Chọn nghề cho con những sai lầm cần tránh.
Ở giai đoạn chọn trường, chọn nghề, sự tham gia của các bậc phụ huynh đôi khi có thể trở thành những sai lầm khó cứu vãn.
Áp đặt suy nghĩ chủ quan hay “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”
Vì rất nhiều lý do, mà các bậc phụ huynh – đặc biệt là ở vùng nông thôn đã áp đặt ngành thi, trường thi mà không quan tâm đến nguyện vọng của con cái. Họ vẫn mang nặng quan điểm: cha mẹ mới là người quyết định việc chọn trường cho con. Họ tin rằng người lớn có kinh nghiệm của người đi trước và luôn mong những điều tốt nhất cho con mình nên việc chọn trường do cha mẹ quyết định là điều hoàn toàn hợp lý.
Chọn trường theo kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” một phần còn xuất phát từ việc phụ huynh thiếu niềm tin vào sự chọn lựa của con nên sẽ không để cho các em có quyền quyết định trong vấn đề này.
Tuy nhiên, điều này liệu có thực sự có lợi cho con cái họ?
Vốn không tìm hiểu trước về ngành nghề và chưa được tư vấn kỹ nên Vũ Mạnh Linh – con trai anh Vũ Mạnh Cường (Hà Đông, Hà Nội) – chỉ biết nghe theo lời cha mẹ khi làm hồ sơ dự thi đại học. Tuy nhiên khi con học hết năm thứ nhất thì vợ chồng anh mới thấy ngành học này không phù hợp với khả năng của cậu con trai nên sức học càng ngày càng sút kém. Đến năm thứ hai, do chương trình học vào chuyên ngành, thêm phần Tiếng Anh vốn là điểm yếu của Linh, nên Linh dần đuối sức trong cuộc chạy đua tiếp nhận kiến thức.
Nợ nhiều môn, thi lại nhiều lần mà vẫn không vượt qua được “cửa ải” như bạn bè. Thế là dù đã đi nửa chặng đường nhưng Linh đành giã từ cổng trường đại học và tìm hướng đi khác.
Chọn trường theo trào lưu của xã hội
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh chọn nghề, chọn trường chỉ theo trào lưu của xã hội mà không hề quan tâm tới trường đó, chuyên ngành đó có phù hợp với khả năng và mong muốn của con cái hay không? Họ cảm thấy rất tự hào khi con em mình học tập tại các trường đại học “hot” và “hợp thời”.
Nhưng đó có phải là môi trường tốt nhất cho con cái họ hay không, điều này không ai dám chắc chắn?
Tuy nhiên, các ngành học khác nhau đòi hỏi những phẩm chất, năng lực khác nhau. Mà trong thực tế thì những phẩm chất này gần như bị phụ huynh bỏ qua khi chọn nghề. Do vậy, cũng dễ hiểu khi nhiều sinh viên ra trường cảm thấy ngành học không phù hợp với bản thân và chọn cách đi làm trái nghề, lãng phí thời gian học tập, tiền của và công sức của bản thân và cả gia đình những năm trên ghế nhà trường.
Video đang HOT
Chọn nghề phù hợp cho con là bài toán khó đối với các bậc phụ huynh
Đại học là con đường duy nhất
Với suy nghĩ “tấm bằng đại học là giấy thông hành để tìm được nghề nghiệp ổn định trong tương lai”, các bậc phụ huynh luôn tâm niệm đại học là con đường duy nhất để đến với những cơ hội nghề nghiệp tốt. Chính vì thế, áp lực bởi hai chữ “đại học” thật sự là một gánh nặng tâm lý không chỉ đối với mỗi học sinh mà còn đối với các bậc phụ huynh.
Thực tế cho thấy, không ít ban trẻ thi đi rồi thi lại, không đỗ lại ôn thi tiếp… cuộc sống dang dở. Họ đã để những năm tháng tuổi trẻ quý báu đi qua và đương nhiên cơ hội tìm việc làm, sự thành công cũng sẽ muộn màng hơn nhiều so với bạn bè đồng trang lứa, đồng thời cũng làm lãng phí thời gian và công sức của cả gia đình.
Đại học vẫn là con đường tốt để phấn đấu, nhưng đó có là cánh cửa duy nhất mở ra thành công?
Vậy, cần chọn trường như thế nào để phù hợp nhất với con em của mình, tránh lãng phí thời gian, tiền của, cả chất xám, năng lực của con em?
Trong thời gian gần đây, các trường đào tạo nghề đang trở thành lựa chọn của đông đảo phụ huynh có con em có học lực trung bình.
Với triết lý đào tạo Thực học – Thực nghiệp, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic hướng tới việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết xuất phát từ thực tế đòi hỏi tại doanh nghiệp.
Ba khối ngành mà FPT Polytechnic đào tạo là Công nghệ thông tin (gồm Thiết kế web và Ứng dụng phần mềm), Kế toán doanh nghiệp và Quản trị kinh doanh (gồm Nhân sự & văn phòng, Marketing & Bán hàng – chuyên ngành này chỉ đào tạo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh) đều là các chuyên ngành đang rất “khát” nhân lực trong xã hội.
FPT Polytechnic đào tạo các chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của xã hội
Hiện FPT Polytechnic đang trong kỳ tuyển sinh đợt 1 khóa 8.3. Thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau sẽ đủ điều kiện trở thành sinh viên của FPT Polytechnic: tốt nghiệp THPT và có điểm tổng kết Toán lớp 12 hoặc điểm Toán thi tốt nghiệp THPT từ 5.5 trở lên hoặc sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học.
Cùng với đợt xét tuyển sớm dành cho các bạn học sinh tốt nghiệp THPT này, FPT Polytechnic cũng triển khai chương trình ưu đãi giảm học phí dành cho tân sinh viên. Hạn nộp hồ sơ là 30/06/2012.
Quý vị phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh đợt 1 khóa 8.3 trên toàn quốc của FPT Polytechnic dưới đây:
Theo VNN
Nỗi lo thi trượt các môn khoa học xã hội
Trong số 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay có 3 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội là Ngữ văn, Ngoại ngữ, Địa lý. Đối với các học sinh học "lệch" và bấy lâu nay vẫn hờ hững, học đối phó với các môn xã hội gặp không ít khó khăn.
Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức mà học sinh đã được học. Nếu việc dạy và học có chất lượng ở tất cả các môn theo số tiết phân phối trong chương trình và các trường tổ chức ôn tập theo đúng hướng dẫn ôn tập của Bộ GD&ĐT đã ban hành thì không có gì phải băn khoăn, lo lắng. Mặc dù vậy, có một thực tế là ở nhiều trường THPT hiện nay, số học sinh theo khối C đang có chiều hướng giảm rõ rệt. Thay vào đó xu hướng theo học các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đang ngày càng tăng.
Theo ý kiến lý giải của nhiều học sinh vì học các môn khoa học tự nhiên có nhiều khối thi, ngành thi, trường thi, cơ hội tìm việc làm sau khi rời giảng đường đại học cũng sẽ lớn hơn, kéo theo nguồn thu nhập cũng sẽ cao hơn...
Qua tìm hiểu ở một số trường THPT được biết, số học sinh theo học chương trình nâng cao các môn khoa học xã hội là rất ít, mỗi khối thường chỉ "vớt vát" được một lớp. Ở nhiều trường, học sinh chủ yếu theo học chương trình cơ bản nhưng đều đăng ký học tự chọn các môn tự nhiên.
Trong số phần lớn học sinh đã lựa chọn khối thi thuộc các môn khoa học tự nhiên đều có tâm lý "thi gì học nấy " và chỉ chú trọng cho kỳ thi đại học. Nhiều học sinh đã tỏ ra lạnh nhạt với các môn khoa học xã hội. Tình trạng học lệch, học tủ diễn ra khá phổ biến.
Đáng lo là hiện tượng này xuất hiện ngay ở các lớp đầu cấp THPT, từ lớp 10, 11 tình trạng phân hóa và "phân biệt đối xử " đối với các môn khoa học xã hội đã diễn ra, biểu hiện của tình trạng này là: học sinh không có động lực và hứng thú trong tiết học các môn xã hội; trong giờ học thiếu tập trung, việc chuẩn bị bài, soạn bài cũng mang tính đối phó bởi đã có sẵn các loại sách tham khảo, học sinh chỉ việc chép theo. Do học đối phó, không chú tâm thu nhận kiến thức, trong các tiết kiểm tra, những học sinh "học lệch" thường tìm đủ mọi cách quay cóp, sử dụng tài liệu, nếu giáo viên coi thi chặt thi đành nộp ... giấy trắng.
Trước thời điểm Bộ GD&ĐT chính thức công bố các môn thi tốt nghiệp, không ít học sinh lớp 12 đã "đoán già đoán non " sẽ không có môn Địa lý trong danh sách các môn thi vì môn Địa lý cũng đã thi năm 2010. Cộng vào đó là tâm lý muốn "dồn sức" cho kỳ thi đại học nên tỏ ra sao nhãng trong việc học các môn xã hội. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố danh sách các môn thi tốt nghiệp mới "giật mình" thì "lỗ hổng" trong kiến thức các môn xã hội đã khá lớn. Việc phát sinh tâm lý băn khoăn, lo lắng cũng là điều dễ hiểu.
Như vậy, thời gian từ nay cho đến khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra không còn nhiều, các trường THPT cần nhanh chóng triển khai việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức các môn thi tốt nghiệp cho học sinh khối 12. Đặc biệt cần dành một khoảng thời gian thích đáng để phụ đạo, bù đắp lượng kiến thức các môn khoa học xã hội bị thiếu hụt ở những học sinh bấy lâu nay vẫn học tủ, học "lệch", thiên về các môn tự nhiên.
Việc ôn tập, dạy phụ đạo cho học sinh cần được giao cho những giáo viên có năng lực, nhiệt huyết đảm nhận. Theo ý kiến của nhiều giáo viên, đề thi các môn xã hội nếu được ra theo hướng tư duy khái quát, tổng hợp sẽ giúp học sinh dễ có điểm hơn. Ngược lại, nếu đề thi ra theo kiểu học thuộc lòng với khối lượng kiến thức lớn sẽ gây khó khăn cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 12, nhất là những học sinh bấy lâu nay vẫn học lệch, xem nhẹ các môn xã hội cần xác định: hiện đang là khoảng thời gian "nước rút", phải có thái độ thực sự nghiêm túc trong việc củng cố lại kiến thức ở các môn khoa học xã hội. Dù khoảng thời gian còn lại là không nhiều nhưng nếu dành thời gian thích đáng và có phương pháp ôn tập phù hợp thì nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong chương trình làm "vốn" chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới không phải là điều quá khó khăn. Với những học sinh lơ là các môn khoa học xã hội bấy lâu nay, lại không nỗ lực ôn tập mà chỉ trông chờ vào "vận may" nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng cầm trên tay giấy báo dự thi đại học mà không thể dự thi bởi không qua được "cửa" của kỳ thi tốt nghiệp đang đến rất gần.
Bùi Minh Tuấn
(Nghệ An)
LTS Dân trí-Nỗi lo thi tốt nghiệp THPT về các môn khoa học xã hội là có thật, nhất là môn học bị coi thường và không ngờ lại có mặt trong kỳ thi năm nay là môn Địa lý.
Tâm lý ít quan tâm học các môn xã hội ngay từ lớp đầu cấp THPT dẫn tới tình trạng có nhiều lỗ hổng kiến thức về các môn này. Đến nay, dù đã muộn, chỉ còn ít ngày nữa là đến kỳ thi tốt nghiệp, những học sinh lớp 12 cần dành thời gian cho việc ôn tập các môn học xã hội, nhất là môn địa lý. Vì thời gian còn ít, phương pháp ôn tập có ý nghĩa quyết định kết quả ôn tập. Cần tranh thủ cơ hội để nghe thầy giáo tổng kết môn học cũng như hướng dẫn cách ôn tập để nắm được những vấn đề cơ bản và những kiến thức chủ yếu nhất của môn học trước khi dự thi tốt nghiệp.
Đây là công việc trước mắt các em học sinh lớp 12 cần tập trung học tập và phấn đấu, bởi chỉ có tốt nghiệp THPT mới có quyền tham dự các kỳ thi đại học và cao đẳng.
Theo Dân Trí
Bạn sẽ thi trường gì? Chọn một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Chọn nghề sai lầm là đặt cho mình một tương lai không vững chắc. Tránh những việc không đúng đắn khi chọn nghề - Chọn nghề theo sự mong muốn, áp đặt của bố, mẹ và người thân. Do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hoặc có mối quan hệ sẵn...