Chọn ngành nào khi trắc nghiệm thuộc nhóm C?
Khi làm trắc nghiệm ngành nghề, thí sinh thuộc nhóm C (ngành kế toán, kiểm toán…) có nhiều băn khoăn không biết mình có phù hợp hay không?
Thí sinh tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2012. Ảnh Lê Hiếu.
- Em đang hoang mang vì không biết thi ngành nào! Khi làm trắc nghiệm ngành nghề thì em thuộc nhóm C (ngành kế toán, kiểm toán…). Đó là những ngành hiện nay đang rất thừa nhân lực mà em thì cũng không thích những ngành này. Năm trước em thi ngành quản lý nhà hàng khách sạn (theo sở thích). Cho em hỏi thêm về ngành quản lý công nghiệp có phải làm việc nhiều với máy móc không (em không thích máy móc cho lắm)? Em thuộc nhóm Ckhông biết có hợp với 2 ngành trên hay không? – độc giả Lê Huệ ở email letrihue@gmail.com.
Thầy Trần Từ Duy : Thường trực Ban Tư vấn hướng nghiệp ĐHQG TP.HCM:
Chào em, những người thuộc nhóm “sở thích nghề nghiệp” C (Conventional) thường có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng. Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về hành chính, quản trị văn phòng, kế toán, kiểm toán, thư ký, thống kê, thanh tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên …
Video đang HOT
Còn công việc em thích là quản lý nhà hàng khách sạn thuộc nhóm sở thích E (Enterprise). Nhiều bạn trẻ hiện nay chọn nghề nghiệp bạn bè, theo sự thành công của người thân, chọn lựa của ba mẹ, chưa có sự tìm hiểu hết đặc điểm, yêu cầu của nghề đó. Lòng tự tin (từ sở thích cảm tính) có thể thôi thúc bạn khi chọn nghề. Nhưng khi học nghề và hành nghề sau này, lòng tự tin không còn phụ thuộc vào sở thích như trước, mà phụ thuộc vào năng lực và đặc biệt phụ thuộc vào tính cách của bạn. Sở thích chỉ tạm thời, dễ thay đổi tùy hứng, còn tính cách thì hầu như rất khó thay đổi.
Đã có rất nhiều bạn sau khi chọn nghề theo sở thích cảm tính đã không trụ được với nghề, phải đổi nghề, đi học lại.
Với trường hợp cụ thể của em, em hãy tìm hiểu kỹ đặc điểm công việc của các ngành nghề mình lựa chọn, hiểu những yêu cầu của công việc, môi trường làm việc, khả năng thăng tiến xem có phù hợp với mình không. Từ đó, hãy chọn một ngành nghề phù hợp với cả sở thích và năng lực của bản thân mình.
Còn về ngành Quản lý công nghiệp, mục tiêu đào tạo người học có kỹ năng chuyên môn về quản lý trong môi trường công nghiệp, có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật, có khả năng tự cập nhật những kiến thức mới và quan trọng hơn nữa là có đủ hành trang và bản lĩnh để đối phó với mọi thử thách của cuộc sống và thành đạt trong sự nghiệp của mỗi cá nhân.
Chương trình đào tạo cử nhân Quản lý công nghiệp tại ĐH Bách khoa ĐHQG TP.HCM bao gồm 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh và Quản lý công nghiệp nhằm cung ứng cho xã hội các công dân đủ tri thức để lao động trí óc, có ý thức đạo đức và trách nhiệm xã hội, khả năng vận hành và quản lý hệ thống, đáp ứng được nhu cầu trung và dài hạn của tổ chức trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chúc em lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của mình.
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
Hàng loạt ngành, nghề 'khát' nhân lực
Những nghề thuộc nhóm ngành Cơ khí, Điện, Hóa chất, Kỹ thuật nông lâm nghiệp, Kỹ thuật thủy sản, Công nghệ địa chất - Vật lý, Toán, Thống kê, Công nghệ sinh học, Xã hội học.....vẫn có nhu cầu rất lớn.
Thí sinh ĐH nên xác định rõ sở thích, khả năng của mình trước khi đăng ký dự thi.
Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, những nghề đang cần và còn thiếu nhiều nhân lực trong năm 2013 gồm Công nghệ thông tin, Điện tử công nghiệp, Chế biến thực phẩm, Hàn công nghệ cao, Thiết kế đồ họa, Tạo mẫu và vẽ thiết kế trên máy tính...Công nghệ ô tô, cơ khí (tiện, phay, bào, hàn), Công nghệ thông tin, điện tử, thiết kế thời trang (vẽ mỹ thuật, hình họa, ký họa, thiết kế áo đầm, thiết kế rập, thời trang trẻ em, áo dài...), Nhà hàng khách sạn và các nghề lái xe, điện lạnh, thẩm mỹ...
Ông Trần Anh Tuấn Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, mặc dù lượng nhu cầu cho các ngành nghề vẫn còn cao nhưng chỉ có khoảng 80% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ, trung cấp, sơ cấp nghề tìm được việc làm. 20% còn lại tìm việc rất khó khăn.
"Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển, 50% thật sự ổn định. Đặc biệt kỹ năng mềm là yêu cầu nhiều sinh viên, học sinh chưa đáp ứng được" - lời ông Tuấn.
Qua nhiều cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học, việc sinh viên tốt nghiệp ĐH không tìm được việc vẫn còn khá phổ biến.
Tỷ lệ nhu cầu nhận lực của TPHCM giai đoạn 2012- 2015
Vì vậy, SV muốn có được việc làm sau khi tốt nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau: xu hướng việc làm của thị trường lao động; định hướng về sở thích, sở trường nghề nghiệp. Các quy định thi tuyển, xét tuyển Đh, CĐ, trung cấp, dạy nghề; chọn ngành, chọn trường phù hợp năng lực học và điều kiện kinh tế gia đình...
Học sinh không nên quyết tâm vào ĐH bằng mọi giá, tránh tình trạng khi vào học hoặc học xong ĐH có chán nản vì không đúng ngành nghề yêu thích. Trường hợp chọn trường tại chức thì vẫn có thể học liên thông (CĐ là 1,5 năm, ĐH là 3 năm) và cơ hội việc làm rất lớn.
"Hiện nay, nhiều cơ quan, doanh nghiệp tuyển người có trình độ ĐH chỉ khoảng 10-12 %, còn hệ tại chức và CĐ tuyển rất nhiều. Phụ huynh cũng không nên có những định kiến, tâm lý trọng bằng cấp bắt ép con em vào ĐH mà bỏ qua các trường dạy nghề" - ông Tuấn cho biết.
Theo Lê Huyền - VietNamNet
Chọn nghề: cả thầy lẫn trò băn khoăn "Em thích làm lãnh đạo thì nên học ngành nào?", "Điển trai là lợi thế của em. Nếu muốn trở thành diễn viên nổi tiếng thì em cần phải rèn luyện những gì?", "Em là nam có hợp với ngành... phụ sản không?"... Đó là những câu hỏi đặt ra cho ban tư vấn chương trình tổ chức chiều 12/1 tại Trường THPT...