Chọn SGK theo Luật Giáo dục 2019: Quy trình bài bản, tiêu chí rõ ràng
Địa phương đang tích cực chuẩn bị các công đoạn cho năm đầu tiên chọn SGK mới theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
Học sinh lớp 1 Trường TH Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội) học bằng bộ SGK mới. Ảnh: Thế Đại
Điểm mới căn bản của việc lựa chọn SGK so với năm trước là: UBND cấp tỉnh quyết định thay vì các trường.
Lựa chọn bộ sách hay, phù hợp và ổn định
Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lựa chọn SGK với cấp tiểu học từ năm học 2021 – 2022. Mục tiêu đưa ra là các trường tiểu học đề xuất được danh mục SGK thể hiện đúng, đầy đủ mục tiêu nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của địa phương và năng lực của học sinh. Các Hội đồng lựa chọn bộ SGK tốt nhất để sử dụng trong các trường tiểu học. Học sinh được học bộ sách hay, phù hợp với độ tuổi và ổn định lâu dài.
“Chúng tôi yêu cầu các trường tiểu học nghiên cứu, tìm hiểu, nhận xét tất cả cuốn sách thuộc danh mục SGK được Bộ GD&ĐT phê duyệt trước khi tiến hành bỏ phiếu đề xuất danh mục SGK cho các Hội đồng lựa chọn. Hội đồng thảo luận, đánh giá lựa chọn SGK trên cơ sở danh mục SGK do các trường tiểu học đề xuất. Các hội đồng lựa chọn thực hiện đúng quy định việc lựa chọn SGK theo Thông tư 25 và bảo đảm công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở khối lớp, hội đồng lựa chọn 1 đầu SGK phù hợp” – bà Trần Thị Ngọc Châu cho hay.
Đáp ứng mục tiêu, yêu cầu trên, Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Trong đó có, xây dựng tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông; đề xuất danh sách thành viên của các Hội đồng lựa chọn SGK cấp tiểu học; triển khai nghiên cứu và đề xuất lựa chọn SGK của các trường tiểu học sau khi có quyết định công bố danh mục SGK do Bộ GD&ĐT phê duyệt; lấy ý kiến điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK từ cơ sở; tổ chức Hội đồng lựa chọn SGK trên cơ sở danh mục SGK do các trường đề xuất; thông báo quyết định phê duyệt danh mục SGK được UBND tỉnh phê duyệt; cung cấp thông tin cho các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn.
Video đang HOT
Tại An Giang, theo Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Tuấn Khanh, Sở GD&ĐT đã hoàn thành dự thảo tiêu chí lựa chọn SGK, lấy ý kiến góp ý của toàn ngành và chuẩn bị trình UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt. Bộ phận chuyên môn cũng đã dự thảo xong hướng dẫn thực hiện việc chọn SGK theo Thông tư số 25 với cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn bị nhân sự tham mưu UBND thành lập Hội đồng chọn sách.
Sẽ làm tốt hơn với kinh nghiệm chọn SGK lớp 1
Chia sẻ kinh nghiệm từ việc triển khai chọn SGK lớp 1, ông Trần Tuấn Khanh nói: Tại mỗi huyện, thị, thành phố, phòng GD&ĐT đều có công văn hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn lựa chọn SGK. Nhìn chung, nhà trường đều thực hiện đúng nguyên tắc: Chỉ chọn lựa sách theo danh mục sách do Bộ GD&ĐT thẩm định và công bố; tuân thủ 4 bước quy trình lựa chọn SGK lớp 1 do sở GD&ĐT quy định. Trong đó vai trò của giáo viên trực tiếp giảng dạy và tổ chuyên môn vô cùng quan trọng. Cuối cùng, tổ chức nghiên cứu kỹ, thảo luận và đánh giá đầy đủ các thông tin của SGK trong danh mục sách được Bộ GD&ĐT thẩm định và tuân thủ tiêu chí lựa chọn SGK của UBND tỉnh ban hành.
Từ hoạt động chọn SGK lớp 1, bài học kinh nghiệm đầu tiên được ông Hà Huy Giáp, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT Bắc Giang nhấn mạnh là phải tập huấn cho giáo viên thật đầy đủ, kỹ càng về Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giáo viên phải hiểu Chương trình mới để từ đó “soi” vào sách. Bên cạnh đó, phổ biến giúp giáo viên nắm chắc các tiêu chí chọn SGK của tỉnh; có đủ bộ sách mẫu để giáo viên, nhà trường tổ chức đọc, nghiên cứu trước; cung cấp đủ thông tin về SGK (tác giả, nhà xuất bản, đơn vị cung ứng, giá sách…).
“Năm trước, trường tiểu học nào của Bắc Giang cũng có đủ 46 đầu SGK lớp 1 được Bộ GD&ĐT phê duyệt để giáo viên lớp 1 tập trung nghiên cứu cùng cán bộ quản lý. Ngoài ra, chúng tôi tổ chức hội nghị giới thiệu đầy đủ 46 đầu sách theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đó cũng là kinh nghiệm của Bắc Giang để việc chọn SGK bảo đảm kết quả tốt nhất” – ông Hà Huy Giáp chia sẻ.
Liên quan đến công tác chuẩn bị chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019, theo ông Hà Huy Giáp, Bắc Giang sẽ tổ chức sơ kết một học kỳ sử dụng SGK lớp 1. Sở GD&ĐT đã có văn bản gửi các đơn vị về việc này; lấy phiếu khảo sát online hơn 3.000 cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 đánh giá về SGK. Ngày 25/2 tổ chức hội nghị đánh giá chung trong toàn tỉnh. Trước đó, 30/1 phải tổ chức xong ở cấp trường và 22/2 phải tổ chức xong ở cấp phòng GD&ĐT.
“Bắc Giang lập danh sách tất cả giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021 – 2022 để tổ chức bồi dưỡng. Các thầy cô hoàn thành bồi dưỡng mô-đun 1 về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đang được bồi dưỡng mô-đun 2 về phương pháp dạy học. Việc tổ chức cho giáo viên đọc bản mẫu SGK cũng được triển khai nghiêm túc, tích cực. Bản mẫu sách đưa về đến đâu, thầy cô đọc, nghiên cứu góp ý đến đó. Dù chưa phải bản chính thức, nhưng quá trình này chắc chắn giúp cán bộ quản lý, giáo viên hiểu SGK hơn, từ đó có định hướng tốt hơn trong chọn và sử dụng SGK sau này. Sở GD&ĐT Bắc Giang đang dự thảo quy định tiêu chí chọn SGK để tham mưu UBND tỉnh ban hành. Quy định sẽ có những điều chỉnh so với năm trước vì cần phù hợp với cả lớp 6. Thời gian ban hành tiêu chí dự kiến cuối tháng 2/2021. Việc rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lớp 2 cũng được sở tích cực triển khai để kịp bố trí kinh phí mua sắm” – ông Hà Huy Giáp cho hay.
Việc chọn SGK năm học 2021 – 2022 được thực hiện theo Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, Hội đồng lựa chọn SGK do UBND tỉnh thành lập. Mỗi môn học của một cấp học thành lập một Hội đồng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người; trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Trao quyền tự chủ - Bước đột phá trong giáo dục
Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một trong những điểm đổi mới trong tư duy của Đảng ta về quản lý giáo dục- đào tạo, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Vấn đề này đã được nêu rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 11) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết 29). Cùng với đó những thiết chế quyền tự chủ được thể hiện trong Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và các Nghị định, Điều lệ trường học. Điều này đã tạo ra bước đột phá, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục trên khắp cả nước.
Trao quyền tự chủ - Bước đột phá trong giáo dục
Là một trong 23 trường đại học thực hiện thí điểm tự chủ từ năm 2015 trên cơ sở Nghị quyết số 77 của Chính phủ, Trường Đại học Thương mại đã tận dụng được các cơ chế, chính sách để tạo bước chuyển toàn diện trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Cụ thể, nhà trường đã vận dụng quyền tự chủ trong sử dụng, bổ nhiệm nguồn nhân lực trình độ cao, tiếp tục bổ nhiệm một số cán bộ, giảng viên đến tuổi nghỉ hưu được kéo dài thời gian công tác, quản lý. Trong lĩnh vực chuyên môn, Trường Đại học Thương mại đã chủ động trong mở ngành, liên kết đào tạo, cân đối chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành theo nhu cầu xã hội, chuẩn hoá, toàn bộ các khâu của quá trình đào tạo...
Đến nay, nhiều chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn kiểm định khu vực và quốc tế. Đặc biệt, với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, trường đã thu hút được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế không chỉ phục vụ giảng dạy mà còn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Bà Nguyễn Thị Bích Loan, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, nhiều giáo viên trong trường đã có những công trình nghiên cứu khoa học, đề tài cấp Nhà nước, đề tài cấp Bộ, đề tài cấp trường và đặc biệt những bài báo ISI/SCOPUS đã tăng lên rất đáng kể. Trường cũng hỗ trợ về mặt tài chính kịp thời và mức cũng đủ lớn để tạo ra động lực cho các giáo viên.
Có thể thấy, Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã mở đường cho sự đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục- đào tạo theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.
Từ các chính sách đổi mới này, các trường đại học đã triển khai nhiều đổi mới trong quản lý, đào tạo để bắt kịp với xu thế chung của thế giới. Năm 2019, lần đầu tiên cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt Top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 8 trường vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á; nhiều ngành, lĩnh vực đại học thuộc Top 500 thế giới. Số lượng các công trình quốc tế tăng liên tục.
Năm 2019, tổng số bài báo đăng trên tạp chí uy tín quốc tế là hơn 12 nghìn bài đứng thứ 49 thế giới tăng 2,7 lần và 9 bậc so với năm 2015, trong đó các trường đại học đóng góp trên 90%. Nhiều công trình, sản phẩm nghiên cứu được chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định: "Thành tích nghiên cứu tăng rất nhanh, rồi trong các hoạt động khác như kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo thì cũng rất nổi bật. Đặc biệt là có 4 trường cũng lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng của QS".
Cùng với đại học thì tự chủ ở bậc phổ thông cũng dần được đẩy mạnh. Tín hiệu mừng khi mới đây, trường trung học phổ thông công lập đầu tiên trong cả nước là Phan Huy Chú (Hà Nội) đã được trao quyết định tự chủ toàn phần (gồm tự chủ tài chính, tự chủ trong việc tổ chức bộ máy, biên chế). Điều này đồng nghĩa với việc tạo ra cơ chế để giúp cho trường tháo bỏ được những rào cản về tài chính, tuyển dụng và học thuật.
Ông Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội cho biết: "Đấy vừa là quyền, nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm đòi hỏi nhà trường thì phải làm việc một cách chuyên nghiệp hơn, chúng ta sử dụng các quyền tự chủ ấy như thế nào cho nó có hiệu quả".
Đây cũng chính là điều được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020 mới đây.
"Kết quả rất nổi bật của đổi mới vừa qua mà cả thế giới và nhân dân, các đồng chí ở đây đều đánh giá đấy là về giáo dục đại học, chúng ta đã thực hiện tự chủ đại học. Dù rằng con đường này còn tiếp tục, nhưng bước đầu đã rất tốt, đã chứng minh được tính đúng đắn của nó và đã được luật hóa trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Với phổ thông, chúng ta đã có bước tiến rất tốt. Chúng ta nhìn nhận những thành tựu đó thì khẳng định Nghị quyết 29 là rất đúng hướng", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Từ những kết quả bước đầu cho thấy chủ trương tự chủ trong giáo dục là đúng và phù hợp với xu thế thế giới. Điều này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đòi hỏi các trường phải năng động, sáng tạo hơn trong quá trình chuyển đổi này. Cùng với đó là những bất cập trong cơ chế chính sách cần sự tháo gỡ từ các cơ quan quản lý nhà nước để cơ chế tự chủ giáo dục thực sự đạt hiệu quả./.
Không tuyển giáo viên trung cấp, cao đẳng sư phạm: Sinh viên ra trường biết về đâu? Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019 sửa đổi, từ năm 2020, các trường mầm non sẽ không còn được tuyển giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm, thay vào đó phải có trình độ cao đẳng trở lên. Còn bậc tiểu học, THCS sẽ không còn được tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng sư...