Chồng bạo lực, vợ cũng cần nên học “ngang cơ”
Đàn ông chỉ hùng hổ với kẻ yếu hơn mình, chứ gặp phải vợ “ngang cơ” thì biết điều ngay.
ảnh minh họa
Theo tôi, nếu muốn được tôn trọng, phụ nữ nói chung và chị Xuân Hồng nói riêng phải biết đấu tranh theo nguyên lý “mồm miệng thắng chân tay”. Còn khi mình đã nói lý lẽ hết mà chồng vẫn giở trò bạo lực thì “Anh có tay, tôi có chân”.
Chân tay phụ nữ yếu mềm không chống lại được chồng thì hãy cậy nhờ hội phụ nữ, công đoàn… Đâu đâu cũng có hội bảo vệ phụ nữ cả. Tôi chẳng rao giảng lý thuyết suông đâu. Bởi chính tôi cũng đã giành được sự tôn trọng của chồng vì biết trân trọng giá trị bản thân.
Từ nhỏ, tôi được bố mẹ cưng chiều nhất nhà. Bố mẹ cho tôi học bơi, làm đẹp và học cả Aikido để bảo vệ bản thân. Hồi học sinh, tôi là cô nàng ngổ ngáo lắm. Mãi đến khi vào đại học, nhìn các cô gái nữ tính bên cạnh, tôi bị lây nét yêu kiều, mềm mại của đám bạn.
Khi yêu, tôi biến thành con người khác hẳn: nhạy cảm, hiền dịu nhưng vẫn cá tính. Tôi và anh ấy yêu nhau suốt 4 năm. Chúng tôi khá trái ngược tính cách. Anh ít nói và cục tính. Tôi bướng bỉnh và nhí nhảnh.
Dù là trí thức nhưng anh nóng tính và hay ghen. Có lần bạn anh khen đôi chân tôi “ngon”. Người yêu tôi đã cho bạn lĩnh trọn cú đấm vào mặt để chừa thói “loạn ngôn”.
Dáng người khá chuẩn nên tôi thích mặc đồ sexy để tôn đường cong cơ thể. Anh nhiều lần trách cứ tôi. Anh muốn người yêu “kín cổng cao tường” giữa đám đông. Chỉ được hở hang trước mặt anh.
Video đang HOT
Anh thật là cố chấp. Nhưng tôi mặc kệ, người ta đẹp nên phô ra, chứ xấu thì phải đạy lại rồi. Mấy lần, anh đã giơ tay cao muốn tát tôi vì không nghe lời. Anh dọa: “Em cứ kiểu này về làm vợ anh thì no đòn”. Tôi cười nhạt: “Cứ chờ xem, rồi có khi anh mới là người phải thay đổi ấy chứ”.
Lúc tuổi 27 gõ cửa tôi, anh giục cưới. Tôi hãnh diện vì có người yêu tâm lý. Ai dè, tâm lý của anh rất phức tạp. Kết hôn rồi tôi mới biết anh ưa “động tay động chân”.
Vừa thức dậy sau đêm tân hôn, anh làu bầu tát yêu tới tấp vào má vợ. Nhưng anh hầm hầm nói: “Dâu mới gì mà ngủ nướng tới 6 giờ sáng mới dậy hả?”. Tôi ấm ức khóc vì giận chồng.
Hôm trước tôi còn phải rửa mấy chục mâm cỗ tới tận khuya. Chồng thì lăn ra ngủ. Giờ dậy sớm hơn vợ được vài chục phút đã nổi đóa lên. Tôi dặn lòng: Đây là cái tát đầu tiên và cũng là cuối cùng mà chồng trút xuống vợ.
Được vài tháng sau cưới, chồng tôi đột ngột vào phòng đòi vợ đưa của hồi môn để đi chơi chứng khoán. Tôi nghĩ thời buổi kiếm từng đồng khó khăn, muốn đầu tư phải suy tính kỹ càng. Thấy chồng nóng vội, tôi từ chối.
Anh giơ tay lên định tát vợ. Nhanh như thoát, tôi túm lấy tay chồng nói: “Anh lại giở thói vũ phu à?”. Anh đạp cửa, trở xuống phòng khách.
Tối hôm ấy, tôi mua tặng chồng chiếc ví mới. Anh có vẻ thích lắm. Tôi kể cho anh nghe chuyện những người bạn đang nợ chồng chất do làm ăn thua lỗ.
Tôi mở kênh tài chính chứng khoán để hai đứa cùng xem. Sau khi nghe vợ phân tích, anh đã hiểu sự cẩn trọng của tôi là cần thiết. Gia đình tôi lại “cơm ngon canh ngọt”.
Hai tháng trước, chồng tôi tự ý cho một người bạn cũ vay 40 triệu mà không bàn bạc với vợ. Nghe nói, anh bạn này thua cá độ. Nếu anh ấy gặp khó khăn do hoàn cảnh xô đẩy mà vay tiền thì tôi chẳng nói làm gì. Đằng này con người đó quá “tệ nạn”. Tôi yêu cầu chồng đi đòi lại.
Chồng tôi lại nêu cao tình “Anh em bè bạn hoạn nạn có nhau”. Sau hồi tranh luận, anh khùng lên cầm chiếc cốc trên bàn ném vào người vợ. Tôi nghiêng người né được.
Anh lớn tiếng chửi bố mẹ tôi không biết dạy con. Tôi giận quá nói: “Anh câm đi”. Thế là chồng lao vào định “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với vợ. Tôi chạy vào phòng ngủ đóng then trong lại.
Đập cửa rầm rầm không ăn thua, chồng tôi phá cửa xông vào đánh vợ. Tôi túm lấy tay của anh bẻ ngoặt ra đằng sau. Tôi bảo: “Anh muốn sống yên ổn hay thích giở võ hổ?”. Thấy yếu thế, ông xã tôi nín lặng.
Tôi tìm được việc làm nhân viên PR của một công ty liên doanh với nước ngoài. Thu nhập của tôi gần gấp 3 lương chồng. Tôi khéo léo mua quà tặng bố mẹ và em chồng. Cả nhà chồng nằm trong “liên minh gia đình” với tôi.
Vợ chồng có xảy ra bất đồng là y rằng mẹ và em chồng bênh tôi chằm chặp. Chồng tôi vì vậy mà sinh ra “nể vợ”. Đàn ông chỉ hùng hổ với kẻ yếu hơn mình, chứ gặp phải vợ “ngang cơ” thì biết điều ngay mà.
Câu chuyện tôi kể trên đây chỉ xảy ra khoảng một năm đầu sau ngày cưới của chúng tôi. Còn giờ đây, sau 8 năm, gia đình tôi sống rất hạnh phúc với hai con nhỏ.
Từ kinh nghiệm của chính mình, tôi thấy phụ nữ nên biết bảo vệ bản thân trước bạo lực gia đình. Chị em không sợ yếu, chỉ lo thiếu tính cứng rắn. Hạnh phúc gia đình nằm chính trong tay các chị em đấy.
Theo VNE
"Vợ già bằng ba lần giậu"
Lúc thành công, khỏe mạnh, vui vẻ, không ít ông chồng "tham sắc bỏ ngãi" nhưng đến lúc thất bại, ốm đau, buồn khổ, người vợ từ thuở tào khang mới thực sự là người yêu thương, giúp đỡ mình.
Quên thuở hàn vi
Dáng vẻ khắc khổ, gầy gò khiến chị Lê Kim Minh (Tây Hồ - Hà Nội) già hơn nhiều so với tuổi 45 của mình. Gia đình bây giờ sung túc, nhưng chị vẫn tham công tiếc việc. Tối chị ngâm gạo, sáng dậy sớm đồ xôi, nấu thức ăn, mang ra góc phố gần nhà bán. Bằng gánh xôi này, chị đã nuôi chồng ăn học, thăng tiến, nuôi 3 đứa con khôn lớn, đứa đang học đại học, đứa học cấp 3. 25 năm trước, anh chị đều là công nhân, lấy nhau với hai bàn tay trắng, thu nhập cũng chỉ đủ tiền thuê nhà và ăn uống tằn tiệm. Chị sinh con, thấy gia đình nheo nhóc quá liền bỏ việc, học nghề đồ xôi, đi bán dạo. Đôi tay ngâm nước rồi lại thổi xôi bị nứt nẻ, khô ráp đến tóe máu. Mỗi mùa đông, chị đều phát khóc vì đau đớn, nhưng vẫn đeo găng để bán hàng. Đôi chân quẩy gánh xôi cũng mỏi rời, tê dại. Chị vất vả nhưng bù lại ngày nào cũng nhìn thấy tiền lãi. Hai đứa con có đồng quà, hộp sữa.
Còn anh Dũng - chồng chị Minh làm công nhân nhà máy, sau được cử lên làm quản đốc phân xưởng. Để rộng đường thăng tiến, anh lại đăng ký đi học hàm thụ lên đại học, rồi đi học quản lý. Đương nhiên, tiền học phí đều lấy từ gánh xôi của vợ. Nhưng chị Minh không quản ngại nhọc nhằn, vất vả. Điều hạnh phúc nhất của chị là tối tối, khi lê tấm thân mệt rã rời về nhà, chồng chị lại lấy cho chị chậu nước nóng, pha muối để ngâm chân. Xôi chị ngon, bán chạy, chị mở hẳn cửa hàng bán xôi "chuyên nghiệp", gia đình cũng "phất lên". Trong khi đó, chồng chị được đề bạt lên làm trưởng phòng rồi phó giám đốc. Ngày nào anh cũng đóng bộ sáng loáng, có ô tô đưa đón, đi hội họp, nhậu nhẹt với những người quyền cao chức trọng, có tiền, có thế. Chẳng biết từ bao giờ, anh Dũng đã ngã vào tay một người phụ nữ khác. Cô ta không chỉ trẻ trung mà còn ăn mặc thơm tho, son phấn sang trọng. Và đặc biệt, biết nói nhiều chuyện kinh tế vĩ mô, thơ văn bay bổng chứ không chỉ biết đến xôi và đám tiền lẻ như vợ anh. Si mê tình yêu, anh Dũng nhất định đòi ly hôn vợ để cưới vợ mới. Mọi người khuyên can thì anh phân trần: "Vợ tôi lúc nào cũng đầu bù tóc rối, không thức thời, chỉ biết bán xôi, an phận, không phấn đấu đi lên cùng với chồng. Trong khi tôi lại ở một thế giới khác. Tôi cô đơn và mệt mỏi trong gia đình từ lâu lắm rồi".
Tình nghĩa vợ già
"Kịch bản" của rất nhiều cặp vợ chồng là: lấy nhau tay trắng chỉ có tình yêu "vắt vai". Hai vợ chồng cùng cực khổ kiếm kế sinh nhai, gây dựng gia đình. Tuy nghèo khổ, vất vả, nhưng cuộc sống luôn tràn ngập tiếng cười và tình yêu. Ai cũng tin rằng, với sự đồng cam cộng khổ, nghĩa tình đầy ắp như vậy sẽ không bao giờ có chuyện tình phai, nghĩa nhạt. Nhưng khi có tiền, có quyền, ăn mặc sang trọng, nói có gang, có thép, nhiều người quay lại nhìn bà vợ già của mình lại thấy như bà quản gia cổ lỗ, thậm chí, chẳng bằng bà ôsin. Người vợ vất vả, cực khổ nên già trước tuổi, lại quen nếp tiết kiệm, căn cơ thời trẻ, nên chẳng chăm chút gì cho bản thân. Người chồng cũng già nhưng vì có tiền, có quyền nên khí chất đàn ông lại lên phơi phới và con tim cũng đòi "vui trở lại". Lúc đó, tình nghĩa với vợ già sẽ nhanh chóng phai nhạt. Nhiều ông nhanh chóng sa vào vòng tay vịn nuột nà, môi son nũng nịu, thỏ thẻ những lời có cánh của các cô gái trẻ.
Say mê vợ mới được nửa năm thì anh Dũng đuối sức. Tiền hay quyền cũng không thể giúp anh trẻ hơn tuổi 50. Trong khi đó, cô vợ trẻ phơi phới, lúc nào cũng đòi hỏi ông chồng già phải chiều chuộng, o bế. Sau giờ làm, anh Dũng vẫn phải lê tấm thân mệt mỏi đi cà phê, xem phim, sinh nhật bạn bè với vợ. Nếu anh từ chối thì lập tức cô vợ lại bù lu bù loa, đuổi chồng ra ghế sô pha nằm. Cô vùng vằng không nấu cơm vì sợ hỏng hết bộ móng tay điệu đà. Anh Dũng ốm nằm ở nhà thì vợ cũng chỉ được một câu: "Anh gọi điện cho bác sĩ đến khám" rồi bỏ đi xem show của ca sĩ Hàn Quốc. Anh Dũng nhớ bữa cơm có canh cua, cà muối với hương vị rất đặc biệt mà vợ cũ vẫn nấu. Anh cùng thèm một đôi tay chai sần, ấm áp, ân cần đặt lên trán mình những lúc mệt mỏi của vợ cũ.
"Những người đàn ông khôn ngoan luôn nhận ra giá trị đặc biệt của những người vợ tào khang. Các cô gái trẻ đến với họ chỉ vì tiền, vì địa vị, những thứ hào nhoáng bên ngoài. Sống bên họ, cánh đàn ông phải gồng hết sức mình, không được yếu đuối, thất bại, hết tiền, mất quyền. Mất quyền, mất tiền là họ cũng mất điểm trong mắt những cô gái trẻ. Chỉ những người vợ từ thuở tào khang mới đủ yêu thương và bao dung cho sai lầm, thất bại của chồng. Người vợ già cũng chính là người "canh" hạnh phúc gia đình, vun vén tương lai"- chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết.
"Vợ chồng dù sướng hay khổ cũng nên cố gắng "đi song song" với nhau về mọi phương diện. Người chồng tiến thủ cũng không nên quên rủ vợ tham gia các hoạt động của mình để vợ hiểu và tự "giác ngộ". Người vợ cũng không nên vì thu vén gia đình mà bỏ bê bản thân hoặc cam chịu "xó bếp". Có như vậy, mục tiêu vì "hạnh phúc gia đình" bắt đầu từ thuở hàn vi mới không bị mất đi" - Ông Trịnh Trung Hòa.
Theo VNE
Năm cùng tháng tận Hàng cây già đã trút lá đỏ, tuổi theo mùa trôi xa, người đã đến rồi đi sao em còn mong mỏi? Ngày tháng cạn rồi, sao em còn đứng đấy, chơi vơi? Chiều tan sở, em lạc giữa ngã ba đường. Nhấp nháy đèn xanh đỏ, huyên náo tiếng người xe, âm thanh thành thị khiến em quên lối về. Em đánh...