Chọn nghề, học sinh phải hiểu được mình
Sau 12 năm ăn học, rèn luyện, nay các em đang chọn lựa nghề nghiệp tương lai cho mình. Nghề nghiệp đó phải thật sự gắn bó máu thịt, đi theo với mình suốt đời.
Không thể nay chọn nghề này, mai chọn nghề khác hoặc chọn nghề “theo phong trào”, theo sự áp đặt của người khác vừa lãng phí thời gian, vừa lãng phí tiền bạc…
Vì vậy, học sinh phải hiểu được chính mình. Biết mình thích gì, mình muốn gì, không để người khác hiểu hộ, hiểu giùm được.
Nhiều khi cảm thấy buồn vì đến giờ này, thời điểm này mà không ít học sinh cuối cấp còn lơ mơ, không biết nên chọn ngành nào, học trường nào! Như thế trong quá trình ba năm học, các em chưa thật sự nghiêm túc, đầu tư có bài bản cho việc chọn ngành nghề tương lai.
Sinh viên ngành Quản trị nhà hàng khách sạn trường Cao đẳng nghề Kinh tế công nghệ TP HCM thực hành pha chế thức uống. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhiều em chọn ngành nghề học vào phút… 89, nên đã phải ngỡ ngàng khi tiếp xúc với môn học của ngành học mà mình chọn theo kiểu “may nhờ rủi chịu”!
Muốn chọn đúng ngành nghề theo khả năng, đúng sở thích thì phải trải qua một quá trình nghiên cứu, nghiền ngẫm về ngành mình sẽ chọn, sẽ học và sẽ theo đuổi mãi sau này. Phải tự đặt câu hỏi cho mình và tự trả lời: mình có năng khiếu gì đặc biệt, có năng lực gì nổi trội? Nếu vào học ngành đó mình sẽ gặp thuận lợi gì, khó khăn gì?
Tôi từng chứng kiến nhiều học sinh học suốt ba năm THPT mà không viết nổi một bài báo nhỏ; không tỏ ra năng động, nhanh nhạy đối với các vấn đề xã hội thì lại thi đậu vào ngành báo chí. Thật là nan giải khi công việc của nhà báo sau này đòi hỏi rất nhiều về năng khiếu, sự nhạy bén, lòng dũng cảm của người cầm bút…
Bên cạnh đó các em cũng không thể chỉ dựa vào thông tin tư vấn một chiều, mà phải có sự tư vấn đa chiều để có thể phân tích, tổng hợp. Ngành nào cũng quý nhưng điều quan trọng là ngành đó có phù hợp với khả năng học tập, khả năng tài chính của cá nhân mình và gia đình hay không.
Cũng không thể nhờ người lớn, nhờ cha mẹ chọn nghề giùm mình! Trong thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã định hướng cho con phải học ngành này, không học ngành kia, mặc dù không nắm được sở thích, trình độ của con…
Và nhiều bậc cha mẹ đã phải thất vọng vì con không đáp ứng được yêu cầu của mình khi “chỉ đạo” con phải đậu! Không ít bậc phụ huynh cũng đã tự trách mình khi con thất bại. Họ nhận trách nhiệm về mình nhưng đã muộn…
Ảnh hưởng của gia đình đến xu hướng chọn nghề
Video đang HOT
Một anh bạn có con vừa trải qua kỳ thi THPT quốc gia đã than thở: “Lần đầu tiên có con học lớp 12 mới thấy khổ, bây giờ không biết chọn trường nào”.
Một anh khác là giáo viên lại tâm sự: “Mục tiêu của cháu là vào y khoa nhưng điểm thi không cao, nên cả nhà hướng cho con vào sư phạm. Cháu nói ngay: Ba má chán nghề dạy học vậy tại sao biểu con vào đó? Tôi… tắt đài luôn”.
Và còn biết bao nhiêu câu chuyện dở khóc dở cười đang diễn ra sau khi có kết quả kỳ thi THPT.
Có thể nói đây là thời điểm mà việc xác định nghề nghiệp của học sinh phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục, sự hướng dẫn chọn nghề ở gia đình, nhất là cha mẹ.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà giáo cho thấy: ảnh hưởng của gia đình có tác dụng khá quyết định tới việc chọn nghề hay xu hướng nghề nghiệp của học sinh.
Nghề nghiệp, trình độ học vấn, thái độ của cha mẹ tác động trực tiếp đối với việc chọn nghề của con cái, và ngược lại là thái độ của học sinh đối với nghề nghiệp của cha mẹ.
Sự quan tâm tới các nghề cần thiết cho con trai hay con gái, những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong gia đình về các nghề nghiệp; khi cha mẹ các em yêu nghề của mình, thể hiện sự quý trọng lao động và người lao động… sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự hứng thú, nguyện vọng của học sinh khi chọn nghề.
Đa số các bậc cha mẹ hiện nay đều muốn cho con học hết THPT để thi vào các trường ĐH, CĐ và điều quan trọng là ra trường có việc làm ngay. Chính vì điều này mà nhiều học sinh và phụ huynh đều phân vân khi chọn trường, ngành học.
Đặc biệt, ở các vùng nông thôn, do nhận thức về nghề nghiệp trong xã hội còn hạn chế, lại không có điều kiện để tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh, các bậc cha mẹ thường để cho con cái tự chọn nghề nên rất dễ bị hụt hẫng khi thực tế không như ý muốn.
Bên cạnh đó, không ít gia đình áp đặt con cái thi vào các chuyên ngành mang tính “thời thượng”, trong khi bản thân học sinh không hứng thú gì với nghề ấy.
Nhiều học sinh có năng khiếu về thể thao lại bị gia đình buộc phải thi vào ngành luật, môn tiếng Anh học yếu nhất lớp nhưng lại thi vào ĐH… ngoại ngữ.
Và còn nhiều chuyện tréo ngoe đã xảy ra khi mà các bậc cha mẹ chưa am tường trong việc tư vấn nghề nghiệp cho con mình, để rồi các em phải gánh hậu quả.
Cùng con chọn nghề
Để hình thành xu hướng nghề nghiệp cho con, cha mẹ học sinh phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của con mình. Cha mẹ cần phải biết con mình muốn gì, và khả năng thực hiện ra sao để điều chỉnh, hướng dẫn và tư vấn nghề nghiệp cho con. Những em có học lực phổ thông tốt sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, không được quên một yếu tố rất quan trọng: sự phù hợp giữa ngành đã chọn và năng lực bản thân. Những em có học lực trung bình, thay vì vào ĐH, các em có thể chọn học trung cấp, sau đó đi làm, học lên CĐ, học lên ĐH, có thể học cao hơn nữa.
Bên cạnh năng lực thì yếu tố năng khiếu của con mình, cha mẹ cũng không nên bỏ qua. Hãy quan sát khi con mình học xong (hay tiếp nhận) kiến thức hoặc kỹ năng nào đó mà tiếp thu rất nhanh; hoặc sau mỗi lần làm công việc gì đó, các em thấy thích thú, thì chúng có năng khiếu về công việc đó.
Đây là thời điểm mà cha mẹ nên tham gia việc định hướng cho con chọn trường, chọn ngành, chọn nghề dựa trên năng lực bản thân của các em. Nó gồm hai yếu tố chính: năng lực học ở phổ thông và năng khiếu nổi trội của con em mình. Không nên tách rời hai yếu tố này.
Nếu có điều kiện, nên cùng con tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh do các trường ĐH, cơ quan báo chí tổ chức, để tư vấn con em chọn nghề có tính đến nhu cầu xã hội kết hợp với nguyện vọng, xu hướng của con.
Theo Hoàng Trường Sa – Hoàng Danh/Tuổi Trẻ
Mỗi thí sinh được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi
Nếu như năm ngoái mỗi thí sinh được cấp 4 Giấy chứng nhận kết quả thi thì năm nay chỉ được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất.
Tối 23/2, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều quy chế thi THPT quốc gia 2016. Năm nay, quy chế thi dự kiến có nhiều sửa đổi so với 2015.
Mỗi tỉnh có 1 hoặc 2 cụm thi
Theo dự thảo, mỗi tỉnh, thành phố có 2 cụm thi. Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), do trường ĐH chủ trì. Cụm thi cho thí sinh dự thi xét công nhận tốt nghiệp THPT, do sở GD&ĐT chủ trì.
Tùy tình hình cụ thể, địa phương có thể chỉ tổ chức cụm thi ĐH cho cả 2 đối tượng thí sinh dự thi.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.
Bổ sung quy định thành viên của Hội đồng thi
Dự thảo bổ sung quy định thành viên của Hội đồng thi không được mang các thiết bị thu, phát thông tin trong khi làm nhiệm vụ tại khu vực coi thi, chấm thi, phúc khảo.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cho biết, tổ chấm quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm; thống nhất sử dụng mã môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Chấm thi xong các môn, Chủ tịch Hội đồng thi duyệt kết quả, báo cáo và nộp toàn bộ dữ liệu kết quả thi về Bộ GD&ĐT (Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục) để lưu giữ và đối chiếu.
Sau khi duyệt kết quả thi và gửi dữ liệu về Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban thư ký Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh có đăng ký xét tuyển sinh ĐH, CĐ (theo mẫu thống nhất), ký tên, đóng dấu và gửi cho các sở GD&ĐT nơi thí sinh đăng ký dự thi.
Mỗi thí sinh được cấp 1 Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất. Theo quy định cũ, mỗi thí sinh được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả thi. Trong đó, 1 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển sinh nguyện vọng 1 và 3 Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét nguyện vọng bổ sung.
Phúc khảo
Với bài phúc khảo, trường hợp điểm phúc khảo bài thi lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên, thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) đối với những bài thi có điều chỉnh điểm. Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.
Trong khi đó, theo quy định cũ, trường hợp điểm phúc khảo bài thi lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên đối với môn khoa học tự nhiên và từ 1 điểm trở lên đối với môn khoa học xã hội thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp.
Được cộng điểm nghề xét tốt nghiệp
Theo dự thảo, học sinh giáo dục THPT, học viên giáo dục thường xuyên và học viên giáo dục thường xuyên tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp chương trình văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề do sở GD&ĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành giáo dục cấp, được cộng điểm khuyến khích căn cứ xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề. Loại giỏi cộng 2 điểm; khá cộng 1,5 điểm; trung bình cộng 1 điểm.
Theo Zing
Cùng lớp, cùng trường, cùng... phòng thi? Còn rất nhiều băn khoăn về cách thức thực hiện cũng như hiệu quả đối với những thay đổi trong phương án thi và tuyển sinh 2016. Theo phương án thi THPT quốc gia 2016 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ tổ chức 2 loại cụm thi gồm cụm thi...