Chọn nhầm nghề, nhiều SV thất nghiệp
Ngày 8/8, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố điểm sàn thi ĐH, CĐ năm 2012. Hàng trăm nghìn thí sinh đã đỗ đại học, nhưng liệu đại học có là con đường đáng mơ ước? Vì trong thực tế có nhiều cử nhân ra trường không xin được việc, phải đi làm công nhân kiếm sống. Bài học về chọn ngành hiện nay đáng để cho các thí sinh tham khảo.
Tiếc thời gian học đại học
Hoàng Thị Dung (Đồng Văn, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) tốt nghiệp Khoa Lịch sử, Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) từ tháng 5/2010. Chạy đôn chạy đáo các cửa xin việc vẫn không được do đặc thù của ngành học này khó xin việc. Dung cho biết: Có nơi bảo phải có vài chục triệu mới xin được, có chỗ thì bảo là chờ có “suất” mới trả lời…
Sau 3 tháng không tìm được việc, Dung vào khu công nghiệp Vĩnh Yên xin làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử. Vừa nộp đơn em đã được nhận vào làm ngay. Lương lúc đầu là 1,5 triệu đồng/tháng, đến nay được tăng lên 3 triệu đồng/tháng.
Ngày ngày lắp ráp linh kiên điện tử, chỉ có một thao tác đó lặp đi lặp lại suốt 8 tiếng làm việc. Dần dà Dung cũng thấy quen với công việc này. Làm thêm ca thì có thêm tiền. Dù có hơi nhàm chán nhưng rồi cũng quen, không phải xin tiền bố mẹ nữa mà tự lo được cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mình. Mới chỉ sau gần 6 tháng làm việc mà em đã thực sự cảm thấy tiếc thời gian học đại học. Giá mà em đi làm công nhân từ 4 năm trước thì có lẽ cuộc sống giờ đã ổn định…
Để có thu nhập hằng tháng, nhiều bạn trẻ ra trường đã không làm đúng nghề
Video đang HOT
Không chỉ có Dung, nhiều bạn khác ở cùng quê cũng chung cảnh ngộ này. Tô Thị Thanh Thư tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tài chính Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Kế toán. Ra trường khi các doanh nghiệp lâm vào làm ăn khó khăn, nhân lực kế toán ế thừa, Thư buộc phải đi làm công nhân để kiếm sống. “Giờ em không có ý định đi xin việc theo chuyên ngành mình học nữa. Em chỉ thấy tiếc khoảng thời gian đi học. Để học làm công nhân, em chỉ mất đúng 2 ngày. Nhưng để học làm một cử nhân, em đã mất đến 3 năm. Mà hiệu quả trước mắt thì ai cũng thấy”.
Nguyễn Lê Nam (phố Cò, Sông Công, Thái Nguyên) tốt nghiệp một trường đại học được cho là “danh giá”: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Thế nhưng ra trường đã nhiều năm mà vẫn không thể tìm được một công việc ổn định. Chán nản, Nam xin tiền bố mẹ mở cửa hàng bán điện thoại di động. Kinh doanh được một thời gian thì thị trường bão hòa, Nam lại chuyển sang bán quần áo thời trang. Lận đận mãi, đến giờ cậu vẫn đang trong tình trạng “chờ việc”.
Sẽ là sai lầm lớn nếu chọn nhầm nghề
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến sinh viên ra trường không có việc làm là do giáo dục đại học nói riêng và giáo dục các cấp hiện nay đang quá lạc hậu so với thực tế. Phương pháp giáo dục, giáo trình thì lạc hậu, đọc chép đều đều… Công nghệ máy móc hiện đại thì ngày càng phát triển, trong khi trang thiết bị nhà trường vẫn thế. Sinh viên ra trường khó xin được việc. Càng khó, càng khổ hơn với những em chọn đúng vào những ngành mà xã hội đang khủng hoảng thừa.
“Trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, chúng ta không có đánh giá đầy đủ về nhu cầu của thị trường. Đào tạo theo thị trường mới chỉ là lý thuyết trên giấy. Có những ngành, nhân lực thừa đến khủng hoảng, nhưng nhà trường vẫn cứ đào tạo và hàng năm vẫn cho ra lò hàng nghìn sinh viên, bổ sung vào quân số thất nghiệp đó. Trong khi chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về thị trường nhân lực thì học trò phải là những người sáng suốt. Nên có tìm hiểu kỹ khi lựa chọn ngành học để tránh những ngành có nguy cơ ế thừa”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định.
Không chỉ dừng lại ở việc chọn nhầm nghề, theo ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Bkav, cái thiếu nhất của sinh viên hiện nay là các kỹ năng mềm. Các kỹ năng như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, giám sát mục tiêu, kỹ năng giao tiếp, thậm chí là kỹ năng ứng xử… đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất công việc. Vì không có kỹ năng, chỉ ôm một mớ kiến thức hàn lâm nên các em không có sự uyển chuyển linh hoạt trong công việc.
Theo kiến thức
"Chàng nông dân" đậu thủ khoa HV CSND
Đã viết bài về nhiều thủ khoa và những tấm gương nghèo vượt khó, lần nào các em cũng để lại cho tôi một sự trân trọng và cảm phục. Tôi luôn tự hỏi, các em phần lớn đều xuất thân từ gia đình thuần nông nhưng động lực nào và vì sao các em lại thi cử kết quả tốt đến như vậy? Câu hỏi này một lần nữa lại trở lại trong tôi khi tôi trò chuyện với Nguyễn Đình Lâm, tân thủ khoa của Học viện Cảnh sát nhân dân.
Cái tin em Nguyễn Đình Lâm, con trai út của vợ chồng anh chị Nguyễn Đình Thành và Ngô Thị Thái đỗ thủ khoa vào Học viện Cảnh sát nhân dân đang lan khắp cả thôn Nghĩa Vi, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tiếng lành đồn xa, bà con ở khắp làng trên xóm dưới khen "thằng Lâm" hiền, củ mỉ thế mà có chí khí, "dám" thi vào trường Công an, lại còn đỗ thủ khoa nữa. Còn anh Nguyễn Đình Thành, khi tôi hỏi đã cho biết điểm thi cụ thể từng môn của Lâm là 8 toán, 9,75 lý và 10 hóa.
Đã viết bài về nhiều thủ khoa và những tấm gương nghèo vượt khó, lần nào các em cũng để lại cho tôi một sự trân trọng và cảm phục. Tôi luôn tự hỏi, các em phần lớn đều xuất thân từ gia đình thuần nông nhưng động lực nào và vì sao các em lại thi cử kết quả tốt đến như vậy? Câu hỏi này một lần nữa lại trở lại trong tôi khi tôi trò chuyện với Nguyễn Đình Lâm, tân thủ khoa của Học viện CSND.
Gia đình Lâm làm ruộng, trồng hoa màu quanh năm, cuộc sống đúng là chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Lâm nghĩ chỉ còn cách học mới giúp em vượt qua đói nghèo báo hiếu với cha mẹ. Lâm là con út, trên Lâm có hai chị gái, một chị đang là sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội, một chị làm thợ may ở xã. Thu nhập hạn hẹp nên khi Lâm quyết tâm thi vào Học viện CSND, cả nhà đã dồn tất cả tình thương yêu và khả năng kinh tế dành cho Lâm để em có thêm "năng lượng" dùi mài kinh sử.
Thủ khoa Học viện CSND Nguyễn Đình Lâm và cô giáo chủ nhiệm Phạm Thị Mai.
Lâm tâm sự, mấy hôm vừa rồi, lớp 12A1 trường THPT Thuận Thành I của em hầu hết các bạn đã đỗ đại học rồi, lòng Lâm nóng như lửa đốt. Và khi được tin đạt 28 điểm, đỗ cao nhất Lâm vô cùng hạnh phúc và tự hào. Lâm bảo tôi, lúc đó mẹ vừa đi làm đồng về, Lâm chạy ra khoe mẹ, mẹ Lâm ngồi luôn bên cạnh bậc thềm cửa khóc. Lâm cũng khóc. Nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của Lâm và mẹ.
Bố Lâm, anh Nguyễn Đình Thành kể với tôi, trời đã ban cho vợ chồng anh đứa con hiếu thảo, chăm chỉ học hành nên từ khi cắp sách đến trường, Lâm chỉ mang về cho gia đình những niềm vui vì những thành tích xuất sắc trong học tập. 12 năm đi học là 12 năm em đạt học sinh giỏi, năm cuối cấp hai, Lâm đã đạt giải nhì học sinh giỏi cấp huyện môn tiếng Anh, cuối lớp 12, em đoạt giải nhất học sinh giỏi toàn tỉnh môn toán. Đặc biệt, cũng trong năm học này, Lâm còn đoạt giải nhất cuộc thi "Đất học Kinh Bắc" do Đài Truyền hình Bắc Ninh tổ chức.
Lâm bảo tôi, bí quyết học hành của em vô cùng đơn giản. Lâm học chủ yếu từ sách giáo khoa, cố gắng nhớ kỹ lời thầy cô giảng trên lớp. Về nhà, Lâm vận dụng kiến thức trên lớp để giải bài tập, ngoài làm bài tập trong sách giáo khoa em còn sưu tầm nhiều đề thi đại học và tự mày mò cách giải. Kỹ năng đó giúp Lâm nhận diện được các dạng bài toán và các phương pháp giải mới. Lâm cũng không được học thêm nhiều, một tuần em chỉ được học 1 - 2 buổi do các thầy cô trên lớp phụ đạo.
Anh Nguyễn Đình Thành, bố Lâm xúc động kể, anh cứ ao ước mãi mua cho con một cái máy tính cũ mà chưa thực hiện được, vì Lâm say mê tin học. Biết bố mẹ không có nên Lâm cũng không đòi hỏi, do đó, khi nào có điều kiện được thực hành máy tính ở trường là Lâm không bao giờ bỏ phí. Anh Thành còn kể với tôi, ở quê thường đi ngủ rất sớm để sáng dậy còn đi làm đồng rất nhiều hôm sau khi đã ngủ một giấc dài, thấy trời tang tảng sáng anh trở dậy vẫn thấy Lâm đang cặm cụi học bài. Có hôm mệt quá, Lâm ngủ gục trên bàn học. Học hành chăm chỉ là thế nhưng vào lúc mùa màng bận rộn, Lâm vẫn ra đồng giúp bố mẹ gặt lúa thu hoạch đỗ, lạc như một "chàng trai nông dân" thực thụ.
Tôi hỏi Nguyễn Đình Lâm vì sao em thi vào Học viện CSND? Lâm chia sẻ, em thích nghề Công an vì nghề này giúp ích được cho xã hội rất nhiều. Theo Lâm cảm nhận thì nghề này ẩn chứa nhiều nguy hiểm nhưng đã tôi luyện cho những sinh viên trẻ lòng dũng cảm, không chùn bước trước tội phạm.
Còn bố Lâm, anh Nguyễn Đình Thành thì suy nghĩ giản dị rằng, vợ chồng anh chỉ biết quanh quẩn với mấy sào ruộng, họ sẽ chỉ yên tâm khi con mình được học ở trường đại học lớn là Học viện CSND, ngoài nghề nghiệp ổn định ra thì môi trường với kỷ luật thép của CAND sẽ giúp cho con anh trưởng thành nhanh chóng và có bản lĩnh vững vàng trước mọi hoàn cảnh thử thách
Theo CAND
Bài toán khó khi... đậu nhiều trường Năm nay, với những quy định mới của Bộ GD&ĐT, thí sinh có cơ hội trúng tuyển nhiều trường hơn. Điều đó trở thành bài toán khó của nhiều gia đình trong việc chọn trường. Không trúng tuyển vào trường ĐH, CĐ đã dự thi nhưng đã thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, nếu có kết quả thi bằng hoặc lớn...