Chọn sách giáo khoa lớp 1 cũng cần phải tính đến việc mua sách của phụ huynh
Liệu việc lựa chọn sách của nhà trường có gây ra những khó khăn cho phụ huynh khi mua sách giáo khoa cho con em mình trong năm học tới đây hay không?
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bắt đầu từ năm học 2020-2021 tới đây thì Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu được thực hiện ở lớp 1. Điều đáng lưu ý là sách giáo khoa lớp 1 trong năm học đầu tiên này sẽ do các trường Tiểu học lựa chọn và Hiệu trưởng sẽ là người quyết định trường mình chọn sách nào.
Chọn bộ sách nào trong 5 bộ sách hay là chọn các đầu sách phù hợp? Liệu việc lựa chọn sách của nhà trường có gây ra những khó khăn cho phụ huynh khi mua sách giáo khoa cho con em mình trong năm học tới đây hay không? Đây là điều mà các trường, các địa phương cũng cần phải tính đến.
Nếu chọn nhiều đầu sách khác nhau sẽ khó cho phụ huynh khi mua sách (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định và phê duyệt cho 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được phép sử dụng trong năm học tới đây. Trong 5 bộ sách này có 4 bộ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Sư phạm kết hợp với Nhà xuất bản Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì là năm đầu tiên thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới nên các trường chưa thể khẳng định bộ sách nào hay hơn, phù hợp hơn. Bởi, hiện tại thì khi giới thiệu sách, mỗi bộ đều hướng tới một triết lý riêng và đương nhiên bộ sách nào cũng được quảng bá là có nhiều ưu điểm, dễ dạy.
Trong khi đó, theo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học nên chọn từng cuốn sách giáo khoa phù hợp với đơn vị mình chứ không nên chọn theo từng bộ sách.
Những gợi ý này có thể giúp các trường chọn được những cuốn sách tốt nhất nhưng nếu điều này thành hiện thực sẽ gây ra những khó khăn cho phụ huynh khi mua sách giáo khoa lớp 1 vào năm học tới đây.
Video đang HOT
Phụ huynh sẽ mua sách như thế nào?
Lâu nay, phụ huynh thường mua sách giáo khoa ở các Công ty thiết bị trường học, các nhà sách, cửa hàng sách nên những phụ huynh ở khu vực đô thị có phần dễ dàng mua hơn những phụ huynh ở các khu vực còn lại.
Bởi vì đa phần sách giáo khoa lâu nay đều được các nhà sách gói theo từng bộ với nhau và thường ít khi bán lẻ.Những phụ huynh ở nông thôn thường phải đi xa mới có thể mua được sách giáo khoa cho con mình. Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp nhà trường chọn các cuốn sách giáo khoa khác nhau trong 5 bộ sách thì đương nhiên là phụ huynh sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
Trong khi đó, với hệ thống trường tiểu học hiện nay, có những xã (phường) chỉ có 1 trường tiểu học nhưng cũng có xã (phường) ở khu vực đô thị và các tỉnh phía Nam thì lại có nhiều trường tiểu học trên cùng một địa bàn.
Điều này có thể dẫn đến tính trạng rối rắm nếu mỗi trường lựa chọn một bộ sách hay nhiều đầu sách khác nhau bởi phụ huynh chưa quen với cách làm mới này. Từ hàng chục năm nay, ngành giáo dục chỉ có một bộ sách giáo khoa duy nhất.
Giờ đây, Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện có tới 5 bộ sách mà năm học 2020-2021 thì các trường chủ động lựa chọn sách riêng.
Chính vì thế, nếu phụ huynh mua rồi mà không đúng sách của nhà trường chọn thì lại lãng phí và phải đi lại nhiều lần để đổi trả. Nhưng, nếu nhà trường đứng ra đặt mua cho học trò thì lại vướng nhiều quy định và không phải phụ huynh nào cũng đồng tình với cách làm này.
Trường chọn hay Sở chọn sách sẽ có ưu điểm hơn?
Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội thì các trường sẽ lựa chọn sách giáo khoa nhưng kể từ tháng 7/2020, khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thì quyền lựa chọn sách lại thuộc về các Ủy ban nhân dân các tỉnh (thành phố).
Bởi vì mỗi trường mỗi bộ sách hay chọn nhiều cuốn sách khác nhau trong 5 bộ sách thì đương nhiên các trường tự làm khó cho mình. Năm nay, giáo viên quen với sách này, sang năm nếu tỉnh chọn sách khác thì giáo viên lại phải làm lại từ đầu.Vì vậy, dù năm học 2020-2021 tới đây là các trường lựa chọn sách nhưng an toàn nhất là các tỉnh hướng tới việc cùng thực hiện chung một bộ sách giáo khoa để thuận tiện cho kế hoạch các năm học sau nữa và cũng là cách tiết kiệm cho ngân sách nhà nước và đỡ lãng phí cho phụ huynh.
Việc đầu tư mua sách giáo khoa cho thư viện cũng sẽ lãng phí và những bộ sách phụ huynh mua cũng không thể tận dụng vào các năm học sau. Hơn nữa, nếu xảy ra tình trạng mỗi trường chọn một bộ sách thì việc mua sách giáo khoa ở các nhà sách cũng không phải là việc dễ dàng.
Bởi, những đơn vị kinh doanh họ cũng phải tính toán đến lợi nhuận, trong khi năm học đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì chắc chắn các nhà sách họ cũng sẽ thận trọng và tính toán kĩ nhu cầu của học sinh để nhập các đầu sách giáo khoa.
Chính vì vậy, các địa phương, các trường học cần tính toán cẩn thận để thuận lợi cho công tác chỉ đạo, thực hiện và cả việc phụ huynh sẽ mua sách như thế nào trong năm học tới đây được thuận tiện nhất.
THANH AN
Theo giaoduc.net.vn
Bộ Giáo dục yêu cầu công bố giá SGK lớp 1 mới trước 15/2/2020
Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà xuất bản và các sở GD-ĐT có hình thức phù hợp cung cấp SGK kịp thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh tiếp cận sớm và đầy đủ để thực hiện chọn sách.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà xuất bản có hình thức phù hợp cung cấp sách giáo khoa đến các địa phương kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo viên, phụ huynh tiếp cận thông tin về sách nhanh chóng, tiết kiệm, hiệu quả và đầy đủ môn học để thực hiện việc lựa chọn.
Phương án triển khai cung cấp sách giáo khoa lớp 1 đến các địa phương của các nhà xuất bản cần được thực hiện khẩn trương và báo cáo về Bộ trước ngày 15/1/2020.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu khân trương thực hiện các thủ tục đê kip thơi công bô giá của mỗi cuốn sách giáo khoa lớp 1 đê các cơ sở giáo dục phổ thông, các địa phương có thông tin đầy đủ khi tổ chức lựa chọn sách. Việc công bố giá sách giáo khoa lớp 1 phải được hoàn thành trươc ngày 15/2/2020.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Cùng đó, Bộ cũng có công văn yêu cầu các Sở GD-ĐT chủ động phối hợp với các nhà xuất bản có sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt để có hình thức phù hợp cung cấp sách giáo khoa kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh tiếp cận nhanh, tiết kiệm, hiệu quả và đầy đủ để thực hiện việc chọn sách. Những nội dung này cần được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, công khai, minh bạch và hoàn thành trước khi thành lập các hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 1.
Bên cạnh đó, các sở GD-ĐT tham mưu UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực, có hình thức phù hợp cung cấp sách giáo khoa kịp thời, đầy đủ cho các cơ sở giáo dục để thực hiện việc lựa chọn sách.
Công văn của Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các các sở cũng như các nhà xuất bản, các trường cần kịp thời báo cáo Bộ để có biện pháp giải quyết.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Sở GD&ĐT chính thức thông tin về bộ SGK riêng của TP.HCM Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị các nhà xuất bản sớm cung cấp sách mẫu để các thầy cô giáo, quý phụ huynh và xã hội cùng nghiên cứu, so sánh để có sự lựa chọn phù hợp cho năm học tới. Trưa 5-12, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu chính thức có thông tin đến báo chí về bộ sách...