Chọn ngành nghề nào trong thời đại 4.0?
Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2018″ do Báo Báo tổ chức đã chính thức khai mạc tại Đắk Lắk vào sáng 27-1 với nhiều thông tin nóng về ngành nghề, tuyển sinh.
Học sinh TP Buôn Ma Thuột đặt câu hỏi cho ban tư vấn Ảnh: HỒNG ÁNH
Sáng 27-1, chương trình “Đưa trường học đến thí sinh năm 2018″ do Báo phối hợp các sở giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), các trường ĐH, CĐ và được tài trợ bởi Công ty CP Phân bón Bình Điền (tài trợ chính), Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Thương mại và Truyền thông Thời Đại (Sungroup) đã chính thức khai mạc tại Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh – Truyền hình Đắk Lắk.
Đề thi khó, lưu ý kiến thức lớp 11
Hơn 1.500 học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột như Lê Quý Đôn, Phú Xuân, Hồng Đức, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên TP Buôn Ma Thuột, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk… đã có mặt từ sáng sớm, háo hức chờ giờ khai mạc.
Mở đầu chương trình, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên ĐHQG TP HCM, thông tin đến thí sinh nhiều vấn đề nóng về quy chế thi và cách xét tuyển, đặc biệt là những đặc điểm riêng của học sinh tỉnh Đắk Lắk. Đây là căn cứ quan trọng để học sinh có sự lựa chọn chuẩn xác nhất. Theo TS Mai, về cơ bản, kỳ thi năm 2018 vẫn giữ ổn định như năm 2017, thí sinh sẽ làm 5 bài thi, trong đó có 4 bài theo hình thức trắc nghiệm và 1 bài tự luận. Tuy nhiên, điểm mới nhất là đề thi đã có sự thay đổi, bằng chứng là việc công bố đề thi minh họa vừa qua của Bộ GD-ĐT xuất hiện cả kiến thức trong chương trình lớp 11 thay vì chỉ lớp 12 như mọi năm. Cụ thể, chương trình lớp 11 chiếm khoảng 20% đề thi.
TS Thanh Mai cho biết việc xét tốt nghiệp như năm cũ, các địa phương vẫn tổ chức thi. Hiện có 153 mã tổ hợp xét tuyển phổ biến, trong số này, các em hoàn toàn có thể lựa chọn bài thi phù hợp với năng lực. Hiện các trường tuyển sinh ĐH dựa trên 3 phương thức xét tuyển: Kết quả tốt nghiệp THPT dựa tổ hợp 3 môn; điểm học bạ và theo đề án tuyển sinh riêng của trường, kiểm tra năng lực. Những mã phổ biến nhất, trường nào cũng tuyển là A00, B00, A01, C01. TS Thanh Mai cho biết ở Đắk Lắk năm 2017, 3 trường có 80% học sinh thi THPT để xét tuyển vào ĐH là Lê Quý Đôn, Phú Xuân, Hồng Đức.
Trước câu hỏi của thí sinh trong các ngành nghề hiện nay, ngành nào đang cần nhu cầu nhân lực nhiều nhất? Ở khu vực Tây Nguyên thì chọn nghề nào để có việc làm? TS Trần Đình Lý trả lời: Trong những năm sắp tới, nhất là cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm ngành liên quan đến công nghệ thông tin sẽ tăng mạnh, nhiều trường đang tiến hành đào tạo đón đầu. Các ngành nghề về y tế, tư vấn tâm lý cũng ngày càng phát triển. TS Lý cũng cho biết hiện nay ở khu vực Tây Nguyên, nhóm ngành liên quan đến chế biến lâm sản, xuất khẩu là những ngành đang tạo ra nhiều doanh thu. Thế nên, nhóm ngành nông lâm nghiệp, xuất khẩu… tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động tại khu vực này.
Bám sát nhu cầu nhân lực địa phương
Chương trình sáng 27-1 chứng kiến sự quan tâm đặc biệt của thí sinh đối với các trường ĐH, CĐ đóng tại khu vực Tây Nguyên, bằng chứng là hàng loạt câu hỏi đặt ra cho các trường này về hình thức xét tuyển, cơ hội việc làm…
Một thí sinh đặt câu hỏi: Em mê ngành sư phạm nhưng sợ ra trường thất nghiệp. Học CĐ Sư phạm Đắk Lắk ra trường em có thể xin việc ở nơi khác được không? ThS Trịnh Đức Long, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk, giải đáp: “Trường đào tạo đội ngũ giáo viên hệ CĐ các bậc học mầm non, tiểu học, THCS… Trong những năm qua, số lượng sinh viên ra trường ở một số ngành có việc làm khoảng 80% như: giáo dục tiểu học, đặc biệt giáo dục mầm non. Tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội ở tất cả mọi nơi không riêng gì Đắk Lắk. Đối với các ngành sư phạm, sẽ tuyển học sinh hộ khẩu ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông; đối với các ngành ngoài sư phạm, chúng tôi tuyển sinh cả nước và miễn học phí. Trường đào tạo theo tín chỉ, chương trình mở”.
Em Trần Huyền Như, học sinh Trường THPT Phú Xuân, hỏi: Ngành lâm sinh của Trường ĐH Tây Nguyên đầu vào thế nào? Thầy cô tư vấn giúp em học ngành nào hợp với sự phát triển ở Đắk Lắk? TS Đào Xuân Thu, Trường ĐH Tây Nguyên, cho rằng lâm sinh, lâm nghiệp là những ngành mũi nhọn chủ đạo của Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Lĩnh vực này đang được nhà nước phát triển, do đó, sự quan tâm của các em rất hợp lý.
Video đang HOT
“Tôi mong muốn nhiều thí sinh quan tâm hơn nữa về ngành này. Năm 2017, ngành này ở Trường ĐH Tây Nguyên có điểm đầu vào bằng điểm sàn của bộ: 15,5. Sau 4 năm học tập, các em tốt nghiệp sẽ có việc làm tại: Công ty nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường. Dự báo trong tương lai, ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ vươn lên mạnh, rộng mở” – TS Thu nói.
Em Minh Khang, học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, hỏi: Em giỏi vật lý, không giỏi tiếng Anh nhưng thích các ngành liên quan đến cơ khí, khoa học – công nghệ, em định thi khối ngành A00, vậy nên thi ngành nào. PGS-TS Phan Nguyễn Luân Vũ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, tư vấn: Có rất nhiều cơ hội học nhóm ngành liên quan đến cơ khí, công nghệ, điện, xây dựng… Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nếu kém tiếng Anh thì cần tăng cường rèn luyện ngoại ngữ này vì sắp tới, chúng ta sẽ đối mặt cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra toàn thế giới. Để đón đầu cơ hội, các em có thể theo học các nhóm về khoa học, công nghệ, kỹ thuật công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu, kết nối vạn vật. Ngoài ra, các em không những giỏi về khoa học mà còn có kỹ năng về tư duy phản biện, làm việc nhóm…
Băn khoăn về ngành sư phạm
Nhiều thí sinh đặt câu hỏi về ngành sư phạm, nhất là những biến động về điểm ở khối trường này trong thời gian gần đây. Ban tư vấn đã nhận được nhiều câu hỏi của thí sinh như: Năm nay em nghe nói thi vào các trường sư phạm rất khó, mục đích là để chọn những thí sinh thật giỏi để vào học sư phạm. Vậy điểm xét tuyển vào trường có cao không?
ThS Lê Phan Quốc, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng có nhiều ý kiến lâu nay cho rằng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, ý nói là điểm vào trường sư phạm rất thấp. Tuy nhiên, đến tận năm ngoái, điểm xét tuyển vào trường vẫn ở mức cao, nhất là các ngành sư phạm toán, lý, hóa.
Còn năm nay, phương án tuyển sinh của trường vẫn theo phương án cũ, tức là xét dựa theo điểm của kỳ thi THPT quốc gia và các tổ hợp xét tuyển truyền thống. Trường sẽ xét theo mức điểm từ cao trở xuống đến khi đủ chỉ tiêu. Cho nên, mức điểm cao hay thấp phụ thuộc vào số hồ sơ nộp xét tuyển vào trường chứ không phải bỗng dưng trường quyết định điểm cao hay thấp để chọn thí sinh.
Hôm nay “Đưa trường học đến thí sinh” tại Gia Lai
Vào lúc 8 giờ ngày 28-1, chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” sẽ tiếp tục diễn ra tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai).
Ban tư vấn chương trình gồm có TS Lê Thị Thanh Mai – Trưởng Ban Công tác sinh viên ĐHQG TP HCM, TS Trần Cao Bảo – Trưởng Ban Giảng viên Phân hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tại Gia Lai, TS Phan Ngọc Minh – Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, ThS Nguyễn Thị Kim Phụng – Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Trường ĐH Tài chính – Marketing, ThS Phan Lê Quốc – Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM, TS Đào Xuân Thu – Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Tây Nguyên, PGS-TS Trương Nguyễn Luân Vũ – Phó trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ThS Võ Hoàng Sơn – Trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Buôn Ma Thuột, ThS Nguyễn Ngọc Thạch – Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn và đại diện Trường CĐ Sư phạm Gia Lai.
Theo NLĐ
Đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đảm bảo độ phân hóa cao
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018.
Đề thi minh họa Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đảm bảo độ phân hóa cao. Ảnh minh họa: Quý Trung - TTXVN
Ngay khi có đề thi tham khảo, nhiều trường Trung học Phổ thông đã cho học sinh thử sức làm đề. Các giáo viên và học sinh đều cho rằng, đề tham khảo vẫn giữ tính ổn định về thời gian, bố cục so với đề thi năm trước. Đây sẽ là điểm thuận lợi để giáo viên, học sinh ôn tập và rút kinh nghiệm từ kỳ thi năm 2017.
Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 20- 30%
Điểm khác biệt rõ nét ở đề thi tham khảo năm nay ở tất cả các môn là có thêm kiến thức lớp 11, chiếm khoảng 20 -30%. Điều này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố từ đầu năm học nên giáo viên, học sinh đều không bất ngờ, yên tâm ôn tập. Bên cạnh đó, giáo viên, học sinh lớp 12 ghi nhận: So với năm 2017, độ khó của đề đã tăng lên. Tỷ lệ câu hỏi phân loại thí sinh phân bố đều trong đề và nhiều hơn. Điều này sẽ góp phần hạn chế hiện tượng "mưa" điểm cao như kỳ thi năm 2017.
Nhận xét về đề thi môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: Về cơ bản, cấu trúc đề thi vẫn giữ nguyên như năm 2017, không có thay đổi về thời gian cũng như phân bố quỹ điểm, chỉ khác là có thêm kiến thức lớp 11 ở câu nghị luận văn học. Đây là dạng đề quen thuộc với học sinh. Nếu người ra đề chọn được vấn đề hay, hấp dẫn sẽ tạo được sự hứng thú cho học sinh.
Cô Phạm Thị Thu Phương, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đánh giá, đề minh họa môn Ngữ văn là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao hơn các năm trước.
Vì vậy, học sinh cần cố gắng rất nhiều mới có thể đạt điểm khá, giỏi. Bên cạnh đó, kiến thức lớp 11 chiếm 30% trong câu nghị luận văn học. Học sinh muốn làm tốt đề này không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản, thành thạo kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.
Đánh giá về đề thi môn Toán, thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên Hệ thống giáo dục trực tuyến 24.7 : Đề thi minh họa năm nay bao gồm kiến thức sâu và rộng hơn kiến thức năm trước vì bao gồm cả kiến thức lớp 11- 12. Đề thi không chỉ có bài tập vận dụng mà còn nhiều câu hỏi lý thuyết, ứng dụng thực tế.
Nội dung thi được chia đều, hỏi rất chi tiết, sâu sắc với nhiều ý tưởng lẫn kiến thức khác nhau. Đặc biệt, đề thi có những dạng bài mới, chưa từng xuất hiện trong đề thi của những năm trước.
Với môn Vật lý, thầy Phạm Quốc Toản, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: Đề gồm 40 câu hỏi chủ yếu nội dung kiến thức lớp 12 (34 câu, chiếm 85%) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (6 câu, chiếm 15%).
Trong đó, khoảng 60% kiến thức cơ bản và 40% câu hỏi mang tính phân loại. Một số câu hỏi mang tính phân loại cao, khai thác tư duy Vật lý sâu sắc như kiến thức liên quan đến thực tiễn, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị. Các câu hỏi phân loại chủ yếu bằng tư duy Vật lý, các câu nặng về mặt toán học không còn xuất hiện trong đề năm nay.
Về môn Sinh học, cô Hồ Thanh Thúy, Trường Trung học Phổ thông Thanh Bình 1 (Đồng Tháp) cho biết: Đê thi tham khảo môn Sinh học gôm 40 câu hoi, chu yêu la chương trinh sinh hoc 12. Đây la môt đôi mơi trong câu truc cua đê thi năm nay nhăm mơ rông pham vi kiêm tra đanh gia vê kiên thưc sinh hoc đôi vơi hoc sinh.
Nôi dung đê thi mang tinh khoa hoc, chinh xac, hoan toan năm trong phân giao nhau cua sach giao khoa cơ ban, sach giao khoa nâng cao va chương trinh giao duc thương xuyên. Nhưng nôi dung giam tai không đươc đưa vao trong đê thi, bên canh cac câu hoi ly thuyêt, câu hoi bai tâp vân dung, đê thi con co câu hoi theo hương vân dung thưc hanh, vi du như câu 93.
Cac câu hoi Sinh học thuôc 4 câp đô khac nhau: nhân biêt, thông hiêu, vân dung thâp va vân dung cao. Nhom câu hoi vân dung yêu câu hoc sinh vân dung kiên thưc kỹ năng đê giai quyêt nhưng vân đê thưc tiên trong đơi sông như tai nguyên thiên nhiên.
Cac câu hoi vân dung thâp yêu câu hoc sinh vân dung kiên trong môt sô bai hoăc trong môt chương đê giai quyêt, câu hoi thuôc vân dung cao la đươc thiêt kê theo hương mơ, hoc sinh phai vân dung kiên thưc trong nhiêu chương, phai vân dung nhiêu kỹ năng khac nhau đê giai quyêt. Đôi vơi môi câu hoi, lơi dân ro rang, mach lac, cac phương an tra lơi tương minh, đảm bảo tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh, kiểm tra kiến thức kỹ năng toàn diện, khái quát.
Cô Lê Thị Thu, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nhận định về đề thi minh họa môn Lịch sử năm nay được xây dựng theo ma trận đề hợp lý, bám sát chương trình học và các mức độ nhận thức. Nội dung cơ bản được trải đều trong các chủ đề lịch sử, xoáy vào những vấn đề trọng tâm nhất. Kiến thức lớp 11 tương đối cơ bản, nếu học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản sẽ giải quyết dễ dàng.
Học sinh cần có kế hoạch ôn tập khoa học, hợp lý
Việc đưa kiến thức lớp 11 vào đề thi năm nay, tuy với số lượng không nhiều nhưng học sinh lớp 12 vẫn bày tỏ lo lắng, vì khối lượng kiến thức trải rộng, học sinh sẽ phải ôn tập kỹ lưỡng hơn để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới.
Em Nguyễn Minh Lý, học sinh Trường Trung học Phổ thông Việt Đức (Hà Nội) : Đề tham khảo có khá nhiều câu phân loại học sinh. Tuy nhiên, những nội dung này vẫn nằm trong chương trình được thầy cô ôn tập nên cũng không phải là trở ngại lớn. Với các câu hỏi nằm trong phần kiến thức lớp 11, chúng em vẫn cần đầu tư nhiều thời gian để ôn tập lại.
Em Lê Hương Uyên, học sinh Trường Trung học Phổ thông Việt Đức (Hà Nội) cũng cho biết không bị bất ngờ về nội dung kiến thức lớp 11 trong đề thi minh họa vì đã được thông báo từ đầu năm học. Mặc dù vậy, em vẫn không khỏi lo lắng vì khối lượng kiến thức ôn tập khá lớn và đề thi năm nay có mức độ khó tăng lên so với năm trước.
Lưu ý về việc ôn tập của học sinh, cô Lê Thị Thu, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) : Năm 2018 là năm đầu tiên trong nội dung thi bao gồm cả chương trình lớp 11 và 12. Rất nhiều học sinh đang lo lắng chưa biết đề thi chính thức có khó không, nội dung thi được đặt trọng tâm vào phần kiến thức như thế nào.
Đề thi minh họa lần này đã giúp các em bớt hoang mang và đề ra chiến thuật ôn thi khoa học, hợp lý nhất. Các em học sinh cần phân bổ thời gian ôn tập khoa học hơn, nhất là những vấn đề trọng tâm và khó, cần lập bảng biểu, vẽ sơ đồ tư duy, vẽ sơ đồ tiến trình lịch sử.
Các thầy cô giáo cũng cho rằng: Phần quan trọng không kém là học sinh cần phân bố thời gian hợp lý để làm bài. Thời gian luôn tỷ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Với môn Ngữ văn, phần đọc hiểu cần dành 20 phút để làm; câu 1 phần làm văn cần dùng 20 phút và còn lại câu nghị luận văn học nền dành cho 80 phút. Phân bố thời gian hợp lý cũng là một trong những bí quyết để làm bài tốt.
Theo thầy Nguyễn Quốc Chí, giáo viên Hệ thống giáo dục trực tuyến 24.7 để có thể làm bài tốt, học sinh cần nắm vững kiến thức cả lớp 11 và 12 nhưng phần lớn vẫn là kiến thức lớp 12. Học sinh muốn giành điểm cao cần tập trung suy nghĩ cho những câu vận dụng cao. Điều quan trọng là các em phải giữ được bình tĩnh, suy nghĩ sáng suốt khi làm bài, không được để bản thân quá áp lực dẫn đến việc làm bài không tốt.
Như vậy, sau khi đề thi minh họa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, các thầy cô giáo và học sinh lớp 12 trên cả nước đã có được hướng ôn tập sát với nội dung thi và lựa chọn phân bố thời gian ôn tập cho hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho các sĩ tử tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018
Theo Bnews.vn
Ban hành Danh mục ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và khó tuyển sinh Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, nhằm hỗ trợ và góp phần thu hút người học vào học nghề, nhất là đối với những lĩnh vực ngành, nghề học có tính chất đặc thù, ngành nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và xã hội. Bộ Lao động -...