Chọn trường cho con… Mẹ ơi, con không thích!
Tìm trường cho con học luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ hiện nay. Nhất là những phụ huynh có con vừa tốt nghiệp lớp 12. Người khá giả thì tìm cho con những ngôi trường quốc tế, hay toan tính chuyện đưa con đi du học…
Không chỉ với các sĩ tử vừa trải qua kì thi Đại học, mà nỗi lo trường học của các teen cấp 2 lên cấp 3 cũng chưa nguôi. Lúc này, các ông bố bà mẹ ai cũng tất tả mong tìm cho con một chỗ tốt. Thế nhưng đôi khi lại không giống như ước nguyện của teen.
Mẹ học hay con học?
Việc học và tìm trường tốt cho con luôn là nỗi mong mỏi, khắc khoải của bố mẹ. Vì thế, thậm chí khi chưa có kết quả thi, chỉ về nghe con kể là “làm bài cũng tạm”, thì nhiều phụ huynh lo sốt vó để chạy trường. Có những phụ huynh cũng chưa biết con làm bài ra sao, đã bắt đầu cuộc chạy đua tìm trường học.
Khi trò chuyện với một phụ huynh của một teen lớp 9, trường Nguyễn Gia Thiều, bác Năm chia sẻ: “Con đi học là nỗi lo canh cánh của ba mẹ. Bao nhiêu năm “nó” đi học là bấy nhiêu năm Bác tìm thầy, tìm cô. Đến khi con tốt nghiệp cấp 2 thì Bác lại muốn chạy trường. Bác muốn chuyển con vào hệ thống giáo dục của những trường nước ngoài. Như vậy, sau này con cũng đỡ khổ. Phải nỗi chẳng gì dễ cháu ạ. Giờ muốn con nộp đơn được vào trường tốt, hay đi du học cũng phải nhờ vả người ta chỉ dẫn nhiều”.
Tìm trường cho con học luôn là nỗi lo canh cánh của các ông bố bà mẹ hiện nay. Nhất là những phụ huynh có con vừa tốt nghiệp lớp 12. Người khá giả thì tìm cho con những ngôi trường quốc tế, hay toan tính chuyện đưa con đi du học. Gia đình khó khăn hơn thì nỗi lo càng gấp bội, các ông bố bà mẹ nghĩ đến việc học nghề, học trung cấp, thậm chí cố nghe ngóng xem có trường nào mới mở để xin cho con học.
Ấy thế nhưng nỗi lo đôi khi lại biến thành xung đột. Nhiều teen lại không thích chuyện “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Về phía các phụ huynh, đôi khi quá mệt mỏi và lo cho con lại đưa ra những quyết định mang tính ép buộc.
Như chuyện của cậu bạn M, 19 tuổi. Năm ngoái, khi kì thi Đại học vừa chấm dứt, bố mẹ M đã tìm ngay cậu bạn một trường học ở Trung Quốc. Nguyên nhân bởi khi thi xong, M bảo bố mẹ rằng: “Con làm bài cũng bình thường, chẳng biết sao”.
Câu nói lấp lửng ấy mục đích tạo bất ngờ cho bố mẹ. Nhưng điều đó làm các bác lại lo lắng và quyết định làm thủ tục cho con đi du học. Lúc mọi việc hoàn tất thì hai bác mới nói cho cậu bạn được hay. M hoàn toàn sửng sốt.
Vui thì cũng vui, nhưng lại cảm thấy buồn và tiếc nuối. Bởi ngành học ở trường mà bố mẹ chọn không hợp với sở thích của cậu bạn. Sau đó ít lâu, cậu càng tiếc hơn khi biết mình đậu vào được ngôi trường Đại học quốc gia mơ ước. Nhưng mọi chuyện đã… xong. Cậu đành bỏ dở ngành học yêu thích của mình.
Lại có chuyện những teen quá kích, chống đối bố mẹ ra mặt khi được biết mình đã được “an vị” tại một ngôi trường nào đó. Nhiều teen mất bình tĩnh đến nỗi cãi lại, bỏ nhà đi, thậm chí nhất quyết không học dù bố mẹ có nói gì thì nói.
Video đang HOT
Nhiều bạn cảm thấy buồn và bức xúc khi bố mẹ chọn trường mình không thích. (Ảnh minh họa)
Điển hình như cô bạn tên Quế Trân (Phú Nhuận). Từ lâu, bố mẹ Quế Trân đã ấp ủ chuyện cho Trân sang Đức du học để lấy tấm bằng ngoại quốc mang về. Phần vì bằng cấp có giá trị, mặt khác vì đi du học ở Đức học phí không cao lắm, lại có người thân.
Thế nhưng cô bạn lại hoàn toàn không thích điều đó. Thi đại học kết quả làm bài không mấy khả quan, Q.Trân đòi bố mẹ cho đi sang Nhật du học cùng người yêu. Vốn không thích cậu bạn kia, lại không muốn con đi du học vì tình yêu, bố mẹ cô bạn nhất quyết không chịu.
Thế là nàng bắt đầu hằn học khó chịu và tuyên bố hùng hồn: “Bố mẹ thích thì cứ đi mà học. Con chỉ muốn học ở Nhật thôi. Còn không con không đi đâu cả. Học nghề, làm công nhân quét rác cho bố mè “vừa lòng”(!).
Những phát ngôn như vậy chẳng có gì là lạ. Nhiều teen đưa bố mẹ lên bàn cân để chọn: Một là cho con tự chọn con học gì con thích, làm gì con thích. Hai là con không học, bố mẹ thích thì học(?).
Bố mẹ làm tất cả vì con
Đôi khi, các teen gay gắt và phản ứng mạnh mẽ với bố mẹ, khiến cha mẹ đau lòng. Hành động bất chấp như vậy còn khiến cho nhiều phụ huynh trở nên cứng rắn hơn bởi “Con không ăn muối cả ươn”. Như bố mẹ của cô bạn tên Trân ở trên, cuối cùng quyết định cho Trân đi học nghề 1 thời gian, đến khi nào tỉnh ngộ thì lại tiếp tục đi học.
Tất nhiên, mỗi gia đình mỗi khác, nhưng một điều không thể phủ nhận là các bậc phụ huynh đều mong muốn những gì tốt nhất cho con mình. Khi con không hiểu, không nghe thì chỉ còn biết đau lòng và tỏ ra cứng rắn.
Nếu teen có định hướng và suy nghĩ riêng, không muốn bố mẹ chọn trường cho mình thì tại sao không ngồi lại, cùng bàn bạc và tìm cách giải quyết với bố mẹ. Một lời nói lễ phép, có tình có lí, bằng trăm vạn lời nói hằn học, hỗn hào.
Hãy chia sẻ với bố mẹ những suy nghĩ và mong muốn của mình, bạn nhé!
Theo PLXH
Thói kẹo kéo của teen keo kiệt
Tiết kiệm hoàn toàn khác với keo kiệt. Một số teen bị nhầm lẫn hoàn toàn giữa hai khái niệm này. Chỉ muốn lấy vào, mà chẳng muốn bỏ ra, quá keo kiệt và tính toán, một số teen biến mình trở thành người cô lập.
Không chỉ là keo mà còn là kiệt.
Không phải cứ ai khó khăn thì họ mới tiết kiệm và cần hiểu rằng: tiết kiệm hoàn toàn khác với keo kiệt. Nhiều teen có hoàn cảnh khó khăn, nhưng họ lại rất phóng khoáng. Nhiều teen rất dư giả, nhưng chẳng bao giờ muốn bỏ ra cái gì. Những teen keo kiệt thường cứ vịn vào hoàn cảnh và bảo rằng mình phải "ki bo".
Như trường hợp của anh chàng tên Phú Qúy, 18 tuổi. Nhà giàu có, gia cảnh tốt, anh chàng chẳng bao giờ phải chịu thiếu thốn. Ấy thế mà, bao năm qua anh chàng được bạn bè biết đến với biệt danh "Quý kiệt". Gọi thế cũng chẳng mấy oan ức, vì tính Quý vốn rất bủn xỉn với những người xung quanh, lấy của người khác thì được, nhưng chưa ai xin được của anh chàng cái gì dù chỉ là cục kẹo. Ngay cả những nghi lễ bình thường, có qua có lại, anh chàng cũng coi như không.
Như chuyện đi sinh nhật bạn, khi mọi người cùng hùn tiền (dù chỉ là 10k) để mua quà, thì chàng ta không chịu đóng góp (vốn chàng rất ghét phải bỏ ra mà). Đến khi đi sinh nhật thì Qúy mang tới một cái hộp cũ kĩ, nhìn là biết hộp đã được tái sử dụng. Ngay cả món quà trong đó cũng chỉ là cái áo ba lỗ được khuyến mãi trong siêu thị khi mua dầu gội đầu. Mọi người có vẻ ngại ngần cho Quý khi chủ bữa tiệc mở quà. Nhưng với Qúy thì có sao, anh chàng vẫn thản nhiên ăn lấy ăn để. Miễn cái gì không tốn là Qúy thích rồi.
Phú Quý là một ví dụ cho trường hợp teen keo kiệt. Cũng giống như P.Quý, một số teen khá giả về tài chính nhưng lại chẳng bao giờ muốn bỏ ra cho người khác cái gì. Thậm chí, ngay cả với bản thân teen cũng tỏ ra keo kiệt.
Cô nàng Thanh Loan, 16 tuổi lại keo kiệt theo một kiểu khác. Rất ham đi chơi, nhưng cô nàng lại chẳng muốn phải bỏ ra. Lần nào cũng vậy, cứ hễ đến lúc phải chi tiền là cô nàng vờ đi toilet hay tìm cách "chuồn trước khi tính tiền". Làm vậy với người khác thì chẳng sao. Nhưng hễ Thanh Loan mà phải trả hộ ai dù chỉ là 2k tiền gửi xe là cô nàng phải nghĩ đi nghĩ lại về nó. Ngay cả bản thân, khi ốm đau, cô nàng cũng rất ngại phải đi mua thuốc vì sợ... tốn. Bố mẹ cho bao nhiều tiền mua thuốc thang hay sách vở, cô nàng đều cất vào quỹ riêng. Cô nàng luôn nghĩ rằng: "Bệnh thì bệnh, từ từ khỏi. Nếu ốm nặng lên, thì bố mẹ phải lo".
Xem chuyện tiền bạc là vấn đề quá lớn, nhiều teen tự biến mình thành người bủn xỉn. Ngay cả với bản thân mình cũng keo kiệt thì liệu teen có cảm thấy chẳng dễ chịu với cuộc sống so đi tính lại như thế?
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đến người yêu cũng chẳng tha
Không chỉ keo kiệt với bạn bè, nhiều teen với cả người thân trong gia đình và người yêu cũng vẫn... kẹo kéo. Nhiều cặp chia tay cũng vì xung đột quanh... chuyện tình kẹo kéo.
Như Ngọc Mỹ và anh chàng Tuấn Khanh (học sinh trường B.V.T) là một điển hình. Ngọc Mỹ và Tuấn Khanh quen nhau tình cờ trong một lần đi cùng bạn bè. Lúc mới quen, Ngọc Mỹ rất tự hào về bạn trai: nhà giàu, học giỏi, đẹp trai. Quen lâu hơn, cô nàng mới phát hiện anh chàng mắc một bệnh khó chữa là bệnh keo kiệt thái quá. Khoản gây đau đầu và tranh cãi nhiều nhất là chuyện tình phí của hai người. Mặc dù là con gái, nhưng hầu như mỗi lần đi chơi, cô nàng đều là chủ chi. Thỉnh thoảng, Tuấn Khanh cũng có bỏ ra, nhưng anh chàng tỏ ra rất tính toán kiểu: "Em trả tiền ăn đi, tí tiền gửi xe anh trả cho" hay "Hôm nay anh bao em ăn, mai em phải bao anh lại đó nha". Nếu không thì lần nào cũng cứ đến lúc tính bill là chàng vờ làm ngơ như không thấy.
Biết tính bạn trai như keo kiệt, nhưng cô nàng vẫn có chịu. Thế nhưng, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Cả đến sinh nhật của N.Mỹ, anh chàng cũng chẳng muốn phải bỏ tiền mà vẫn muốn mang tiếng có quà cho người yêu. Thế là, anh chàng xin đỡ chiếc áo mới người ta tặng mẹ mà mẹ chàng chê xấu. Gói ghém cẫn thận rồi mang đi làm quà. Sợ thế thôi thì hơi nhếch nhác, anh chàng còn bỏ thêm vào đó con gấu bông trưng trong phòng khách.
Nhiều người biết chuyện, làm Ngọc Mỹ rất xấu hổ. Cứ như thế, hết chuyện tình phí đến ngày sinh nhật người yêu cũng chẳng khác. Cô nàng quyết định chia tay vì "Không thể sống với người keo cả đời được".
So đo tính toán ngay cả với người thân và người yêu, nhiều teen đánh mất đi sự trong sáng của tình cảm mới lớn. Và tất nhiên, chẳng ai muốn yêu phải người keo kiệt hay tính toán cả.
Nếu bạn không muốn bị "cô lập"
"Kẹo kéo" là một tính cực kì xấu xí của teen. Nó làm teen mất đi rất nhiều tình cảm, mối quan hệ trong cuộc sống. Chẳng ai muốn chơi thân với một người chỉ biết thu vén cho riêng mình. Cũng chẳng ai muốn làm bạn hay yêu một người luôn tính toán, chẳng muốn bỏ ra cái gì bao giờ.
Đừng vì những cái lợi trước mắt, hay một món tiền nhỏ không muốn bỏ ra mà để bạn bè cho là keo kiệt. Như vậy, teen vừa đánh mất đi uy tín của mình, và mất đi những mối quan hệ cần thiết trong xã hội. Hãy nhìn nhận kĩ, sẽ thấy thói keo kiệt khiến teen đánh mất nhiều hơn là những gì mà teen giữ lại được.
Không ai có thể sống, làm việc và học tập một mình. Thay đổi thói quen "kẹo kéo"và mở lòng với mọi người hơn. Tin chắc rằng, teens sẽ gặt hái được nhiều thứ còn quan trọng và ý nghĩa hơn mà tiền không tài nào mua được nữa đó!
Theo PLXH
Quan điểm sai lầm của teen 12+ Những bạn vừa trải qua kì thi tốt nghiệp và đang ôn luyện vào đại học thường có những quan điểm sai lầm... Teen 12 là những bạn vừa trải qua kì thi tốt nghiệp và đang ôn luyện để chuẩn bị vào đại học. Trong thời gian này, họ thường có những quan điểm sai lầm rằng... "Rớt đại học cũng có...