Chọn ngành học là đầu tư cho tương lai: Chọn yêu thích hay ‘hot’?
Không ít học sinh lớp 12 không biết phải lựa chọn ngành nghề như thế nào. Họ phân vân giữa chọn nghề ‘hot’ để học hay theo đuổi nghề mà bản thân yêu thích.
Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên, một trong những hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinhẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Muốn học nghề yêu thích mà ngành kia “hot” hơn !
Một khảo sát nhỏ của người viết dành cho 12 học sinh (HS) THPT ở Q.3, TP.HCM cho thấy không ít HS lựa chọn ngành nghề theo kiểu tùy hứng.
Quang Khải, HS Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết: “Em thấy ngành công nghệ thông tin rất “hot”, nên cuối năm 11 em muốn học ngành ấy. Nhưng giờ thấy ngành tâm lý có vẻ “hot” hơn nên em đang lựa chọn lại”. Hỏi Khải thực sự yêu thích ngành nghề nào, thì câu trả lời lại là: “Em đam mê những ngành liên quan kinh tế”.
Không ít HS cũng tương tự như Khải. Khả Di, HS Trường THPT Marie Curie, kể: “Bản thân muốn học ngành luật thương mại quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương. Nhưng gia đình lại hướng học ngành răng hàm mặt của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tuy nhiên, hai ngành này có vẻ không nằm trong tốp các ngành “hot” trong thời gian tới, không được săn đón nhiều trong thời 4.0 nên chẳng biết phải chọn ngành nào”.
Bên cạnh việc lựa chọn ngành nghề vì cho rằng ngành “hot” thì có những HS chỉ muốn được học ĐH cùng bạn bè THPT, thế nên chọn nghề theo… quyết định của bạn bè.
Video đang HOT
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, giảng viên Học viện Cán bộ TP.HCM, cho rằng đây là câu chuyện khá phổ biến hiện nay. “Tuy nhiên, HS cần hiểu rằng mỗi người là một cá thể độc nhất với những tính cách, năng lực, sở trường hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, hãy bình tĩnh ngẫm lại những thế mạnh, ưu điểm, những khuyết điểm của bản thân, kết hợp làm những bài kiểm tra tính cách, năng lực, nhờ bạn bè, thầy cô, ba mẹ… nhận xét về những điểm mạnh và yếu. Từ đó các em sẽ có một cái nhìn khách quan nhất về bản thân. Đối chiếu với những yêu cầu của ngành để có thể chọn cho mình một “bến đỗ” phù hợp nhất”, ông An hướng dẫn.
Ba đỉnh tam giác lựa chọn ngành nghề
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An cho rằng HS hãy tưởng tượng giống một chiếc chảo, ngành nghề HS học là một chiếc bếp điện từ. Nếu chất liệu của chảo không phù hợp thì là sẽ không thể hấp thụ được “từ trường” do bếp phát ra và chắc chắn là sẽ vô dụng mặc dù bếp có “hot” như thế nào.
“Việc chọn một ngành nghề quá “hot”, nhưng bản thân không có đủ tố chất để chịu được độ “hot” đó thì chắc chắn kết quả sẽ không thể tốt đẹp. Thêm một yếu tố nữa để các bạn cân nhắc, liệu ngành nghề bạn đang cho là “hot” ở hiện tại, 4 năm nữa sau khi ra trường liệu có còn “hot”, hay sẽ trở nên quá tải? Coi chừng ngành “hot” sẽ mau “lạnh” và “đông cứng” việc làm”, ông An nói.
Ông An : “Ba đỉnh trong tam giác chọn nghề gồm có: Năng lực bản thân – đam mê, sở thích bản thân – yêu cầu, nhu cầu của xã hội. Nếu một trong ba đỉnh của tam giác đó bị chênh thì rất có nguy cơ bạn sẽ khó theo được đến cùng, hoặc sau này ra làm việc rất khó thăng tiến và chạm đến đỉnh cao nghề nghiệp. Không có ngành nghề “hot”, chỉ có con người “hot” mà thôi”.
Coi chừng sai một li, đi một dặm
Còn theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), có hàng ngàn bạn trẻ trượt dài cả cuộc đời và sống trong chán nản chỉ vì chọn sai bước đi đầu tiên. Chọn nhầm ngành nghề đúng nghĩa là “sai một li, đi một dặm”.
“Chọn sai nghề, học sai ngành làm lãng phí công sức đào tạo của nhà trường, lãng phí nguồn lực của xã hội, mệt mỏi cho cha mẹ và đau khổ nhất chính là HS”, ông Hiếu nhận định. Theo ông Hiếu, cuối năm lớp 11, HS phải có quyết định về nghề nghiệp để năm lớp 12 định hướng cho việc ôn luyện và tìm trường.
Ông An thì cho rằng việc chọn nghề cũng giống như chọn vợ, chồng. Bởi có thể sẽ phải sống với ngành nghề đó suốt cả đời. Chọn sai “vợ hoặc chồng” thì có rất nhiều hậu quả. Vì thế, hãy suy nghĩ và chọn lựa thật kỹ từ hôm nay. Tận dụng các thông tin đã tìm hiểu, so sánh, đối chiếu thật cặn kẽ để có những lựa chọn phù hợp. Đừng để sống một cuộc đời “giá như”.
Theo TNO
Hà Nội chuẩn bị cho thi THPT quốc gia 2018: Thi thử nghiêm túc như thi thật
Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức đợt kiểm tra, khảo sát cho học sinh lớp 12 trên toàn thành phố trong các ngày 14 đến 17-3, nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Năm nay, Hà Nội tiếp tục khảo sát học sinh lớp 12 trên toàn TP để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
Ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Đợt kiểm tra khảo sát này sẽ tập huấn cho học sinh kĩ năng khi làm bài, đặc biệt là kĩ năng làm bài theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Các thầy cô cũng đồng thời hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, tránh học tủ, học vẹt, dành nhiều thời gian cho việc tự học. Qua đó, tránh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.
Các trường, các trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch tập huấn cho tất cả giáo viên dạy các môn thi THPT quốc gia về dạy học, kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn học sinh, học viên làm quen với hình thức thi trắc nghiệm khách quan.
Có thể mời các chuyên gia hoặc giáo viên đã tham gia tập huấn để làm báo cáo viên. Thực hiện dạy đúng và đủ chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình đã quy định.
Các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức cho giáo viên thảo luận để đưa ra các phương án giảng dạy phù hợp với học sinh, bám sát bộ đề thi tham khảo kì thi THPT quốc gia năm 2018 do Bộ GD&ĐT ban hành.
Trong 4 ngày từ 14 đến 17-3-2018, học sinh lớp 12 trên địa bàn toàn thành phố sẽ làm bài kiểm tra khảo sát với hình thức giống với kì thi THPT quốc gia, trong đó có 1 buổi phổ biến quy chế thi và 5 buổi làm các bài thi: Ngữ văn, Toán, KHTN, Tiếng Anh, KHXH.
Sở GD&ĐT sẽ ra đề chung, tổ chức kiểm tra khảo sát cho học sinh lớp 12 THPT và GDTX trên toàn thành phố. Mỗi học sinh dự kiểm tra 4 bài, trong đó có 3 bài kiểm tra bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và 1 bài kiểm tra tự chọn KHTN (tổ hợp các môn vật lý, hóa học, sinh học) hoặc KHXH (tổ hợp các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân).
Riêng học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 bài, trong đó có 2 bài bắt buộc (toán, ngữ văn) và một bài tự chọn KHTN (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc KHXH (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).
Môn ngữ văn kiểm tra theo hình thức tự luận, các bài kiểm tra còn lại kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.
Việc tổ chức coi thi, chấm khảo sát được yêu cầu thực hiện nghiêm túc, đúng theo quy chế Kỳ thi THPT quốc gia. Bài khảo sát được rọc phách, chấm tập trung theo đơn vị Cụm, bảo đảm chính xác, khách quan. Sở GD&ĐT cho biết sẽ thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện in sao đề, chấm khảo sát, tổ chức chấm thẩm định.
Mấy năm gần đây, Hà Nội đều tổ chức khảo sát tổng thể học sinh trên toàn TP, một kỳ thi "thử sức", "làm quen" nhưng nghiêm túc như thi thật, để các em không bỡ ngỡ khi bước vào thi chính thức.
Theo Phapluatxahoi.vn
Không nên học chỉ vì bằng cấp Theo thống kê của Công ty tuyển dụng Navigos Search, số sinh viên tốt nghiệp từ trường đại học không có việc làm cao gấp 5 lần học viên trường nghề. ảnh minh họa Vào cuối tháng 3 tới, các học sinh lớp 12 sẽ nộp nguyện vọng vào các trường cao đẳng và đại học. Hiện nay, các em đang băn khoăn...