Chọn ngành học cho trúng
Những ngày này, học sinh lớp 12 trên cả nước đang ráo riết ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và đứng trước lựa chọn ngành học khi đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ảnh minh họa
Học ngành gì để ra trường dễ xin việc đang là trăn trở của cả phụ huynh và học sinh. Bởi đã qua rồi cái thời chọn ngành, chọn nghề theo phong trào mà không căn cứ vào sở thích, năng khiếu cũng như điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình.
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, khối ngành Toán tin, Toán ứng dụng là những ngành cần trong nhiều lĩnh vực chuyển đổi số. Đây cũng là những ngành được nhiều trường ĐH đào tạo. Riêng trong khối ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có những chuyên ngành như: Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng… rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số.
PGS. TS Trần Trung Kiên lưu ý: Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lĩnh vực xã hội nên không có nghĩa chỉ làm việc ở các cơ sở chuyên về CNTT mới cần thiết với mục tiêu chuyển đổi số. Mỗi ngành nghề có những đòi hỏi mang tính đặc thù trong mục tiêu chuyển đổi số, dó đó cần có hiểu biết kiến thức chuyên ngành.
PGS. TS Phạm Văn Thuần, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Hàng Hải Việt Nam) chia sẻ, nếu bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với CMCN 4.0 thì năm 2021 được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển… Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho học sinh chọn trường, chọn nghề.
Video đang HOT
Một vài năm trở lại đây, ngành học logistics được mở ra ở nhiều trường ĐH. Giúp các bạn trẻ rõ hơn về ngành học này, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo- ĐH Ngoại thương cho biết, logistics là ngành hậu cần. Quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng rất phức tạp. Với nền kinh tế áp dụng công nghệ, ngành này giúp cung ứng hàng hóa trên thế giới thuận lợi hơn. Các trường hiện lồng ghép với các chứng chỉ quốc tế để các học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra, có thể làm việc tại các công ty có quy mô lớn.
Sự lựa chọn của học trò lớp 12 trước ngưỡng cửa vào đời không hề đơn giản. Ngành học mới mở thì nhiều, nhưng thực tế, không phải học sinh nào cũng đam mê hoặc có khả năng theo đuổi những ngành nghề “hot”, dễ xin việc, thu nhập cao…
Theo các chuyên gia tuyển sinh, mỗi ngành nghề đòi hỏi những tố chất nhất định phù hợp với đặc thù công việc. Do đó sự định hướng, tư vấn từ gia đình, nhà trường sẽ giúp các em rất nhiều trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và quá trình lựa chọn ngành nghề. Lựa chọn đúng, cơ hội sẽ rộng mở nhưng lựa chọn chưa chuẩn, các em sẽ lãng phí công sức và tiền bạc, thậm chí cả tuổi trẻ…
Qua các mùa tuyển sinh gần đây, còn một thực tế khác tồn tại là nhiều trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu, nhưng cũng còn nhiều thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn trở lên mà vẫn không trúng tuyển vào ĐH. Thí sinh chọn lựa ngành học theo thực tế xã hội, theo số đông khiến bên cạnh những ngành thời thượng thu hút người học vẫn có một số ngành học dù rất cần thiết cho xã hội nhưng không tuyển sinh được.
Hẳn không phải vì thí sinh không đủ năng lực để vào ĐH, mà chính là các em chưa lượng được sức mình để chọn ngành cho phù hợp. Vì vậy trước khi đăng ký chọn ngành, chọn trường các em nên tìm hiểu kỹ về Đề án tuyển sinh trên trang website của từng trường. Từ đó sẽ có bức tranh rõ nét hơn về ngành học nào đang thiếu hụt và ngành nào đang dư thừa.
Tuyển sinh 2021: Học ngành nào để phù hợp với bối cảnh chuyển đối số?
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, học ngành nào là phù hợp?
Mùa tuyển sinh 2021 đang đến gần, các thí sinh lớp 12 ngoài việc gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi còn đặc biệt quan tâm tới chọn ngành, chọn nghề. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều hiện nay ở tất cả các lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến các thí sinh.
"Trong bối cảnh chuyển đổi số, ngành nào là cần thiết?", là câu hỏi được nhiều thí sinh trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề đặc biệt lưu tâm.
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, khối ngành toán tin, toán ứng dụng là những ngành cần cho việc chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực chuyển đổi số. Đây cũng là những ngành được nhiều trường đại học đào tạo. Riêng trong khối ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành như khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, an ninh mạng... rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số.
PGS.TS Trần Trung Kiên cũng lưu ý chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lĩnh vực xã hội nên không có nghĩa chỉ làm việc ở các cơ sở chuyên về công nghệ thông tin mới cần thiết với mục tiêu chuyển đổi số. Ở mỗi ngành nghề cần phải có hiểu biết kiến thức chuyên ngành, những đòi hỏi mang tính đặc thù của mỗi ngành nghề với mục tiêu chuyển đổi số.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho hay, quy định về tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vẫn tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho thí sinh. Theo đó, thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng khác nhau và được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng như căn cứ vào phương thức tuyển sinh do các trường công bố.
Những vấn đề thời sự đang diễn ra trong xã hội sẽ tác động đếu những điều chỉnh về ngành đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo năm nay cũng sẽ chọn kết hợp nhiều phương thức tuyển sinh đa dạng.
Còn PGS.TS Phạm Văn Thuần, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Hàng Hải Việt Nam, chia sẻ nếu như bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 thì bức tranh năm 2021 tới đây được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển... Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho các học sinh trong việc chọn trường, chọn nghề.
Điểm IELTS như vé gửi xe
Việc chuẩn bị chứng chỉ ngoại ngữ, nhất là chứng chỉ IELTS hay TOEFL để tham gia xét tuyển sinh cũng được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, có điểm IELTS chưa chắc đã đỗ mà thí sinh phải lưu ý trong đề án tuyển sinh của các trường ĐH ngoài IELTS ra còn điều kiện khác không.
"Điểm IELTS như vé gửi xe thôi, còn các điều kiện khác thì mới bước vào được trường" - bà Phương nêu ví dụ về tình hình tuyển sinh với sự đa dạng hóa các phương thức xét tuyển của nhiều trường đại học hiện nay.
Trong khi đó, xét tuyển thẳng với chứng chỉ ngoại ngữ cũng được trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện thời gian gần đây. Năm 2021, trường dự kiến vẫn giữ phương thức này. Tuy nhiên, thí sinh phải đặc biệt chú ý điều kiện đi kèm.
Đó là xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên, cụ thể như sau: Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành / chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của Trường.
Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển; Xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương).
Như vậy, với chứng chỉ IELTS, thí sinh phải đạt 6.5 trở lên (hoặc tương đương) và chỉ được xét tuyển thẳng vào 2 ngành là Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý. Điều kiện đi kèm nữa là điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT phải đạt từ 8.0 trở lên.
Bí kíp chọn ngành học trong công cuộc chuyển đổi số Mùa tuyển sinh 2021 đang đến gần, học sinh lớp 12 ngoài việc gấp rút ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi còn đặc biệt quan tâm tới chọn ngành, chọn nghề. Trong đó, câu chuyện chuyển đổi số đang được nhắc đến nhiều ở tất cả lĩnh vực đã tác động trực tiếp đến sự lựa chọn này. Học sinh cần...