Chọn trò chơi điện tử cho trẻ tiểu học
Trò chơi điện tử mang tính giáo dục giúp trẻ phát triển trí não, khả năng ghi nhớ, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến mắt, hạn chế giao tiếp.
Công nghệ phát triển cho trẻ cơ hội tiếp xúc với trò chơi điện tử. Chỉ với điện thoại, Ipad hay máy tính, trẻ có thể chơi nhiều trò khác nhau. Trò chơi điện tử được tạo ra nhằm mục đích giải trí, đầu tư đa dạng để thu hút người chơi. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn mặt lợi và hại.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu hành vi đọc sách, chơi game ở trẻ, thầy Carlos Diaz, Giáo viên – Quản lý thư viện trường Quốc tế Mỹ (The American School – TAS, quận 2, TP HCM) cho biết, chơi điện tử đúng cách có lợi cho trí não. Tuy nhiên, nếu chơi hơn 2 tiếng mỗi ngày, không kiểm soát sẽ gây hại đến trẻ.
Dưới đây là phần chia sẻ của thầy về cách chọn trò chơi phù hợp cho trẻ tiểu học.
Khi tham gia bất cứ trò chơi nào, trẻ đều có tâm lý muốn chiến thắng. Trẻ phải tư duy để vượt qua thử thách, giải quyết vấn đề. Cho trẻ chơi các trò trí tuệ như: lego, ghép hình, đuổi hình bắt chữ… sẽ kích thích não bộ.
Các mô hình lắp ráp, kết hợp các thành phần hóa học trong phòng thí nghiệm, trận chiến lịch sử giúp trẻ hiểu thêm thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ thu nạp kiến thức cho các môn học như: lịch sử, hóa học, kỹ thuật… Các em còn học cách ra tự quyết định khi chơi, chịu trách nhiệm với chiến thắng hoặc thất bại sau mỗi lựa chọn.
Ở độ tuổi tiểu học, trẻ vẫn thích chơi hơn học. Giáo viên có thể thiết kế bài học thông qua trò chơi để em nào cũng hào hứng tham gia. Ví dụ tại trường, thầy bày ra trò chơi đi tìm kho báu, các em phải trả lời đúng các câu hỏi bằng cách tìm kiếm thông tin, nhớ lại bài học hoặc làm việc tốt như đọc xong một cuốn sách để nhận thêm phần thưởng vào kho báu của mình… Vừa học vừa chơi tạo tâm lý thoải mái để trẻ chủ động tiếp thu bài học và hoàn thành bài tập nhanh hơn. Phần thưởng sau mỗi trò chơi kích thích các em tham gia những lần tiếp theo.
Các em tương tác, tham gia trò chơi trong tiết học của thầy.
Trò chơi điện tử giúp trẻ giải trí, tăng khả năng tư duy, tuy nhiên, nếu chơi không kiểm soát, lựa chọn trò chơi không phù hợp sẽ gây ra nhiều tác hại. Trẻ dưới 6 tuổi không nên chơi điện tử hay tiếp xúc màn hình máy tính quá một giờ mỗi ngày. Trẻ 6-9 tuổi, thời gian tối đa chơi điện tử, xem tivi dưới 2 tiếng mỗi ngày. Sau khoảng 30 phút, trẻ nên dừng lại thư giãn, nếu ngồi quá lâu, ảnh hưởng thị lực, khả năng tập trung giảm sút.
Video đang HOT
Ở độ tuổi này, trẻ dễ nghiện trò chơi điện tử vì thích tìm tòi, khám phá điều mới. Trẻ có thể ngồi hàng giờ, không rời mắt trước màn hình máy tính. Các em bắt đầu có những dấu hiệu ngại giao tiếp, xa lánh thế giới hiện thực, phản xạ không nhanh nhạy. Nếu tình trạng kéo dài có thể bị tự kỷ.
Cha mẹ, thầy cô nên tăng cường các trò chơi tương tác giữa người với người như: cờ vua, cờ tướng, xếp hình… Hãy tạo điều kiện cho trẻ vui chơi cùng các hoạt động ngoài trời.
Những trò chơi bạo lực như: bắn súng, đánh nhau… ảnh hưởng đến tâm sinh lý đang phát triển. Trẻ có xu hướng giải quyết vấn đề bằng nắm đấm, dùng vũ lực bắt nạt bạn bè. Một số trò chơi khác có yếu tố kinh doanh lôi kéo người chơi chi tiền không phù hợp với lứa tuổi tiểu học.
Cha mẹ nên lựa chọn trò chơi, kiểm soát và cùng chơi với con. Hãy đơn giản hỏi bé trò này chơi như thế nào? Các em sẽ hào hứng hướng dẫn và chơi với cha mẹ như người bạn. Phụ huynh nên đặt ra quy tắc, khi hoàn thành bài tập ở trường, đạt điểm cao, con có thời gian giải trí bằng trò chơi yêu thích.
Kim Uyên
Theo vnexpress.net
8 câu nói của bố mẹ kích thích não bộ và sự tự tin cho con
Nuôi dạy trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Để giúp con rèn luyện và phát triển trí não, bố mẹ thông minh hãy nói với con 8 câu nói này hàng ngày nhé!
1. Câu nói đề cao ý kiến của trẻ
"Theo ý con thì trong trường hợp này mình nên làm thế nào?", "Nếu là con thì con định làm gì?",...Những câu nói này nhấn mạnh vào việc bố mẹ rất quan tâm tới ý kiến của trẻ, tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, tin tưởng. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần mạnh dạn, dám đề xuất ý tưởng, dám suy nghĩ và hành động ở trẻ từ nhỏ và kích thích não bộ trẻ phát triển.
2. Câu nói đặt niềm tin vào trẻ
"Con làm được mà", "Mẹ tin là con có thể làm tốt chuyện này", "Bố biết là con thực hiện được",...Những câu nói rất đơn giản ở trên thể hiện sự tin tưởng của bố mẹ vào con cái, khiến trẻ có thêm động lực hơn, não bộ cũng có cơ hội phát triển tốt hơn rất nhiều. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, bộ não của trẻ phát triển tốt nhất khi được nuôi dưỡng trong một môi trường làm trẻ có cảm giác an toàn, yên tâm và tin tưởng.
3. Câu hỏi thăm
Ngày hôm nay của con thế nào? Một câu hỏi mở nhưng lại mang lại rất nhiều ý nghĩa. Trên đường đi học, khi ở trường, gặp bạn bè, thầy cô... tất cả có thể được trẻ kể lại một cách ngộ nghĩnh. Và trên hết giúp cha mẹ hiểu được suy nghĩ, tâm lý của trẻ để giúp con mình có được môi trường tốt nhất trong những ngày tiếp theo.
4. Câu động viên
Bố mẹ rất từ hào về conKhông phải đợi đến khi con đạt được một thành tích thật lớn nào đó, bạn mới "ban thưởng" cho con câu nói này. Hãy nói chúng để ghi nhận quá trình cố gắng và sự nỗ lực không ngừng của con chứ đừng chú trọng vào kết quả. Khi trẻ cố gắng hết mình và được ghi nhận chúng sẽ mạnh mẽ và tự tin hơn với mọi việc mình làm.
5. Câu an ủi
Bố mẹ luôn ở bên con!
Trẻ con thường có suy nghĩ khá ngây thơ, tâm hồn mong manh dễ vỡ. Chính vì vậy mà nhiều khi chỉ một chuyện nhỏ xíu cũng khiến con thấy chán nản, bất lực, mất ý chí. Bố mẹ nên động viên, an ủi, nói dù có chuyện gì thì bố mẹ vẫn ở bên con, con yên tâm không bị đơn độc... để bé cảm thấy ấm áp, có điểm tựa, có niềm tin để tiếp tục cố gắng.
6. Đặt các câu hỏi
Đố con biết thứ này có tên là gì? / Theo con thì người ta dùng cái này để làm gì?
Bố mẹ hãy liên tục đặt ra những câu hỏi đơn giản về mọi thứ xung quanh kiểu như vậy để trẻ động não, suy nghĩ từ những điều nhỏ nhặt nhất. Làm thường xuyên con sẽ phát triển trí não và các giác quan rất tốt, lớn lên thông minh là cái chắc!
7. Câu nói gợi ý
Chúng ta nên làm gì khi chơi xong đồ chơi nhỉ?Hãy nói với trẻ nhưng câu nói mang tính gợi mở như này, thay vì bảo ngay với con "Bây giờ cất đồ chơi đi."Câu thứ hai mang ý nghĩa trực tiếp, chỉ dẫn bé chính xác phải làm điều gì, điều này có thể khiến bé thụ động trong những tình huống cần tư duy. Trong khi đó, câu nói thứ nhất mang tính gợi mở, đòi hỏi bé phải động não, nhờ đó mà kĩ năng giải quyết, xử lí vấn đề của bé cũng được rèn luyện hơn, giúp bé tăng tính tự lập hơn.Vì thế, bố mẹ cần lưu ý, đừng vội vàng chỉ bảo con chi tiết mà cần đưa ra những câu nói gợi mở, kích thích bé tư duy, phát triển bộ não.
8. Câu cảm ơn
Cảm ơn conNgay cả bản thân em khi ở nhà, sai vặt,... nên nói lời cảm ơn với con nhé các bố các mẹ. Điều này sẽ giúp con vui vẻ, tự hào về việc mình đã làm, bé sẽ ngoan hơn nhiều.
Theo www.phunutoday.vn
Bố mẹ nào muốn nuôi dạy con thông minh, học giỏi đừng bỏ qua 5 hiệu ứng nổi tiếng này! Nhiều bố mẹ cứ bảo rằng nắm được tâm lý trẻ con thật chẳng dễ chút nào. Tuy nhiên chỉ cần có trong tay vài bí kíp sau, đảm bảo bố mẹ sẽ thấy mình và con hòa hợp hơn rất nhiều đấy. Hiệu ứng thùng gỗ, hiệu ứng "tăng giảm",... nếu biết áp dụng khéo léo sẽ có tác dụng rất tích...