Chọn sách khác nhau có ảnh hưởng việc kiểm tra đánh giá học sinh?
Mỗi trường lựa chọn sách giáo khoa khác nhau có làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh giá học sinh?
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục Q.12, cho biết tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày mới đạt tỷ lệ 20,2% – B.THANH
Đó là câu hỏi và băn khoăn của nhiều người tại Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2019 bậc tiểu học do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 29.11.
Giáo viên phải đọc hết tất cả các bộ sách
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thông báo: Thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, năm học 2020 – 2021, quyền lựa chọn SGK thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy hiệu trưởng trường tiểu học cùng tập thể giáo viên (GV) sau khi tham khảo ý kiến của học sinh (HS), phụ huynh, sẽ là người quyết định sử dụng bộ sách nào cho lớp 1.
Ông Hiếu cũng nói, tất cả SGK đã được Bộ thẩm định, phê duyệt đều có chất lượng, giá trị để thực hiện trong các trường. Bộ sách nào cũng có nét hay riêng, việc lựa chọn là quyền của đơn vị trường học. Để có đủ cơ sở đề xuất, tham mưu về sách, lãnh đạo Sở cho rằng các trường học nên bổ sung đầy đủ cho tủ sách dùng chung và GV phải đọc hết tất cả các bộ sách.
Trước lo lắng có hay không bất cập khi thực hiện kiểm tra đánh giá nếu mỗi trường dùng một bộ sách khác nhau của phóng viên, ông Hiếu khẳng định từ nhiều năm nay TP thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo hướng phát triển năng lực chứ không kiểm tra nội dung trong SGK. Vì vậy, các trường “đừng băn khoăn việc ngữ liệu của sách này khác sách kia”. Thêm vào đó, trong quá trình giảng dạy, GV cũng cần có sự tham khảo nhiều nguồn tài liệu để đa dạng hóa cách tiếp cận kiến thức, tạo hứng thú cho HS.
Video đang HOT
Tăng số buổi học ngày thứ bảy
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết thời điểm hiện tại công tác rà soát cơ sở vật chất và tập huấn GV cơ bản đã hoàn thành. TP đạt tỷ lệ 278 phòng học/10.000 dân, tuy nhiên không đồng đều giữa các quận, huyện. Vẫn còn một số quận, huyện có tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày thấp. Đây là thách thức lớn đặt ra cho các quận, huyện khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với yêu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Đơn cử, tại H.Bình Chánh, ông Nguyễn Trí Dũng, Trưởng phòng GD-ĐT, cho biết địa phương hiện có 10.418 HS lớp 1, tổ chức thành 286 lớp. Tỷ lệ bình quân giữa các xã mới đạt mức 182 phòng học/10.000 dân, trong đó một số xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B áp lực tăng dân số cơ học cao nên chỉ tổ chức dạy học 1 buổi/ngày.
Tương tự, với áp lực về dân số, ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng Giáo dục Q.12, cho biết năm học tới dự kiến có 10.800 HS vào lớp 1. Để đảm bảo yêu cầu 35 HS/lớp và học 2 buổi/ngày cho số HS này, quận cần 311 phòng học. Tuy nhiên, quận chỉ mới đạt mức 122 phòng, cần bổ sung 189 phòng. Dù quận đã được phê duyệt 5 dự án trường học nhưng đến năm 2020 chưa thể đưa vào sử dụng. Hiện nay, tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày mới đạt tỷ lệ 20,2%. Ông Hùng cũng cho biết, quận xây dựng 2 phương án để tháo gỡ khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 1 là phường nào đủ số phòng học sẽ tổ chức học 2 buổi/ngày. “Tuy nhiên khó thực hiện sĩ số 35 HS/lớp như quy định mà có khi từ 45 – 50″. Nơi không tổ chức được 2 buổi/ngày do không đủ phòng sẽ tổ chức học 6 buổi/tuần, tức học thêm ngày thứ bảy.
Trước giải pháp này, ông Hiếu cho rằng việc tăng số buổi học/tuần là một thiệt thòi đối với HS nên đề xuất các quận huyện cố gắng đẩy mạnh, tạo điều kiện trong vấn đề xây dựng trường lớp. Đồng thời Sở GD-ĐT cũng kiến nghị các sở liên quan như Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên – Môi trường xây dựng quỹ đất để có lộ trình xây dựng trường học đảm bảo 100% trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày.
Theo Thanh niên
Thay đổi đối tượng lựa chọn SGK: Lo xáo trộn, lãng phí
Nhà trường, giáo viên được quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, việc lựa chọn SGK thuộc UBND tỉnh khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực.
Theo các nhà quản lý giáo dục, điều này sẽ gây xáo trộn cho giáo viên, học sinh và lãng phí sách.
Giáo viên, chuyên gia cho rằng việc lựa chọn SGK nên giao cho giáo viên. Ảnh: Ngọc Châu
Giáo viên sốt ruột chờ bản mẫu SGK
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) có 15 năm dạy lớp 1 cho rằng, giáo viên mới là người hiểu SGK thế nào, phù hợp với học sinh hay không, học sinh thích cách trình bày nào. Nếu được lựa chọn, cô sẽ nghiên cứu 5 bộ sách và đưa ra nhận xét từng bộ để ban giám hiệu lựa chọn. Mọi băn khoăn, khúc mắc giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi với tác giả trong quá trình tập huấn.
Tuy nhiên, cô Huyền cũng bày tỏ sự lo lắng khi đến thời điểm này, giáo viên dạy lớp 1 chưa được tiếp cận bản mẫu. Trong năm tới việc chọn SGK lại giao cho UBND tỉnh/TP, có thể sẽ nảy sinh nhiều bất cập cho giáo viên vì sẽ phải tập huấn lại từ đầu.
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho rằng, Bộ GD&ĐT nên có hướng dẫn sớm để các trường chủ động trong lựa chọn SGK và việc năm nay trường chọn, năm sau tỉnh chọn SGK sẽ gây ra bất cập, lãng phí. "Học sinh năm sau không học được sách của học sinh năm trước.
Bộ GD&ĐT cho rằng, kể cả UBND tỉnh chọn và hướng dẫn sẽ có sự kế thừa, tôn trọng ý kiến các trường. Nhưng tôn trọng làm sao khi địa phương rộng, mỗi trường chọn một kiểu để dạy?", vị này đặt câu hỏi. Vì thế, bà mong nên có sự thống nhất ngay từ chủ trương, không nên đẩy thế khó cho nhà trường, giáo viên và học sinh.
Có thể xảy ra tiêu cực
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ quan điểm, trong cùng một địa phương không nhất thiết chỉ chọn 1 bộ sách, căn cứ tình hình thực tế, có thể chọn 2-3 bộ phù hợp. Đồng thời, việc lựa chọn SGK nên có sự thống nhất ngay từ đầu, nếu giao cho các trường thì tính tự chủ của các trường sẽ lớn hơn còn giao UBND tỉnh/TP thì phải lấy ý kiến rộng rãi từ cơ sở.
"Trong Luật Giáo dục sửa đổi quy định "UBND các tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK chứ không phải quyết định lựa chọn". Do đó, sau một năm thực hiện, UBND có thể làm văn bản giao quyền, hướng dẫn các trường tự lựa chọn bộ sách phù hợp. Thực hiện như thế sẽ phù hợp hơn, không nên để xảy ra chuyện năm nay quyết một đằng năm sau chọn nẻo khác", GS Nguyễn Minh Thuyết
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, nếu năm nay việc lựa chọn SGK thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, sang năm lại thực hiện theo Luật Giáo dục sửa đổi không cẩn thận sẽ gây xáo trộn trong các trường học. Theo ông Khuyến, một chương trình chỉ có 5 bộ sách vẫn là hơi ít để lựa chọn. Sắp tới, Bộ GD&ĐT nên tập trung hướng dẫn tiêu chí lựa chọn các bộ sách như thế nào.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông mới cho rằng, để nảy sinh những băn khoăn như hiện nay về lựa chọn SGK có phần trách nhiệm của Quốc hội. "Nghị quyết 88 ra đời năm 2014, lúc đó có thể Quốc hội khoá 13 đã bàn và dự kiến giao cho nhà trường, giáo viên lựa chọn. Khi đó, các đại biểu bàn, thống nhất việc giao cho các nhà trường sẽ khách quan hơn, hạn chế được tiêu cực.
Tuy nhiên, đến Quốc hội khoá này bàn thảo lại vấn đề chọn SGK và đi đến ý kiến khác là giao cho UBND tỉnh trái với Quốc hội khoá trước. Đây là điều đáng tiếc", ông Thuyết nhìn nhận.
GS Thuyết cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, có thể nảy sinh chuyện "đi đêm", "cạnh tranh không lành mạnh" giữa các NXB. Vì vậy, cơ quan quan lý nhà nước cần cầm trịch việc này để đảm bảo yếu tố khách quan. Điều quan trọng nữa là giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, không chọn cảm tính hay chịu một yếu tố tác động nào.
Theo Tiền phong
Chương trình hay sách giáo khoa quan trọng, Bộ cần định hướng rõ ràng hơn Khi xác định "chương trình" mới là quan trọng thì việc lựa chọn sách giáo khoa nào, ai là người chọn sách giáo khoa cũng sẽ giản đơn hơn rất nhiều. Lần thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới này, chúng ta thấy Bộ đang chủ trương hướng tới việc đề cao "chương trình" hơn là "sách giáo khoa". Thế nhưng,...