn học vì rớt lớp 10 công lập, không còn lựa chọn nào khác nên đi học nghề. Do đó, sức học yếu, không có động lực học tập và ngay cả việc chọn nghề cũng theo áp đặt của cha mẹ nên sinh ra nhiều hệ lụy.
Video đang HOT
Học sinh đang thực hành nghề tại Trường CĐ Nghề Thủ Đức. Ảnh: PHẠM ANH
Vừa dạy vừa dỗ để giữ chân học trò
Là một giáo viên có sáu năm làm chủ nhiệm hệ trung cấp ở Trường CĐ Nghề Thủ Đức, cô Lê Thị Thanh Nhàn, dí dỏm khoe: “Lớp tôi ban đầu vào 40 em, nay là năm thứ ba còn 28 em và được mệnh danh là một trong ít lớp thành công nhất trong việc giữ học sinh ở lại học. Vì thế mà tôi được “ưu tiên” chọn đi tư vấn tuyển sinh luôn”.
Theo cô Nhàn, ở tuổi 15-16, giáo viên phải vừa dạy vừa dỗ nên rất vất vả, nhất là trong năm đầu tiên. Thấy em nào có nguy cơ bỏ học, cô cố gắng hỏi han, tìm hiểu xem em đó thích gì, muốn làm gì để cho các em cơ hội chuyển nghề phù hợp. “Có những em tôi phải giữ lại bằng cách cho các em chuyển ngành liên tục, từ quản trị kinh doanh sang cơ khí, rồi điện, nhà hàng… mới tìm được nghề để các em thích học. Không phải tôi muốn giữ các em mà muốn hiểu và giúp các em thấy được giá trị của mình” – cô Nhàn tâm tư.
Tương tự, cứ đầu năm học, cô Trương Thị Hồng (lớp thiết kế web 1, Khoa công nghệ thông tin, Trường CĐ Nghề Lý Tự Trọng) tiến hành khoanh vùng từng nhóm học sinh. Rồi cô cân nhắc, sắp xếp chỗ ngồi cho từng bạn để không ảnh hưởng nhau.
Sau đó cô tạo ra các group trên Facebook và Zalo để cập nhật các hoạt động hay của trường, lớp và cũng để theo dõi tương tác với các em. Xong cô thu thập thông tin gia đình từng em, cập nhật địa chỉ, số liên lạc, hoàn cảnh gia đình… để khi cần sẽ liên hệ ngay.
Thấy em nào chán học hoặc bỏ bê học hành, cô bắt đầu tiếp cận nhiều lần để hỏi han, kể chuyện, động viên các em theo kiểu mưa dầm thấm lâu vì tuổi này các em rất ương bướng, thích thể hiện và ưa dỗ ngọt.
“Có hôm, nửa đêm phụ huynh gọi điện thoại hớt hải: “Cô ơi, cứu tôi với, không biết con tôi đi đâu mà giờ này chưa về”, tôi phải nhờ các group bạn bè trên mạng mới biết em này chơi game ở quán Internet nào” – cô Hồng kể.
Khó xây dựng ý thức nghề cho học sinh
Có phụ huynh nói “rớt lớp 10 thì cứ đi học kinh doanh để làm gì cũng được”. Hoặc có phụ huynh dắt con đến tận tay tôi, nói thẳng rằng: “Cô ơi, con tôi nghiện game. Cô hãy làm mọi cách nào đó chỉ cần nó cai game là được, tôi không cần bắt nó học gì cả”. Cũng có những em dù mới 15 tuổi nhưng học lực khá, ý thức về học nghề tốt nhưng số này rất ít.
Giáo viên LÊ THỊ THANH NHÀN, Khoa quản trị kinh doanh,
Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức
PHẠM ANH
Theo PLO
Phân luồng sau THCS - giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phân luồng sau THCS được đánh giá là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ giúp học sinh chọn ngành học theo đúng năng lực và sở thích từ sớm.
Hiện nay, nhiều phụ huynh vẫn còn tâm lý coi trọng bằng cấp nên dù con hổng kiến thức, họ vẫn muốn đi học văn hóa, tốt nghiệp đại học. Với họ, các trường nghề chưa hấp dẫn và e ngại rằng học viên sau tốt nghiệp khó tìm được việc làm tốt với mức lương ổn định.
Tỷ lệ học nghề còn thấp
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê và Bộ GD&ĐT, luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT mỗi năm khoảng 90-95% học sinh.
Điển hình, tại Quảng Ninh, luồng học lên THPT chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó luồng học lên giáo dục nghề nghiệp thấp. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 99,6% nhưng chỉ có gần 15% học sinh sau THCS được phân luồng vào học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Học sinh học nghề tại Cao đẳng Quốc tế TP.HCM.
Theo đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, công tác phân luồng học sinh sau THCS nhận được nhiều sự quan tâm tại Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, nhưng thực tế, việc phân luồng chưa đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra trước đó.
TP.HCM đang tăng cường các biện pháp phân luồng học sinh sau THCS. Theo lộ trình từ năm 2015 đến 2020, TP.HCM đặt mục tiêu 30% số học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT sẽ học nghề tại các trường trung cấp hoặc trung cấp nghề. Thành phố cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 giảm còn khoảng 60% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học lớp 10 công lập.
Theo Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội, 30% phân luồng là đi học nghề. Năm 2019, TPHCM đề ra 70% học sinh sau THCS vào trường THPT công lập, 30% vào phân luồng.
Phân luồng học sinh sau THCS được xác định là giải pháp nâng cao chất lượng bậc học THPT và hướng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế việc thực hiện kế hoạch, lộ trình phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vẫn gặp nhiều khó khăn.
Hầu như học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó thi vào đại học. Từ đó, tỷ lệ học sinh sau THCS sang học các hệ nghề nghiệp còn thấp so với chỉ tiêu đề ra. Điều này gây áp lực lớn cho các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề do tuyển sinh gặp khó khăn.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh có nhiều hướng đi. Ngoài việc tiếp tục học THPT công lập, các em có các hướng đi chính như học THPT dân lập; học văn hóa rút gọn (7 môn) tại các trung tâm giáo dục thường xuyên; học nghề và học hệ 9 tại các trường cao đẳng đang triển khai gần đây.
Phần lớn học sinh không tự tin để học tiếp THPT là do các em bị hổng nhiều kiến thức cơ bản nên không thi, hoặc thi không đỗ. Dù các em không vào được THPT công lập, nhiều phụ huynh vẫn không muốn con em vào học nghề. Họ cho con theo học văn hóa tại THPT dân lập hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên.
Hướng tiếp cận mới giúp phân luồng hiệu quả
Để phân luồng hiệu quả cho học sinh sau tốt nghiệp THPT, THCS, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp triển khai mô hình đào tạo nghề kép của Đức và mô hình KOSEN của Nhật Bản. Ngoài ra, hiện nay, các trường cao đẳng vận dụng và phát triển thành mô hình "9 cao đẳng".
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành tại Cao đẳng Quốc tế TP.HCM.
Hệ "9 cao đẳng" là hình thức học văn hoá rút gọn 7 môn song song với học nghề nghiệp. Đào tạo hướng này, học văn hoá các em học sinh sẽ được giảm tải tối đa và dành thời gian còn lại để học nghề. Sau 4 năm (19 tuổi) học sinh sẽ được thi THPT để lấy bằng THPT quốc gia và lấy được bằng cao đẳng chính quy.
Mô hình này có tính mở cao trong hệ thống giáo dục. Người học vào học trình độ cao đẳng từ sau THCS theo hình thức cấp bậc trung cấp rồi đến cao đẳng. Sau khi tốt nghiệp ở trình độ cao đẳng, người học chỉ mất 1,5 năm ở ĐH hướng hàn lâm để lấy bằng đại học chính quy, đi làm hoặc du học nước ngoài. Khi đó, người học có thể học cao hơn lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Hiện nay, ở bậc cao đẳng, các trường áp dụng 60-70% thời gian học là thực hành, tùy theo đặc điểm của từng trường. Chương trình đào tạo gồm 2 phần là đào tạo chung (văn hoá rút gọn 7 môn và phần môn chung ở bậc cao đẳng) và đào tạo chuyên môn nghề nghiệp.
Trong 4 năm học, các trường chia hai giai đoạn. Giai đoạn I, tỷ lệ học văn hóa tăng dần theo thời gian và ngược lại tỷ lệ học kiến thức chuyên môn giảm dần. Mục tiêu là học sinh có thể có đủ kiến thức học và thi THPT quốc gia.
Giai đoạn II là tập trung 100% thời gian học nghề nghiệp. Việc phát triển kỹ năng học tập được chú trọng ở 3 khía cạnh là học tập, trải nghiệm thực tế thực hành và hình thành nhân cách. Mỗi giai đoạn đều có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ người học phát triển năng lực nghề nghiệp theo nghĩa tự do khai phóng trí tuệ, phát huy sáng tạo.
Theo Zing
Tìm hướng đi hiệu quả cho phân luồng sau THCS Phụ huynh e ngại, coi trọng bằng cấp nên dù con hổng kiến thức vẫn muốn đi học văn hóa, tốt nghiệp đại học mới thỏa mãn trong khi đó các trường nghề chưa tiếp cận hiệu quả, không hấp dẫn người học. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê và Bộ GD-ĐT, luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào...