Chọn trường thi lớp 10: Làm thế nào khi cha mẹ và con bất đồng quan điểm?
Ông Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa (Hà Nội), nhấn mạnh việc bố mẹ áp đặt ý chí của mình cho con trong chọn trường thi lớp 10 sẽ hạn chế con phát huy đúng năng lực, sở thích của mình.
Ông Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa (Hà Nội) đưa ra 5 lưu ý trong chọn trường THPT.
Chọn trường theo nguyện vọng của con hay theo ý của cha mẹ?
Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm cho biết đây là thời điểm nhiều gia đình đang trăn trở việc chọn trường THPT cho con. Khi nguyện vọng của con và ý của cha mẹ giống nhau thì không có gì phải bàn, tuy nhiên không ít gia đình rất khó khăn khi định hướng của cha mẹ khác với mong muốn của con.
Thông thường cha mẹ nghĩ rằng con mình mới học lớp 9, còn trẻ con nên chưa biết lựa chọn, vì vậy áp đặt và bắt con phải thi vào trường mà cha mẹ lựa chọn. Có rất nhiều trường hợp học sinh nghe theo bố mẹ vào trường THPT nhưng chống đối, không học hoặc cố tình vi phạm kỉ luật… Tất nhiên, những học sinh đó không thể đạt được kết quả tốt trong học tập và rèn luyện.
Quan điểm của ông Nhâm là lấy nguyện vọng của con là ưu tiên số 1, mặc dù các con mới học lớp 9 nhưng qua thầy cô giáo, qua anh/chị học khóa trên và qua việc tìm hiểu về các trường THPT, các con đã có sự lựa chọn tương đối phù hợp với khả năng cũng như kì vọng của mình ở ngôi trường con lựa chọn. Cha mẹ nên tư vấn, thuyết phục chứ không nên áp đặt. Làm được điều này sẽ giúp con học không quá áp lực trong môi trường mới, lại phát huy được hết năng lực, sở thích của con.
Chọn trường theo mục đích học tập hướng tới tương lai của con
Vị hiệu trưởng cho rằng cha mẹ và các con nên bàn kĩ về định hướng như thế nào sau khi con học hết THPT, điều này rất quan trọng, nó là một tiêu chí trong việc chọn trường THPT.
Nếu con muốn thành công theo con đường thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế thì chọn thi lớp 10 vào các trường chuyên sẽ là lựa chọn số 1. Nếu nhu cầu là đi du học, thi đại học hay học nghề… đều có thể chọn được ngôi trường phù hợp nhất.
Tùy từng mục đích cụ thể mới định hướng chính xác, linh hoạt chọn trường có chất lượng giáo dục khác nhau hoặc mô hình giáo dục tiên tiến để phù hợp với định hướng học sau này.
Video đang HOT
Chọn trường dựa trên kế hoạch giáo dục của mỗi nhà trường
“Đây là nội dung không thể không quan tâm khi chọn trường cho con. Mỗi nhà trường đều có kế hoạch giáo dục riêng của mình, qua đó có thể biết được lộ trình học tập, rèn luyện của con, đồng thời biết được những gì các con đạt được sau 3 năm học tập ở môi trường đó”, ông Hà Xuân Nhâm nhấn mạnh.
Tất cả các trường đều phải thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT. Ngoài ra, những nội dung bổ sung hoặc những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục sẽ được thể hiện qua kế hoạch giáo dục của từng trường. Trong đó, sẽ thấy được đầy đủ các nội dung học tập, rèn luyện, trải nghiệm; các chuẩn đầu ra… căn cứ vào đó cha mẹ học sinh có thể lựa chọn cho con ngôi trường phù hợp nhất.
Chọn trường dựa vào đội ngũ giáo viên
Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên trong trường, phương pháp giảng dạy khoa học và lòng yêu nghề… của đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của ngôi trường đó.
Những trường có thầy cô giáo giỏi, tâm huyết, tận tình sẽ tạo cảm hứng học tập cho học sinh, truyền lửa đam mê nghiên cứu khoa học, làm giàu kiến thức, kỹ năng…
Những trường có thầy cô giáo sống tích cực, giàu nhân ái, được trang bị kiến thức về kỹ năng sống, giá trị sống sẽ giúp học sinh sống chủ động, tự tin hơn.
Chọn trường dựa vào môi trường học tập
Ngoài ra, theo ông Nhâm, cách thức quản lí học sinh cũng là một tiêu chí cần thiết. Có trường quản lí chặt như môi trường quân đội, có trường đẩy mạnh tính kỉ luật tự giác…. chọn trường nào cho con không thể có đáp án chung cho tất cả.
Chúng ta thử nhìn vào những gia đình xung quanh hoặc ngay trong gia đình mình, nhà có 2 con nhưng tính cách có thể trái ngược nhau, ăn uống, học hành, sở thích, sở trường… đều khác nhau. Bởi vậy chọn môi trường phù hợp với tính cách của con sẽ là tốt nhất.
Tóm lại, khi chọn trường, việc so sánh trường này tốt hơn trường kia chỉ đúng cho việc chọn trường cho một trường hợp riêng biệt, không thể có đáp án chung cho mọi người. Và trường tốt nhất cho con là trường phù hợp nhất.
Trường THPT công lập đầu tiên ở Hà Nội được tự chủ biên chế
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế giai đoạn 2020-2023 cho Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa.
Đây là trường công lập đầu tiên được tự chủ cả về tổ chức bộ máy và biên chế.
Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) là trường công lập đầu tiên được tự chủ cả về tổ chức bộ máy và biên chế. Ảnh: Thanh Hùng
Trao đổi với VietNamNet , ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú cho hay, sau một thời gian dài đi đầu trong việc tự chủ về tài chính, đến nay trường tiếp tục được phê duyệt đề án tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế.
"Theo đó, trường có thể được thành lập thêm các tổ, ban, phòng, bộ phận. Theo quy định chung đối với các trường công lập bình thường, mỗi trường chỉ có 6 tổ gồm 5 tổ chuyên môn và một tổ hành chính. Nhưng với việc tự chủ, giờ đây trường chúng tôi có thể có nhiều hơn 6 tổ đó, tùy theo kế hoạch giáo dục. Ví dụ trường có thể có thêm tổ đồng hành sáng tạo giúp ban lãnh đạo trong việc nghiên cứu các khóa tập huấn cho giáo viên... Tất nhiên quyền là mình được thêm, song phải căn cứ trên nhu cầu thực tế", ông Nhâm chia sẻ.
Về biên chế, nếu thấy cần thiết, trường có quyền và chủ động ký hợp đồng tuyển dụng.
"Trước đây có một số vị trí việc làm không có trong danh mục nên không được tuyển dụng. Nhưng giờ đây chúng tôi được phép có thêm. Ví dụ như để quản lý học sinh cần giám thị, trước đây chúng tôi không được tuyển dụng đội ngũ này bởi không có vị trí việc làm. Nhưng giờ đây, hoàn toàn có thể có thêm vị trí việc làm này".
Ông Nhâm đánh giá, với quyết định này, trường được tạo hành lang pháp lý và quyền chủ động để tự chủ hơn trong việc vận hành kế hoạch giáo dục của mình.
Theo quyết định này, về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, căn cứ chương trình, kế hoạch dài hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú- Đống Đa được chủ động quyết định các biện pháp để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn theo quy định pháp luật. Nhà trường tổ chức giới thiệu, lựa chọn các thành viên Hội đồng trường trình Sở GD-ĐT phê duyệt.
Hiệu trưởng được tổ chức các hoạt động liên doanh, liên kết và hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học trong lĩnh vực GD-ĐT và các hợp đồng kinh tế khác, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Trường được chủ động quyết định việc vay, huy động, góp vốn; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bằng các hình thức xã hội hóa khác nhau để mở rộng cơ sở vật chất... đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy, hiệu trưởng nhà trường được quyền quyết định kế hoạch biên chế và có trách nhiệm báo cáo kế hoạch biên chế để Sở GD-ĐT tổng hợp, theo dõi, kiểm tra, giám sát. Hiệu trưởng quyết định kế hoạch sử dụng lao động hợp đồng làm việc tại đơn vị.
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa trong một lần tới thăm và trao tặng tiền ủng hộ của giáo viên, học sinh nhà trường cho một số trường học khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Thanh Hùng
Về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tuyển dụng và tiếp nhận viên chức, lao động hợp đồng, nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, trong đó xác định rõ số lượng cần tuyển của từng ngạch, chức danh nghề nghiệp, điều kiện tiêu chuẩn, hình thức, thời gian tuyển dụng.
Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức theo đúng qui trình, qui định hiện hành của pháp luật. Hiệu trưởng được quyền tiếp nhận viên chức thuộc các đơn vị do TP quản lý có chức danh nghề nghiệp tương đương giáo viên THPT hạng II trở xuống.
Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức đối với những người được tuyển dụng lần đầu.
Hiệu trưởng quyết định điều động, biệt phái luân chuyển, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với lao động hợp đồng và viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của trường từ chức danh nghề nghiệp tương đương giáo viên THPT hạng II trở xuống.
Về việc nâng lương, Hiệu trưởng quyết định nâng bậc lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên nhà giáo, kéo dài thời gian nâng lương đối với viên chức và người lao động hợp đồng của đơn vị.
Trường THPT công lập đầu tiên ở Hà Nội hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT chất lượng cao Phan Huy Chú là trường công lập đầu tiên của Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT và tuyển đủ chỉ tiêu ngay trong ngày đầu tiên nhận hồ sơ trúng tuyển. Trường THPT Phan Huy Chú tuyển sinh đủ chỉ tiêu ngay trong ngày đầu tiên - ẢNH P.H.C Năm học 2020 - 2021,...