Chọn sách giáo khoa lớp 1: Nghiên cứu, cân nhắc kỹ
Trong thời gian nghỉ vì dịch bệnh Covid-19 các thầy cô cốt cán đã họp, nghiên cứu để lựa chọn được đầu sách phù hợp trong 5 bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới.
Theo đó, các địa phương lựa chọn SGK trong danh mục mà Bộ GD-ĐT phê duyệt, mỗi môn học chọn 1 đầu SGK, việc lựa chọn phải công khai, minh bạch.
Ngày 30/1/2020, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 01/20202 Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn SGK; Tổ chức và hoạt động của Hội đồng lựa chọn SGK; Quy trình lựa chọn SGK và công bố danh mục SGK được lựa chọn; Trách nhiệm của các bên liên quan.
Từ đây, các địa phương cần lựa chọn SGK thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông; Mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp lựa chọn 1 đầu SGK; Bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương và còn phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Giáo viên các tỉnh, TP lựa chọn SGK phù hợp với đơn vị mình. Ảnh: Internet
Cần hướng dẫn cụ thể
Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu ghi nhận và hoan nghênh tinh thần trách nhiệm, cầu thị của Bộ GD&ĐT xung quanh việc công bố danh mục SGK lớp 1. Theo các đại biểu, việc cần làm lúc này là có hướng dẫn để các cơ sở giáo dục, địa phương lựa chọn được bộ sách phù hợp, đúng với tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019.
Đại biểu Quốc hội Lê Tuấn Tứ (thuộc đoàn Khánh Hòa) cho biết, tại Mục C Điểm 1, Điều 32 của Luật Giáo dục 2019 quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội “Về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông” nêu rõ “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh (HS) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT”.
Bộ GD-ĐT nên có hướng dẫn công tác chuyên môn, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, đồng thời đón đầu Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020. Mặt khác, đề nghị các cơ sở giáo dục địa phương tham mưu cho UBND tỉnh, TP thành lập Hội đồng tuyển chọn SGK giáo dục phổ thông mới và Hội đồng này phải bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định.
Video đang HOT
“Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn để các cơ sở giáo dục lựa chọn SGK phù hợp nhất. Sau đó sẽ có hướng dẫn lựa chọn SGK theo tinh thần Luật Giáo dục 2019 theo sự chuyển tiếp, kế thừa với hướng dẫn lựa chọn SGK theo tinh thần Nghị quyết 88 để ổn định, không gây xáo trộn cho các cơ sở giáo dục” – đại biểu Lê Tuấn Tứ cho hay.
Cũng tại Hội nghị triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết: 32 đầu sách được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt đều có chất lượng, giá trị để triển khai trong các trường. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ sách nào phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình thì Hội đồng lựa chọn SGK phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trong quá trình lựa chọn cần lưu ý đến độ phù hợp, hình ảnh, tranh vẽ, các ngôn từ, câu chữ, văn phong phù hợp với HS.
Hầu hết các trường tiểu học tại TP Hồ Chí Minh đã được tiếp cận các đầu sách của 5 bộ SGK lớp 1. Trong thời gian này, các giáo viên cốt cán, ban giám hiệu nhà trường dành thời gian tập trung nghiên cứu, có bước chuẩn bị trước khi tiến hành các công đoạn tiếp theo hướng dẫn cụ thể trong Thông tư 1 của Bộ GD&ĐT về lựa chọn SGK tại các cơ sở GD phổ thông.
Để chuẩn bị tốt trong công tác chọn SGK, phòng GD-ĐT các quận, huyện đã chuyển các đầu sách của 5 bộ SGK lớp 1 cũng như chuyển các đường link online về các bộ SGK lớp 1 đến tận các trường tiểu học.
Nghiên cứu kỹ lưỡng
Sau khi có Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, Phòng GD-ĐT nhiều quận tại TP Hà Nội đã yêu cầu các trường nghiên cứu kỹ lưỡng 5 bộ sách. Ông Phạm Gia Hữu – Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân cho biết, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tập hợp đầy đủ thông tin cơ bản của 5 bộ SGK lớp 1 mới, gửi về các phòng GD-ĐT để các đơn vị triển khai tới các nhà trường và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà trường, giáo viên tiếp cận nhiều hơn với SGK mới.
Việc lựa chọn SGK phải tuân thủ quy định là đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Ảnh minh họa
Tại Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, quận Thanh Xuân, Hội đồng lựa chọn SGK gồm các thầy cô là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK được lựa chọn họp và nghiên cứu các bộ SGK lớp 1 được dùng cho năm học 2020 – 2021. Phòng GD-ĐT huyện Ba Vì cũng đã yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học nghiên cứu kỹ 5 bộ SGK mới để nắm được bộ nào phù hợp nhất với đơn vị mình.
Chia sẻ về dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ủng hộ việc chọn sách dựa tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc lựa chọn SGK phải tuân thủ quy định là đảm bảo tính khách quan, minh bạch
Theo chia sẻ của TS Thái Văn Tài – Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, trách nhiệm của các nhà trường, giáo viên là tiếp cận thông tin một cách chủ động từ các quyết định của Bộ GD-ĐT ban hành. Bộ GD&ĐT đã có một lộ trình thực hiện đủ thời gian để các nhà trường chủ động thực hiện. Như vậy, hành lang pháp lý và các điều kiện để địa phương, phụ huynh, giáo viên… thực hiện theo Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK do Bộ GD&ĐT quy định đã cơ bản đầy đủ.
“Trước khi chọn SGK và trong quy trình lựa chọn có đợt sinh hoạt chuyên môn rộng rãi, tổ bộ môn chủ động nghiên cứu SGK để đánh giá nhận xét, tham vấn cho hội đồng về kết quả thảo luận chuyên môn. Đó cũng là cách tự bồi dưỡng chủ động của giáo viên. Khi có kết quả lựa chọn SGK, Nhà xuất bản có đợt bổ sung tập huấn mang tính chất bổ sung thêm với những kỹ năng, tài liệu, học liệu sử dụng trong SGK, để khi thực hiện theo SGK được lựa chọn sẽ thuận lợi hơn” – TS Thái Văn Tài khẳng định.
Lưu Ly
Theo baovephapluat
Sách giáo khoa lớp 1: Lựa chọn theo từng môn học
Trước băn khoăn của nhiều người về việc lựa chọn liệu việc lựa chọn SGK lớp 1 trong chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) tới đây, liệu các nhà trường, địa phương có nhất thiết phải chọn sách theo từng bộ hay không?
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT cho hay: lựa chọn SGK không nhất thiết phải theo bộ mà chọn theo từng môn học, hoạt động giáo dục.
Sở GDĐT có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, TP quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp.
Các trường lựa chọn SGK lớp 1
Theo Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở GDPT mới ban hành của Bộ GDĐT, hai tiêu chí lựa chọn SGK là phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương cũng như phù hợp với điều kiện tổ chức dạy - học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Những hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới đã hoàn thiện và trách nhiệm các bên liên quan trong việc chọn SGK mới được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những băn khoăn về tiêu chí cụ thể trong quá trình chọn sách, về việc chọn sách theo bộ hay chọn theo từng môn trong mỗi bộ sách?
Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ: Căn cứ tiêu chí chọn SGK quy định trong Thông tư, sở GDĐT có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh, TP quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp. Nghĩa là cần cụ thể hóa đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương (môi trường tự nhiên, địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội; ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...) làm căn cứ lựa chọn SGK có ngữ liệu, thông tin (thể hiện qua kênh chữ, kênh hình) phù hợp để tạo thuận lợi cho việc gắn kiến thức với thực tiễn tại địa phương. Sở cũng cần cụ thể hóa điều kiện dạy và học trong các nhà trường (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) làm căn cứ để lựa chọn SGK có cách thức thể hiện phù hợp, tạo thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Theo quy trình chọn SGK, Hội đồng lựa chọn SGK của các trường sẽ do người đứng đầu nhà trường thành lập. Mỗi trường thành lập một hội đồng, đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập một hội đồng. Các tổ chuyên môn sẽ tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn. Giáo viên bỏ phiếu kín lựa chọn một đầu sách cho mỗi môn học thuộc phạm vi đánh giá, lựa chọn của tổ chuyên môn. Sau đó, tổ chuyên môn báo cáo hội đồng danh mục SGK được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự số phiếu đồng ý lựa chọn từ cao xuống thấp. Hội đồng sẽ họp, thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất chọn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí lựa chọn. Như vậy, việc lựa chọn SGK không nhất thiết phải theo bộ mà chọn theo từng môn học, hoạt động giáo dục.
Đánh giá chương trình theo chuẩn đầu ra
Trên thực tế, khi giao việc chọn SGK cho mỗi nhà trường thì sẽ có thể dẫn tới một quận, huyện có nhiều bộ SGK được lựa chọn vì mỗi trường chọn 1 bộ. Một băn khoăn cũng đang được đặt ra: Điều này có ảnh hưởng chất lượng dạy và học, đến quản lý, kiểm tra, đánh giá không? Theo ông Thành: Việc đổi mới chương trình, SGK lần này khác với trước đây. Bộ GDĐT đã ban hành chương trình GDPT bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học. Việc dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi phải theo chương trình; đáp ứng mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt quy định tại chương trình. Mọi SGK đều phải đáp ứng yêu cầu của chương trình mới được phê duyệt, cho phép sử dụng. Trong cùng một bài học hay chủ đề theo chương trình môn học, với cùng nội dung kiến thức, các SGK khác nhau có cách thể hiện khác nhau, sử dụng ngữ liệu, thông tin khác nhau nhưng đều phải chuyển tải cùng nội dung kiến thức đó. Vì vậy, các trường có thể sử dụng các SGK khác nhau cho cùng một môn học, hoạt động giáo dục nhưng không ảnh hưởng hay khó khăn gì trong quản lý, kiểm tra, đánh giá. Ông Thành cũng nhấn mạnh việc dạy học, kiểm tra, đánh giá và thi phải theo chương trình, đáp ứng mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt quy định tại chương trình.
Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ băn khoăn việc nắm bắt, theo dõi quá trình học tập của con khi mỗi trường tiểu học lựa chọn SGK khác nhau dẫn tới tình huống học sinh gặp khó khăn khi phải chuyển trường hoặc một gia đình có hai con học ở hai trường khác sẽ có hai bộ SGK khác nhau... Về điều này, ông Thái Văn Tài- Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) lý giải rõ hơn: Ở lần đổi mới này chương trình là pháp lệnh. Trong chương trình ban hành có chương trình tổng thể và chương trình môn học. Trong chương trình môn học chi tiết hóa những yêu cầu cần đạt của chương trình và từ những yêu cầu cần đạt đó thì SGK là cụ thể hóa phương án tổ chức thực hiện để hình thành nên yêu cầu cần đạt của mỗi học sinh. Vì vậy, sau này việc tổ chức đánh giá sẽ theo chuẩn đầu ra của chương trình chứ không phải theo ngữ liệu SGK.
Nếu có tình huống chuyển trường, các con có thể học sách này hay sách kia nhưng cùng một chương trình, cùng chuẩn đầu ra. SGK là phương tiện để học sinh hình thành nên kĩ năng, năng lực so với chương trình quy định chứ không hề có sự khác biệt. Chuyển đổi sách học cũng đều nằm trong khung chương trình quy định. Vì vậy, phụ huynh học sinh cần biết và nên yên tâm để có sự đồng thuận tự tin thống nhất, không phải quá lo lắng.
Theo quy định, các trường phải hoàn thành việc chọn SGK trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất 4 tháng. Như vậy, đến ngày 30/4, các NXB đã có đầy đủ thông tin về danh mục, số lượng SGK do các Sở GDĐT cung cấp để thực hiện việc in, phát hành phục vụ năm học 2020-2021.
Theo ông Nguyễn Văn Tùng- Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam: Hiện nay NXB Giáo dục Việt Nam đang tổ chức in và sẽ chuyển 50.000 bộ SGK (thuộc cả 4 bộ sách của NXB Giáo dục Việt Nam) tới các cơ sở giáo dục và đào tạo tại 63 tỉnh thành trong cả nước để giáo viên nghiên cứu, lựa chọn và góp ý. Giá SGK hiện đang thực hiện các thủ tục kê khai và xét duyệt theo quy định. Khi giá bán được phê duyệt, NXB Giáo dục Việt Nam sẽ tổ chức in sách giáo khoa để phát hành chính thức cùng giá bán trên bìa 4.
Cùng với sách giáo khoa giấy, NXB Giáo dục Việt Nam đã đưa phiên bản điện tử của SGK để giáo viên và phụ huynh có thể tham khảo, lựa chọn.
Minh Quang
Theo daidoanket
Quyền lợi của học sinh phải đặt lên trên hết! Đa dạng sách giáo khoa là một bước tiến quan trọng, nhưng để lựa chọn được sách giáo khoa (SGK) phù hợp và thực hiện chọn sách một cách công tâm, minh bạch nhất, vì quyền lợi học sinh cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì thế, câu chuyện ai được quyền chọn SGK và chọn như thế nào...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc trẻ bị hen khi trời trở rét
Sức khỏe
4 phút trước
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
25 phút trước
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
51 phút trước
Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình
Sao châu á
1 giờ trước
Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?
Hậu trường phim
1 giờ trước
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
1 giờ trước
Nghệ sĩ Minh Hoàng U70 phát hiện khối u ở phổi, được bà xã chăm từng chút
Sao việt
1 giờ trước
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
2 giờ trước
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
2 giờ trước
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
2 giờ trước