Chọn SGK theo Chương trình GDPT mới: Tiêu chí nào phù hợp với vùng khó?
Cùng với việc nghiên cứu Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa (SGK), các cán bộ, giáo viên ở vùng khó khăn của tỉnh Sơn La cũng chú trong nghiên cứu kỹ lưỡng các bộ SGK mẫu, nhằm chọn được bộ sách phù hợp với những đặc thù giáo dục vùng khó…
Giáo viên tỉnh Sơn La tham khảo các bộ thiết bị dạy học tại một hội thảo giới thiệu SGK lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018. Ảnh: Việt Hà
Phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số
Tiếp xúc với các bộ mẫu SGK lớp 1 mới được Bộ GD&ĐT phê duyệt, cô Đèo Thị Thu Huyền – giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Chiến (huyện Mường La) nhận xét: Những đầu SGK mẫu có hình thức đẹp, hài hòa, chủ đề, chủ điểm gần gũi với học sinh.
Với 100% học sinh là người dân tộc thiểu số nên tiêu chí, tiêu chuẩn được giáo viên nhà trường đặt lên trên hết là lượng kiến thức trong sách được chọn phải phù hợp với đối tượng người học, đặc thù của học sinh các vùng miền; Đồng thời, kiến thức phù hợp, phủ khắp với trình độ dân trí, không phải chỉ riêng để các em lĩnh hội, mà cả phụ huynh cũng tiếp cận được kiến thức trong SGK.
Bộ SGK lớp 1 mới phù hợp với GD vùng khó thì kênh hình và kênh chữ phải phù hợp với lứa tuổi học sinh dân tộc thiểu số. Những câu ứng dụng để học sinh tiếp cận với thực tế cuộc sống phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, gần gũi đời sống, các em sẽ dễ dàng tiếp cận, dễ nhớ hơn. “Nhìn chung, các bộ SGK mẫu được tiếp cận cùng thiết bị để hỗ trợ giảng dạy, với đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Sơn La, nhất là huyện vùng cao, cơ sở vật chất thiếu nhiều, phòng học nhỏ, kinh phí mua sắm thiết bị hạn chế, chắc chắn việc triển khai sách mới cũng gặp khó khăn nhất định nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền”.
Cô Phạm Thị Liên – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nậm Ty, huyện Sông Mã
Thiết bị hỗ trợ giảng dạy phải phù hợp với vùng khó
Thiết bị dạy học tối thiểu theo sách cũng là một tiêu chí mà giáo viên ở đây hết sức lưu ý. Tại Trường Tiểu học Ngọc Chiến vẫn còn tình trạng thiếu thiết bị dạy học tối thiểu hoặc hỏng. Cô Đèo Thị Thu Huyền cho biết: Nếu dạy học SGK lớp 1 mới theo Chương trình GDPT 2018, thiết bị dạy học ở trường sẽ thiếu hụt. Để dạy sách mới, cô Huyền và đồng nghiệp mong được sự đầu tư của các cấp chính quyền để các nhà trường có điều kiện dạy – học hiệu quả hơn. Sau bước chọn sách, cô Huyền hy vọng NXB có sách được lựa chọn sẽ tổ chức tập huấn, hỗ trợ giáo viên kỹ thuật, phương pháp dạy học.
Video đang HOT
Còn theo cô Phạm Thị Liên, các bộ SGK lớp 1 mới tích hợp nhiều kênh đa phương tiện, hình ảnh hỗ trợ giảng dạy, việc này giảm được đầu sách học sinh phải mang vác mỗi khi đến trường. Nhưng trang thiết bị dạy học, máy móc để đáp ứng được các kênh đa phương tiện, ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường vùng vẫn hạn chế, ngay cả trường học ở thị trấn cũng chưa đáp ứng. “Giải bài toán này trong năm tới ở lớp 1, với những trường ở thành phố, thị xã có thể khắc phục được. Nhưng với trường học vùng khó khăn, nhiều điểm trường lẻ, có nơi không có điện và mạng Internet không thể ứng dụng công nghệ thông tin, không tận dụng được những kênh hỗ trợ của sách mới để giảng dạy, tức là vẫn dạy chay, học chay nên hiệu quả giảng dạy SGK lớp 1 mới sẽ không cao”, cô Liên cho biết.
Chủ đề dạy học linh hoạt và gắn với thực tế đời sống
Với huyện Sốp Cộp, học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, khả năng giao tiếp hạn chế, ông Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng phòng GD&ĐT nêu quan điểm: Bộ SGK được chọn phải phù hợp nhất với học sinh của huyện. Cụ thể về các mặt: Sách phải dễ tiếp cận, kiến thức gần gũi với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Tiếp đó là SGK có nhiều hình ảnh minh họa để khơi gợi hứng thú cho học sinh, hình ảnh đồng thời cũng phải gắn với thực tế, gần gũi với cuộc sống, giúp các em dễ hình dung, tư duy hơn.
Về hoạt động GD, chủ đề dạy học trong SGK được chọn, theo ông Tuấn phải là những hoạt động, chủ đề linh hoạt để học sinh dễ tiếp cận. Bởi những điểm trường lẻ có nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động GD một cách phong phú. Do vậy, SGK mới phải đáp ứng và phù hợp nghi với đặc thù các vùng, miền.
Là cán bộ quản lý GD cấp phòng, ông Nguyễn Quốc Tuấn kỳ vọng giáo viên các nhà trường lựa chọn được bộ sách phù hợp và được tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để giảng dạy tốt bộ sách được chọn. Cùng với đó là mong muốn SGK mới có giá thành hợp lý, phù hợp với mặt bằng thu nhập của bà con các dân tộc.
Bộ sách lớp 1 mới phải giảm đầu sách tham khảo và giải quyết được vấn đề tái sử dụng sách. Các nhà làm sách phải thiết kế, biên soạn sách làm sao để các em học sinh có thể chia sẻ với lớp dưới; trường học vùng khó có thể lập tủ SGK dùng chung để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng mua đủ SGK khi năm học mới bắt đầu. – Ông Nguyễn Quốc Tuấn
Bá Hải (giaoducthoidai)
Trường vùng khó chọn SGK: Thử thách từ vật lực tới nhân lực
Thời điểm này các địa phương, nhà trường đang trong giai đoạn tiến hành nghiên cứu lựa chọn SGK lớp 1.
Thực tế cho thấy, mặc dù đã có những hướng dẫn rõ ràng của Bộ GD&ĐT trong việc chọn SGK, song vẫn có những khó khăn nảy sinh tại các hội đồng và nhà trường từ việc chọn sách.
Năng lực GV quyết định thành công của Chương trình và SGK mới.
Cần tiếp cận bản mẫu trực tiếp
Thầy Bùi Quang Hòa - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Bát Đại Sơn - huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho biết: Năm học 2020 - 2021, trường sẽ đón khoảng 106 HS vào lớp 1 học theo Chương trình và SGK mới. Hiện tại, hội đồng chọn SGK của trường đã được thành lập theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT với 15 thành viên (trong đó có 3 cán bộ quản lý, 11 GV dạy lớp 1 và khối trưởng, 1 đại diện Ban đại diện phụ huynh HS).
"Mới có 4 bộ SGK được NXB Giáo dục gửi bản mẫu trực tiếp tới trường còn một số mẫu SGK của NXB khác chỉ giới thiệu qua cổng thông tin với file mềm, bản PDF... Quá trình GV nghiên cứu bản mẫu SGK cho thấy, khi được đọc, cầm, nhìn, cảm nhận trực tiếp bản SGK mẫu, GV tìm hiểu tập trung cao hơn. Khi cần thiết có thể mở ra so sánh, trao đổi, ghi chép vấn đề dễ dàng hơn so với các bản mẫu giới thiệu gián tiếp qua mạng.
Hơn thế, để tìm hiểu, nghiên cứu SGK qua mạng không phải nhà trường, GV nào cũng có thể trang bị đầy đủ, thậm chí nhiều GV năng lực chuyên môn tốt nhưng trình độ về công nghệ thông tin hạn chế, việc tiếp cận bản mẫu SGK gián tiếp sẽ gặp khó khăn... Chúng tôi vẫn mong muốn được tiếp cận trực tiếp bản mẫu SGK mới trong thời gian tới với những bộ SGK còn lại. Như vậy, công việc chọn SGK sẽ đảm bảo hơn về chất lượng cũng như tiến độ..."
Thầy Bùi Quang Hòa
Việc đọc và nghiên cứu lựa chọn SGK có những thuận lợi nhất định như GV đã dạy lớp 1 lâu năm, không còn bỡ ngỡ và xác định vấn đề nhanh chóng. GV dạy lớp 1 và GV cốt cán cũng được tập huấn giảng dạy theo Chương trình GDPT mới... Tuy nhiên, khó khăn trong việc nghiên cứu lựa chọn SGK hiện nay chính là sự tiếp cận trực tiếp những bản mẫu SGK lớp 1 mới còn hạn chế.
Thầy Phùng Thế Tùng - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Tả Gia Khâu - Mường Khương (Lào Cai) cũng đồng quan điểm trong việc tiếp cận trực tiếp bản mẫu SGK. Bởi theo thầy Tùng: Khi bản mẫu SGK mới chưa được tiếp cận đầy đủ, trực tiếp ảnh hưởng tới việc lựa chọn SGK. GV bị hạn chế về cơ hội nghiên cứu, so sánh và có cái nhìn tổng thể từng cuốn sách, môn học trong mỗi bộ SGK.
"Mỗi bộ SGK dù đã qua thẩm định nhưng chắc chắn sẽ có những ưu, nhược điểm, sự phù hợp riêng với điều kiện, nhu cầu, mong muốn chung của GV, HS các địa phương. Mặt khác, hội đồng chọn SGK hoàn toàn được phép chọn những cuốn SGK phù hợp nhất trong mỗi bộ SGK chứ không nhất thiết phải chọn nguyên một bộ SGK để giảng dạy.
Như vậy, nếu không được tiếp cận với bản mẫu SGK trực tiếp và đầy đủ thì việc chọn SGK không thể toàn diện. Việc tìm hiểu nội dung, thông tin các bản mẫu SGK trên mạng, qua giới thiệu bản mềm... cũng được nhìn nhận là một kênh, song xét về tính hiệu quả không thể như chọn SGK trực tiếp trên bản mẫu" - thầy Tùng khẳng định.
Năm học 2020 - 2021 sẽ triển khai Chương trình GDPT mới
Năng lực GV quyết định chất lượng
Một trong những băn khoăn ghi nhận được từ việc chọn SGK cũng đáng lưu tâm đó là năng lực của đội ngũ nhà giáo. Việc chọn SGK dù được hướng dẫn rõ ràng về trách nhiệm, thành phần, thời gian... nhưng năng lực người lựa chọn SGK tới đâu lại phụ thuộc vào mỗi trường, từng vùng.
Thẳng thắn nhìn nhận vào năng lực đội ngũ GV nhà trường khi tham gia chọn SGK, thầy Bùi Quang Hòa nêu quan điểm: Thời gian qua năng lực nhà giáo nói chung đã được nâng lên rất nhiều. Song với một bộ phận không nhỏ đội ngũ GV vùng sâu, xa vẫn chưa thực sự tốt. Như vậy, khi chọn SGK cũng khó tránh khỏi tình trạng theo cảm tính (dựa vào năng lực giảng dạy, sự phù hợp với HS địa phương mà GV dạy).
Việc nhìn nhận, phân tích đánh giá mỗi bộ SGK, cuốn SGK của GV vùng cao, vùng khó chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu đi tính sắc sảo, sâu chuỗi, sự phù hợp trong thực tiễn triển khai, cũng như thời gian... so với đội ngũ GV thành phố, vùng thuận lợi. Việc lựa chọn thành phần hội đồng chọn SGK có thể đảm bảo theo hướng dẫn quy định về mặt số lượng, song năng lực đội ngũ thì chỉ mang tính tương đối.
Cũng chia sẻ về vấn đề năng lực đội ngũ GV trong việc lựa chọn SGK, cô Bùi Thị Hường - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Sín Chéng - huyện Si Ma Cai (Lào Cai) cho biết: Nhà trường đã tổ chức để hội đồng nghiên cứu ưu, nhược điểm 3 bộ SGK và báo cáo đánh giá bằng văn bản lên phòng GD&ĐT. Dựa trên báo cáo của các nhà trường, phòng GD&ĐT sẽ cân đối chung trong toàn huyện để đưa ra lựa chọn phù hợp và gửi về Sở GD&ĐT.
Việc mỗi hội đồng chọn SGK của nhà trường chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung về ưu, nhược điểm, sự phù hợp... và là cơ sở để tham khảo chứ không mang tính quyết định chọn SGK trực tiếp theo đánh giá của cô Bùi Thị Hường là thỏa đáng.
"Đội ngũ GV của trường tuy có trình độ chuẩn và trên chuẩn nhưng xét về cơ bản, năng lực vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi đội ngũ GV nhà trường cơ bản là GV trẻ, thiếu kinh nghiệm từ giảng dạy lẫn đánh giá SGK. Một số ít GV có thâm niên nhiều hơn nhưng là người địa phương, cách nhìn nhận cũng không thể toàn diện."
Cô Bùi Thị Hường
Đức Trí
Theo giaoducthoidai
Chọn sách giáo khoa lớp 1 mới: Lấy học sinh làm trung tâm Mới đây, theo công bố của Bộ GD-ĐT, việc chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới năm học 2020-2021 chưa giao về UBND cấp tỉnh, mà sẽ do các trường phổ thông thực hiện. Từ năm học 2021-2022 trở đi, nhiệm vụ chọn sách sẽ do UBND cấp tỉnh thực hiện. Xung quanh...