Chọn trường khi không trúng tuyển vào lớp 10 công lập
Nhiều phụ huynh cứ nghĩ con em mình nếu không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập thì có thể vào học bất kỳ trường ngoài công lập nào nếu có điều kiện tài chính. Thực tế không phải lúc nào cũng vậy.
Giờ học của học sinh một trường ngoài công lập tại TP.HCM – ĐÀO NGỌC THẠCH
Dù thực hiện tuyển sinh bằng học bạ, không sử dụng kết quả thi tuyển lớp 10 công lập nhưng để vào học trường tư, học sinh (HS) cần đáp ứng những tiêu chí mà mỗi trường quy định.
Thời điểm này, sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn và danh sách thí sinh trúng tuyển vào từng trường THPT thì có khoảng 17.000 HS không trúng tuyển vào lớp 10 công lập bắt đầu lựa chọn cho mình mô hình học tập phù hợp sau khi hoàn thành bậc THCS.
Nếu không có cơ hội vào học lớp 10 công lập mà vẫn muốn tiếp tục theo đuổi học văn hóa ở bậc THPT, theo thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường Quốc tế Á Châu, có nhiều hướng để lựa chọn sao cho phù hợp năng lực, sở trường của bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình. Đó là những trường có yếu tố nước ngoài, trường ngoài công lập hoạt động theo mô hình quốc tế giảng dạy song song chương trình của Bộ GD-ĐT và tiếng Anh quốc tế hay trường tư thục dạy chương trình phổ thông…
Tuy nhiên, ông Cao Quảng Tư nhấn mạnh mỗi HS, phụ huynh có quyền lựa chọn con đường học tập khác nhau. Nhưng để quyết định sự thành công, ngoài yếu tố quan trọng là môi trường thì còn cần có năng lực, sự cố gắng của chính HS cùng sự kết nối giữa gia đình và nhà trường.
Trường “trại lính” để vào đại học hàng đầu
Một số trường THPT tại TP.HCM được phụ huynh gắn mác là “trường học như trại lính” nhưng chính những trường này lại là điểm đến của khá nhiều HS, bởi mong muốn theo học để đảm bảo kiến thức khi tham gia xét tuyển vào các ngành nghề như y, dược, ngoại thương…
Một hiệu trưởng thuộc các trường này thẳng thắn nêu quan điểm: “Chúng tôi rèn luyện thêm cho HS, bởi kiến thức sách giáo khoa thôi chưa đủ. Giáo viên cho HS tiếp cận nhiều dạng bài tập, khi thi cử sẽ dễ dàng xử lý. Muốn đạt kết quả tốt thì phải rèn luyện, kỷ luật giúp HS tiến bộ hơn”.
Trường chú trọng kỹ năng sống
Giám đốc tuyển sinh một trường dân lập tại Q.3 cho hay, ngoài kiến thức thì chương trình giảng dạy của trường chú trọng kỹ năng sống, hội nhập, khả năng thích ứng… Chẳng hạn trong quá trình học tập, HS thường xuyên được thay đổi môi trường học tập, lớp học để có thể dễ dàng tiếp cận với môi trường mới.
Ngoài ra, trong chương trình đào tạo, nhà trường cung cấp công nghệ mới nhất cho HS như công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot, kết nối thư viện quốc tế… Những hoạt động này nhằm tạo điều kiện để HS có thể tra cứu tạo nền tảng kiến thức tiệm cận nhanh nhất với môi trường giáo dục quốc tế.
Đạo đức là yếu tố hàng đầu
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải vào trường ngoài công lập là chuyện dễ dàng, chỉ cần có tiền là được. Không ít phụ huynh và HS bị nhà trường từ chối nhập học không phải chỉ vì học lực.
Hiệu trưởng một trường tư thục tại Q.9 cho biết: “Với trường tư, việc một HS đến đăng ký nhập học là điều vô cùng đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi về chương trình, nội dung giảng dạy tại trường, nhà trường hy vọng tìm được tiếng nói chung với phụ huynh. Bởi nếu không chung quan điểm thì con đường học tập của HS sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc biệt, trong môi trường giáo dục, dù trên danh nghĩa là đơn vị cung cấp dịch vụ, phụ huynh là khách hàng nhưng chúng tôi rất coi trọng thái độ giao tiếp”. Vị hiệu trưởng này kể có lần phải từ chối và hẹn phụ huynh, HS đến trao đổi vào dịp khác khi chứng kiến cách cư xử của phụ huynh với giáo viên, nhân viên trong nhà trường thấy không phù hợp. “Trong môi trường giáo dục cần tôn sư trọng đạo, tôi không thể tiếp nhận một HS mà có phụ huynh la lối, có thái độ xem thường thầy cô”.
Hiệu trưởng một trường dân lập tại Q.Tân Phú thẳng thắn cho biết: “Nhiều phụ huynh lầm tưởng, cứ có tiền đóng học phí là có thể vào học bất kỳ trường nào cũng được. Thực tế cho thấy, trong gần 100 trường ngoài công lập đang hoạt động, có những trường xây dựng tiêu chí tuyển sinh, nội quy nhà trường rất rõ ràng, cụ thể và để được theo học, HS phải thỏa mãn các điều kiện đã nêu. Và ngược lại, nếu không đồng quan điểm, nhà trường có quyền từ chối tiếp nhận để phụ huynh, HS lựa chọn môi trường phù hợp”. Thành viên hội đồng quản trị của một trường dân lập có tiếng tại TP.HCM cho hay: “Đã từng từ chối nhận một HS bởi giáo viên phụ trách cho rằng đã chứng kiến thái độ hỗn xược của bé gái với ba của mình nên thấy không phù hợp. Đối với ba mẹ mà HS không tôn trọng thì e rằng rất khó hợp tác với giáo viên trong thời gian tới”.
Còn thành viên hội đồng quản trị của Trường phổ thông dân lập Nguyễn Khuyến cho biết, về tiêu chí học tập, nhà trường xét chọn HS theo kết quả học bạ từ trên xuống. Tuy nhiên, về tiêu chí hạnh kiểm, nhà trường quy định rõ, không nhận HS có xếp loại trung bình. Theo lý giải của nhà trường, những HS có hạnh kiểm trung bình thể hiện sự không cố gắng, ý thức trong học tập và rèn luyện.
Ý kiến
Phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện
Có những HS học văn hóa không thấy hứng thú, nhưng khi chuyển sang học nghề thì lại học rất tốt và thành công trong công việc sau này. Phụ huynh đừng nghĩ rằng vào lớp 10 công lập là con đường duy nhất của HS sau khi học hết lớp 9, mà đã có nhiều HS chủ động chọn học nghề, trường THPT tư thục, dân lập sao cho phù hợp với điều kiện và năng lực, sở thích…
Nguyễn Văn Hiếu
Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM
Cần xác định mục tiêu rõ ràng
Trong thực tế, có khá nhiều phụ huynh vừa muốn con đạt mục tiêu mình đặt ra nhưng lại yêu cầu không gây áp lực và có những mâu thuẫn trong việc định hướng… Việc lựa chọn trường ngoài công lập, ngoài yếu tố tài chính thì gia đình cần xác định mục tiêu rõ ràng để có lựa chọn phù hợp. Đồng thời, lứa tuổi HS ở THPT đang trong quá trình khẳng định bản thân, có thể nhà trường có những biện pháp điều chỉnh, có thể xảy ra những điều chưa phù hợp, khiến HS phản ứng. Trong tình huống như vậy, phụ huynh cần có sự hợp tác, làm việc với nhà trường, giáo viên trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau để tìm căn nguyên, đưa ra giải pháp tốt nhất, tránh trường hợp bất hợp tác dẫn đến học trò phải thay đổi môi trường học tập một cách không cần thiết.
Nguyên Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Úc – SIC
Theo Thanh niên
Cần có định hướng tốt để mở ra cánh cửa tương lai
Khi vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia, lại đến nỗi lo chọn trường. Kết thúc các kỳ thi cam go bước chân vào giảng đường CĐ-ĐH, sinh viên lại tiếp tục băn khoăn về cánh cửa nghề nghiệp tương lai.
Xung quanh những vấn đề này, PV Báo GD&TĐ đã có cuộc phỏng vấn em Lê Quốc Bảo, cựu sinh viên khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên.
Lê Quốc Bảo, nguyên sinh viên khoa Quốc tế (Đại học Thái Nguyên) người thứ 2 từ bên phải sang
PV : Xin chào Lê Quốc Bảo, tại sao em lại chọn học ở khoa Quốc tế của Đại học Thái Nguyên? Những đóng góp của em khi đang là sinh viên tại trường?
Lê Quốc Bảo:Em là sinh viên khoa Quốc tế (KQT), lớp B4 khóa 3 của Đại học Thái Nguyên. Em sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, trên mảnh đất quê hương, em đã rất may mắn khi đạt giải khuyến khích học sinh giỏi cấp thành phố. Em là con người khá hướng ngoại và yêu thích môi trường xã hội xung quanh mình, bởi vậy em lựa chọn học chuyên ngành Quản lý tài nguyên Môi trường và bền vững theo chương trình tiên tiến tại Khoa Quốc tế Đại học Thái Nguyên.
Sau khi hoàn thành xong kỳ thi ĐH, khó khăn lớn nhất của em là chọn trường vì một phần em phải sống xa nhà (800km), bản thân em từ nhỏ chưa từng đi đâu xa một mình nên ba mẹ em có phần lo lắng. Thật may mắn khi cả ba và mẹ đều ủng hộ sự lựa chọn của em.
Ngay khi mới vào trường, tuy còn chập chững, bỡ ngỡ với môi trường đại học, nhưng bản thân em đã vô cùng tò mò và thích thú với các công việc trên lớp, đoàn hội của nhà trường. Ở Khoa Quốc tế, em được giao các vị trí: Bí thư chi Đoàn quản lí tài nguyên môi trường và bền vững. (ISEMS1K3); Uỷ viên ban chấp hành LCĐ Khoa Quốc tế; Đội trưởng đội xung kích KQT. Đồng thời là Ủy viên BCH đoàn Khối Đại học Thái Nguyên. Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp. Em cũng tích cực tổ chức và tham gia các chương trình, cụ thể như : Ngày hội hiến máu nhân đạo với chủ đề "Giọt Hồng - Chào Hạ" năm 2015 và năm 2016.
Những chương trình em tham gia tổ chức đã mang về cho tập thể nhiều giải thưởng như: Giải nhất tiếng hát truyền hình HS-SV Tỉnh Thái Nguyên lần thứ nhất 2014 . Giải ba cuộc thi "Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam" 2014; Vô địch giải "Siêu cúp Khoa Quốc tế mở rộng lần thứ nhất năm 2015"
Trong quá trình học tập, bằng những nỗ lực không ngừng em đã đạt các danh hiệu:"Sinh viên tiên tiến năm học 2013- 2014". Chứng nhận: "Đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp Khoa năm học 2014- 2015" Bằng khen: "Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Sinh viên tỉnh Thái Nguyên, năm học 2014- 2015" và "Bí thư Chi đoàn tiêu biểu làm theo lời Bác tỉnh Thái Nguyên năm 2016"
PV: Quá trình học tại khoa Quốc tế em gặp những khó khăn gì trong? Thầy cô quan tâm đến sinh viên ra sao? Môi trường học như thế nào? Các phương pháp dạy của thầy cô trong khoa có gì đổi mới? Bản thân em được trang bị kiến thức ra sao khi học tại khoa? Những khó khăn, thuận lợi gặp phải khi đang ngồi trên ghế nhà trường?
Lê Quốc Bảo: Thời gian đầu việc học tiếng anh luôn khó khăn đối với mỗi bạn sinh viên và cả em cũng vậy. Hầu hết đầu vào đều là khối A đó là điều bất lợi đối với em nhưng thật may mắn em được các thầy cô giáo dạy bảo tận tình, luôn tạo môi trường học một cách chủ động nhất cho chúng, em nhận thấy rằng nếu ai tận dụng được năm đầu tiên học tiếng anh theo chuẩn IETLS tại KQT sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc học chuyên ngành trong những năm tiếp theo.
Thầy cô luôn tạo điều kiện để sinh viên có được môi trường để phát triển tư duy tiếp thu kiến thức như: Bắt đầu từ hướng dẫn phương pháp học tập, tìm các nguồn tài liệu khoa học, liên tục thay đổi thành viên trong các nhóm học tập, tư duy phản biện và đặt câu hỏi, thúc đẩy các đề tài nghiên cứu khoa học.
Việc chủ động và tích cực tiếp cận kiến thức trong việc học là vô cùng quan trọng, không chỉ người thầy mang kiến thức mà các học viên cần có sự cầu thị tìm kiếm kiến thức cho mình, có nhiều bạn sinh viên vẫn thường mạnh dạn trao đổi và tìm kiếm những lời khuyên từ các thầy cô giáo bộ môn.
Với kiến thức chuyên môn, đầu tiên là sự định hướng, giảng dạy của từng môn học trên lớp của thầy cô, tiếp theo là những nguồn tài liệu,bài tập được giao, cuối cùng là sự đúc kết kiến thức và trình bày chúng qua mỗi lần thuyết trình về đề tài mình thực hiện. Bên cạnh đó, kiến thức xã hội cũng là một chìa khóa quan trọng để em mở ra cánh cửa công việc trong xã hội ngày hôm nay.
Nhờ sự tham gia, cống hiến công sức, sự sáng tạo, tư duy làm việc trong môi trường Đoàn thanh niên, Hội sinh viên từ đó giúp em nhận được những bài học, kinh nghiệm sống bổ ích, và tự tin hòa nhập vào cuộc sống khi rời ghế nhà trường hơn.
PV: Sau khi ra trường em công tác tại đâu? Vị trí việc làm của em hiện tại?
Lê Quốc Bảo: Ngay trong thời gian đi học em may mắn được Viện tài chính vi mô mời làm việc, Viện là 1 trong các đơn vị đã phỏng vấn định hướng việc làm sau đại học tại KQT. Em được đi Mộc Châu, Hòa Bình để tìm hiểu kinh tế đời sống của người dân địa phương, tập huấn các nghiệp vụ về kinh tế vi mô cho chị em phụ nữ ở các dân tộc thiểu số. Sau 9 tháng làm việc, em đã được điều chuyển công tác với vị trí mới Giám Đốc Quỹ tài chính Xanh tại Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Sau khi kết thúc thời gian làm việc tại Quảng Nam, em ứng tuyển vào một công việc mới hoàn toàn làm giám sát An toàn lao động tại công trình xây dựng của tập đoàn xây dựng FeCon. Hiện tại em đã ký hợp đồng chính thức cùng tập đoàn.
PV: Tốt nghiệp ra trường là sinh viên khoa Quốc tế em đã có những thuận lợi và khó khăn gì khi tìm kiếm việc làm cũng như nộp hồ sơ xin việc? Em dã được các doanh nghiệp, đơn vị công tác đánh giá ra sao?
Lê Quốc Bảo: Là sinh viên KQT, em cũng có những khó khăn mà hầu như bạn sinh viên trên mọi trường ĐH đều gặp phải. Một là, kiến thức và thực tiễn khác xa nhau. Hai là mong muốn làm việc đúng với cái mình học là rất khó. Còn về thuận lợi thì trong quá trình học đại học em đã được học hỏi rất nhiều nên khả năng thuyết trình, khả năng hòa nhập, tích cực và trách nhiệm trong công việc, hội nhập của em đều rất khá. Em nghĩ đó là những yếu tố cũng rất quan trọng khi chúng ta làm việc ở tất cả các môi trường.
Đối với 2 đơn vị đã làm việc, em đều được các đơn vị đánh giá khá tốt, là người tích cực trong công việc và ham học hỏi, có khả năng hòa nhập với công việc tốt
PV: Cảm nhận của bản thân khi là sinh viên khoa Quốc tế?
Lê Quốc Bảo: Sẽ là một lợi thế khi chúng ta biết ngoại ngữ và được trau dồi ở khoa Quốc tế (Đại học Thái Nguyên) cùng với kiến thức chuyên môn tốt được đào tạo tại trường, điều đó sẽ giúp chúng ta tiến gần tới ước mơ của chính mình.
PV: Em có điều gì nhắn nhủ với các thế hệ sinh viên tương lai của khoa Quốc tế?
Lê Quốc Bảo: Tại một thời điểm hãy chọn một điều quan trọng nhất để cống hiến. Và luôn phải nuôi dưỡng ước mơ, đừng bỏ cuộc, vì đôi khi ước mơ chỉ cách chúng ta một cánh cửa.
Cám ơn Lê Quốc Bảo, chúc những ước mơ của em luôn bay cao, bay xa!
Hồng Thiết thực hiện
Theo GDTĐ
Cân nhắc chọn trường, chọn ngành phù hợp Với các phương thức xét tuyển như hiện nay và sự săn đón thí sinh của nhiều cơ sở giáo dục ĐH, cơ hội để trở thành sinh viên là trong tầm tay với những thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, chọn ngành học nào lại là câu chuyện không đơn giản vì còn căn cứ vào năng lực, sở thích...