Chồng biếu bố mẹ vợ một cây quất chơi Tết, tôi vội vã về nhà ngắm nghía rồi sững người trước cảnh tượng trước mặt
Tôi xót xa và đau lòng quá, sắp hết năm rồi mà chồng còn “tặng” tôi sự thật nghiệt ngã đến vậy!
Cho tôi hỏi thành thật chị em phụ nữ nhé, nhất là những ai đã lấy chồng. Có phải càng gần Tết thì tâm trạng càng dễ bị kích động và luôn lo lắng, hồi hộp không? Từ qua đến nay tôi đã “dỗi” chồng và ở lỳ nhà bố mẹ đẻ. Chồng gọi điện tôi tắt máy, thậm chí còn dọa ly hôn.
Tôi lấy anh ấy được 3 năm rồi, có con 2 tuổi. Tôi làm kế toán cho một doanh nghiệp, lương không cao nhưng ổn định đủ nuôi thân và con. Tết đến đãi ngộ tốt, thi thoảng còn biếu ông bà nội ngoại đôi bên chút tiền. Chồng tôi thì làm quản lý dự án, anh hay phải đi công tác, lương tháng 30 triệu chưa tính thưởng.
Trong con mắt của tôi, dựa vào những gì chồng thể hiện từ lúc yêu nhau cho tới khi về chung một nhà, anh là một người khá phóng khoáng. Ngày xưa, khi đi chơi, tôi hiếm khi nào phải trả tiền. Thậm chí nếu nói không ngoa thì chỉ lúc tôi bắt ép thì anh mới chịu thua nhường tôi thanh toán.
Mọi thứ trong nhà, tôi thích gì thì anh cũng đều mua cho. Quần áo, đồ ăn thức uống, đồ skincare… anh cũng chẳng ngại gì. Anh đối xử với tôi tốt như vậy, hẳn là mọi người nghĩ tôi thật may mắn khi lấy được một người chồng trong mơ. Nhưng càng ngày, tôi lại càng thấy sai lầm mọi người ạ…
Ảnh minh họa.
Ừ thì anh đối xử tốt với tôi nhưng lại không dành nhiều cảm mến với bố mẹ đẻ của tôi. Bố mẹ chồng là giáo viên, có học thức, địa vị nên chồng tôi nhìn chung là một người con được giáo dục cẩn thận. Trong khi đó, bố mẹ đẻ tôi ăn nói có phần xuồng xã, thoạt nghe thì khá… chợ búa!
Nói như vậy nhưng bố mẹ đẻ tôi không phải người xấu. Họ rất tốt bụng, hiền lành. Chẳng qua do va vấp cuộc sống mà hình thành nên tính cách thôi. Dù chửi tục và ăn to nói lớn song bố mẹ đẻ tôi đối xử với chồng tôi cực kỳ chu đáo. Cái gì cũng nghĩ cho con rể. Cứ lần nào vợ chồng tôi qua nhà ông bà ăn thì bố mẹ tôi lại nấu những món ngon nhất.
Video đang HOT
Có lẽ vì tính cách bố mẹ tôi như vậy nên ông bà ấy và chồng tôi khó nói chuyện với nhau. Thường thì lúc đến nhà, chồng tôi chỉ chào hỏi vài câu rồi cắm mặt vào điện thoại. Tôi cũng có nhắc bố mẹ mình nói chuyện phù hợp hơn để chồng không cảm thấy sợ, nhưng vì tính cách vốn là thứ khó đổi, nên tôi luôn cảm thấy có một khoảng cách vô hình đáng sợ trong nhà.
Đặc biệt mỗi khi gần Tết đến, đôi bên chạm mặt nhau nhiều hơn, xích mích và khoảng cách tăng lên. Tôi là người đứng giữa cũng chất chứa nhiều mệt mỏi mà chẳng biết phải làm sao.
Thế rồi, hôm qua đã xảy ra một chuyện… Lúc đang ở công ty, chồng nhắn tôi đã thuê xe mang biếu bố mẹ vợ một cây quất chơi Tết. Nghe qua thôi thì tôi đã mừng trong bụng rồi. 2 mùa Tết trước đây, chồng tôi chỉ biếu phong bì bố mẹ vợ. Nhưng bố mẹ đẻ tôi lại thích con rể tâm lý chứ tiền nong thì quan trọng gì. Vậy nên tôi biết khi chồng tặng cây quất cho bố mẹ vợ thì ông bà ấy sẽ vui vẻ.
Ảnh minh họa.
Tan làm xong, tôi đi xe về nhà đẻ để ngắm nghía cây quất. Tôi háo hức và vui vẻ lắm. Nhưng trái với mong mỏi của mình, khung cảnh hiện ra trước mắt khiến tôi sững người.
Mẹ tôi đang dưới bếp chuẩn bị cơm nước, bố ngồi ngoài phòng khách xem ti vi và ngắm cây quất. Nhưng cây quất trông rất xấu! Quả thì héo, thậm chí rụng rất nhiều. Tôi không nghĩ là chồng lại có gu thẩm mỹ kém đến như vậy. Tuần trước, rõ ràng là anh ấy mua cho nhà đẻ mình một cây đào Nhật Tân gần 2 triệu. Vậy mà bây giờ trông cây quất này mà tôi tụt cả hứng!
Tôi nghĩ, giá trị của cây quất chắc chưa đến 500 ngàn. Tôi hỏi bố mình, rằng ông ấy nghĩ thế nào về cây quất con rể biếu. Bố tôi nói rất vui vì con rể tâm lý. Nhưng trong lòng tôi bị khó chịu. Tôi đối xử với bố mẹ chồng tốt như với nhà đẻ của mình. Vậy mà chồng tôi thì làm điều ngược lại. Thử hỏi có công bằng không? Bố mẹ tôi luôn nghĩ cho anh ấy cơ mà chứ có làm điều gì quá đáng với chồng tôi đâu!
Tôi bực tới phát khóc. Chồng hỏi tôi chẳng nói gì. Tôi biết kiềm chế cảm xúc mình như thế nào đây?
Đừng lấy chồng vì chữ hiếu, hôn nhân là của bạn chứ không phải của bố mẹ
Ngày nay đã khác ngày xưa, phụ nữ, họ đã có chính kiến của riêng mình. Hôn nhân bây giờ không phải sống vì người khác, mà là sống vì bản thân.
Thời xưa ai cũng nói những câu như "chuyện cưới xin, trẻ con sao có thể lấy ra đùa giỡn được"; ngày xưa, lấy chồng là chuyện cả đời nên ai cũng coi trọng, thậm chí còn cảm thấy cả đời phụ nữ, chỉ được kết hôn một lần nên càng được coi trọng hơn.
Ngược lại, thời đại cảm xúc thăng hoa hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi xuất hiện những cuộc hôn nhân chớp nhoáng theo kiểu tình yêu sét đánh, những người qua đường lại vô tình tấp lại với nhau, đến vội vàng, ra đi cũng nhanh chóng.
Ngày nay, những đứa trẻ chập chững mới bước vào xã hội, người lớn tuổi giục cưới, khi gặp họ hàng trong ngày Tết nhất, điều mà họ không thể thoát được là bị bảy bà dì, tám bà cô xúm lại hỏi "Công việc như nào rồi", "Đã có người yêu chưa", "Bao giờ tính cưới"... Khi bạn đã lỡ có người yêu, thì họ hàng như muốn cưới giùm bạn luôn vậy; còn khi bạn vẫn độc thân vui tính, thì "Cô có mối này"; "Dì có một người bạn có anh con trai/ đứa con gái hợp với con đấy", những ngày được sắp xếp xem mắt trập trùng đan xen nhau chẳng rảnh ngày nào.
(Ảnh minh hoạ)
Mấy ngày trước, khi có nói chuyện với mẹ về chuyện gia đình, đột nhiên phát hiện ra hầu hết bạn bè tôi đều đã lập gia đình và một số đã có con. Nghĩ đến cảnh mẹ mình đang ôm cháu gái của người khác, nhưng mẹ chưa bao giờ hỏi "Con đã có người yêu chưa?".
Mẹ bảo rằng: "Nếu mẹ giục con, thì con cũng có người yêu được không? Con gái à, hãy nghe lời mẹ nói, con thà độc thân nhưng vui vẻ còn hơn lấy một thằng chồng không ra chồng. Nhớ, mẹ sẽ không giục con".
Không ngờ mẹ tôi cũng suy nghĩ như vậy.
Thực ra, ngay cả phụ nữ cũng có quyền theo đuổi một cuộc hôn nhân hạnh phúc và không cần đặt mình trong một hố bom không biết bao giờ nổ.
Đừng lấy chồng vì chữ hiếu, hôn nhân là của bạn chứ không phải của bố mẹ.
Nhiều bạn trẻ sẽ bị thúc giục kết hôn khi bước đến tuổi 25. Quan điểm của những người lớn tuổi, kết hôn và sinh con là điều mà ai cũng phải trải qua, họ cũng cho rằng cuộc đời người phụ nữ chỉ trọn vẹn khi lấy chồng và sinh con.
Nhiều bậc cha mẹ sẽ dùng lòng hiếu thảo để trói buộc con gái về mặt đạo đức, nếu con cái không dựng vợ gả chồng thì bị cho là bất hiếu, không coi cha mẹ là gì cả.
Đạo hiếu không nên liên quan đến hôn nhân, để nghe theo ý muốn của cha mẹ, vô số người cuối cùng phải vội vàng tìm một người vừa mắt để kết hôn, loại hôn nhân này thoạt nhìn chẳng có vấn đề gì cả, thậm chí trông còn khá hạnh phúc. Nhưng theo thời gian, vấn đề sẽ từ từ được phơi bày, họ có thể vì cha mẹ mà chịu đựng, nhưng cũng không thể chịu mãi được.
(Ảnh minh hoạ)
Hoàn toàn không xứng đáng khi hy sinh cuộc hôn nhân của mình vì cha mẹ, một quyết định sai lầm sẽ gây sự bất đồng giữa hai con người, hai gia đình.
Cũng có một số cha mẹ thúc giục chuyện cưới xin chỉ để mong con cái có bạn đồng hành, khi họ không lo được cho con nữa thì cũng muốn có một người khác chăm sóc, họ cũng an tâm. Nếu vậy, bạn có thể ngồi xuống nói chuyện với họ, đảm bảo rằng bản thân có thể lo cho mình, nếu trong trường hợp hiện tại bạn vẫn muốn tự do bay nhảy, làm những điều bạn thích.
Ngày nay đã khác ngày xưa, phụ nữ, họ đã có chính kiến của riêng mình. Hôn nhân bây giờ không phải sống vì người khác, mà là sống vì bản thân.
Bây giờ ai cũng có thể một mình sống tốt, đủ nuôi sống bản thân. Vì vậy, hôn nhân nên trở thành một chiếc bánh kem, người muốn ăn, người thì không; cả hai đều có thể hạnh phúc với quyết định của mình.
Nửa đêm đang ngủ say, nếu đàn ông có 3 hành động vô thức này thì chứng tỏ anh ấy đã "ghim chặt" bạn trong tiềm thức Đó là sự yêu thương và cưng chiều mà không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có được đâu nhé. Khi tỉnh táo và có ý thức, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển lời nói và hành động của mình. Nhưng chắc gì những lời chúng ta thốt ra và cách đối xử với người khác đã là suy...